45 năm giải phóng Kon Tum: Sức sống mới trên vùng chiến địa Sa Thầy

VOV.VN - Từ vùng chiến địa đầy rẫy bom mìn, chất độc hóa học, 45 năm sau chiến tranh, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum vẫn tràn đầy sức sống bởi màu xanh cây trái.

Ngày 16/3, đúng ngày này cách đây 45 năm tỉnh Kon Tum được giải phóng. Trong suốt 45 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Kon Tum đã phát huy tinh thần đoàn kết, đồng lòng, chung sức xây dựng quê hương ngày càng no ấm, phát triển.

Đường tới trung tâm huyện Sa Thầy.

Năm nào cũng vậy cứ gần đến ngày giải phóng tỉnh Kon Tum, cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Hưng, nhà ở thôn 4, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy lại dành một ngày đi thăm những nơi từng là chiến địa ác liệt trong chiến tranh.

Ở tuổi 71 nhưng ông Nguyễn Ngọc Hưng còn rất khỏe mạnh và linh hoạt. Với chiếc xe máy, chỉ trong buổi sáng ông đã dạo một vòng từ điểm cao 995 Chư Tan Kra, qua sân bay dã chiến Kleng, rồi hướng tới điểm cao 1015 (Charlie) và 1049 (Delta). Đây là các địa danh lịch sử, ghi dấu những trận đánh oai hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trên vùng đất Sa Thầy.

Ông Nguyễn Ngọc Hưng vui vẻ cho biết, mỗi tháng gia đình ông thu nhập khoảng 45 triệu đồng từ việc khai thác mủ 10ha cao su. Kinh tế gia đình dư giả, ông đi là để thăm lại những người đồng chí, đồng đội của mình còn nằm lại chiến trường và cũng là để tự hào về những đổi thay tươi mới ở vùng chiến địa năm xưa.

“Sau chiến tranh đến bây giờ khác nhiều lắm. Trước đây đường đi không có, còn bây giờ có khác gì đường thành phố đâu. Đời sống nhân dân tốt nhất từ năm 2001 về đây. Cuộc sống nhân dân ổn định, khí thế, phấn khởi hơn" - ông Hưng chia sẻ.

Ghi dấu chiến thắng Kleng.    

Từ một địa phương ngõ cụt giáp nước bạn Campuchia với trên 42.000 dân, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 57%; huyện có 11 xã thì có tới 7 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Những năm gần đây nhờ khai thác, phát huy tốt các nguồn lực huyện Sa Thầy đã có sự bứt phá ngoạn mục. Đến cuối năm 2019 thu nhập bình quân đầu người của địa phương đạt gần 38 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 14%. Huyện đã có 2 xã Sa Sơn và Sa Nhơn đạt chuẩn nông thôn mới. Thị trấn Sa Thầy nhỏ bé ngày nào, trong chiến tranh có sân bay dã chiến Kleng là địa bàn giằng co ác liệt giữa ta và địch giờ đã mang vóc dáng đô thị với 11.000 dân.

Ông Bùi Quốc Tưởng, Chủ tịch UBND thị trấn Sa Thầy cho biết, sự chuyển mình của thị trấn trong thời gian vừa qua rất rõ rệt. Từ cơ sở hạ tầng cho đến các thiết chế văn hóa đều được đầu tư đồng bộ. Để có được những thành tựu này, trước hết là sự đồng tình, hưởng ứng của người dân trong việc thực hiện chủ trương của huyện, của tỉnh trong việc chỉnh trang đô thị, mở rộng các khu dân cư.

Trong vòng 2 năm 2018 và 2019, huyện đầu tư khoảng hơn 200 tỷ cho giao thông cùng một số công trình phúc lợi lớn như Trung tâm Thể thao Văn hóa, sân vận động, Đài tưởng niệm trên nghĩa trang, chợ, bến xe...

Đến nay huyện Sa Thầy cũng đã phá được thế ngõ cụt. Hệ thống giao thông của địa phương kết nối với tuyến quốc lộ 14C chạy dọc biên giới với nước bạn Campuchia, sang huyện Ngọc Hồi hay xuôi xuống huyện Ia H’Drai đều thông suốt cả hai mùa mưa nắng. Có đường, có điện, giao thương đã kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển. Sa Thầy giờ đã là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh Kon Tum với trên 7.000ha sắn, gần 12.000 ha cao su…

Phát triển sản xuất gắn liền với chế biến nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, hiện trên địa bàn huyện đã có 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn và 3 nhà máy chế biến mủ cao su đảm bảo việc thu mua nông sản cho nông dân.

Thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy hôm nay.

Chia sẻ về định hướng phát triển của huyện trong những năm tới, ông Nguyễn Ngọc Sâm, Bí thư Huyện ủy Sa Thầy cho biết, đối với lĩnh vực nông nghiệp tập trung vào duy trì diện tích cây cao su. Ổn định phát triển bền vững diện tích cây mì để phục vụ nguyên liệu cho nhà máy chế biến. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi và chế biến bò sữa trên địa bàn.

Huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Đồng thời cố gắng trong nhiệm kỳ tới đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo theo nội dung được duyệt, thu hút được các nguồn vốn ngoài ngân sách.

Từ vùng chiến địa đầy rẫy bom mìn, chất độc hóa học, 45 năm sau chiến tranh ngay giữa mùa khô khốc liệt trên đồng đất Sa Thầy vẫn tràn đầy sức sống bởi màu xanh của cây trái. Đảng bộ, Chính quyền, quân, dân địa phương đang nỗ lực viết tiếp những bài ca chiến thắng trong lao động sản xuất và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ký ức ngày Giải phóng Miền Nam của người lính xe tăng
Ký ức ngày Giải phóng Miền Nam của người lính xe tăng

VOV.VN - Với ông Nguyễn Trần Đoàn, niềm vinh dự nhất được đóng góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào chiến thắng của dân tộc.

Ký ức ngày Giải phóng Miền Nam của người lính xe tăng

Ký ức ngày Giải phóng Miền Nam của người lính xe tăng

VOV.VN - Với ông Nguyễn Trần Đoàn, niềm vinh dự nhất được đóng góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào chiến thắng của dân tộc.

Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng tỉnh Bắc Kạn
Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng tỉnh Bắc Kạn

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Bắc Kạn phải vươn lên là tỉnh khá trong vùng và cả nước. 

Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng tỉnh Bắc Kạn

Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng tỉnh Bắc Kạn

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Bắc Kạn phải vươn lên là tỉnh khá trong vùng và cả nước. 

44 năm giải phóng Trường Sa: Kiều bào thăm đảo và nghĩ về “trách nhiệm“
44 năm giải phóng Trường Sa: Kiều bào thăm đảo và nghĩ về “trách nhiệm“

VOV.VN -Trường Sa, chỉ cần nhắc đến cái tên thôi đã thấy 4 mùa nắng gió, điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt. 

44 năm giải phóng Trường Sa: Kiều bào thăm đảo và nghĩ về “trách nhiệm“

44 năm giải phóng Trường Sa: Kiều bào thăm đảo và nghĩ về “trách nhiệm“

VOV.VN -Trường Sa, chỉ cần nhắc đến cái tên thôi đã thấy 4 mùa nắng gió, điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt.