50 năm chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh: Thay đổi cục diện chiến trường Tây Nguyên

VOV.VN - Quân và dân Tây Nguyên đã làm chủ quận lỵ Đắk Tô - Tân Cảnh, giải phóng phần lớn tỉnh Kon Tum với khoảng 2,5 vạn dân, tạo nên cục diện chiến lược mới có lợi cho ta về mọi mặt.

Chiến dịch tiến công Bắc Tây Nguyên là chiến dịch đầu tiên ở chiến trường Tây Nguyên có quy mô tương đương cấp quân đoàn, đột phá vào tuyến phòng thủ kiên cố của địch, làm thay đổi cục diện chiến trường, góp phần quan trọng đến thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.  Chiến dịch đã thể hiện sự chỉ đạo đúng đắn của Trung ương Đảng với hướng tiến công chiến lược Tây Nguyên, để lại bài học quý về nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đắc Tô – Tân Cảnh (24/4/1972 – 24/4/2022), phóng viên VOV phỏng vấn Tiến sĩ Đặng Kim Oanh, Giảng viên Cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xoay quanh sự kiện lịch sử này.

PV: Năm 1972 được xác định là năm cách mạng miền Nam có thời cơ lớn để chuyển sang một bước ngoặt mới. Vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng lại quyết định chọn Tây Nguyên là hướng phối hợp quan trọng trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972?

TS Đặng Kim Oanh: Chiến dịch Bắc Tây Nguyên, xuân - hè 1972 là chiến dịch đầu tiên của Lực lượng vũ trang Tây Nguyên có quy mô tương đương cấp quân đoàn binh chủng hợp thành, nhằm đột phá vào tuyến phòng thủ kiên cố của địch. Vì sao Trung ương chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chiến lược phối hợp quan trọng, trong năm 1972? Thì ngay từ Hội nghị Trung ương 19 khóa III (tháng 3/1971), Trung ương đã có những quyết sách rất quan trọng, khẳng định, chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta lúc này.

Tháng 5/1971, Bộ Chính trị đã xem xét phương án, kế hoạch tiến công chiến lược năm 1972 của Bộ Tổng Tham mưu soạn thảo và đề ra nhiệm vụ cho cách mạng miền Nam. Tháng 6/1971, Quân ủy Trung ương họp và hạ quyết tâm chiến lược trong năm 1972. Tại Hội nghị này, Quân ủy Trung ương dự kiến trong năm 1972, hướng chủ yếu số 1 là chiến trường miền Đông Nam Bộ; hướng chủ yếu số 2 là chiến trường Tây Nguyên.

Trên cơ sở đó, tháng 8/1971, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên các hướng miền Đông Nam Bộ, Trị - Thiên và Tây Nguyên. Lúc này, miền Đông Nam Bộ vẫn được Bộ Chính trị xác định là hướng chủ yếu. Ngày 23/3/1972, Bộ Chính trị thông qua quyết tâm và kế hoạch của Quân ủy Trung ương lần cuối và xác định thực hiện tiến công chiến lược năm 1972 và chuyển hướng tiến công Bắc Tây Nguyên là hướng phối hợp quan trọng. Bộ Chính trị nhắc nhở các cấp dự kiến và chủ động chuẩn bị phương án xử lý một số tình huống để chống lại quân địch khi bị chúng tiến công. 

PV: Vì sao Bộ Tư lệnh Chiến dịch lại quyết định chọn địa bàn hai tỉnh Kon Tum, Gia Lai để mở cuộc tiến công tiêu diệt tập đoàn phòng ngự của địch trên địa bàn Tây Nguyên?

TS Đặng Kim Oanh: Thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, ngày 30/3/1972, cuộc tiến công bắt đầu trên chiến trường miền Nam với các chiến dịch lớn đồng thời diễn ra, trong đó có hướng tiến công chiến lược Tây Nguyên. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ cho Lực lượng vũ trang Mặt trận Tây Nguyên “Sử dụng lực lượng bản thân cùng lực lượng và binh khí kỹ thuật tăng cường, tiêu diệt một bộ phận quan trọng chủ lực đối phương Quân đoàn 2 và lực lượng tổng dự bị quân đối phương, giải phóng vùng Đắk Tô - Tân Cảnh, thị xã Kon Tum; khi có điều kiện phát triển xuống Pleiku.

Đầu năm 1972, hình thái hoạt động của đối phương trên địa bàn Tây Nguyên là vẫn tiếp tục tăng cường lực lượng phòng giữ thị xã Kon Tum. Trong khi đó, các lực lượng chủ lực đối phương ở Bắc Tây Nguyên đã hình thành ba cụm phòng ngự ở Đắk Tô - Tân Cảnh, thị xã Kon Tum, thị xã Pleiku. Căn cứ nhiệm vụ được Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương giao Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định chọn địa bàn hai tỉnh Kon Tum, Gia Lai có địa thế núi cao, rừng rậm, thung lũng sâu, sông suối ngăn cách, trải dài hơn 100 km để mở cuộc tiến công tiêu diệt tập đoàn phòng ngự của đối phương ở Tây Nguyên.

PV: Xét về tổng thể, cục diện chiến trường và bao quát toàn bộ Chiến dịch Xuân – Hè năm 1972, việc chúng ta giành chiến thắng trong trận tiến công vào Đắk Tô – Tân Cảnh có ý nghĩa như thế nào?

TS Đặng Kim Oanh: Trung ương Đảng khẳng định, “trong cuộc đọ sức quyết liệt lần này giữa ta và địch, thắng lợi về quân sự của ta trên chiến trường có tầm quyết định về chiến lược rất quan trọng. Lúc này, hơn lúc nào hết, trách nhiệm của các lực lượng vũ trang nhân dân ta rất nặng nề và rất vẻ vang… Quân và dân Tây Nguyên đã làm chủ quận lỵ Đắk Tô - Tân Cảnh, giải phóng phần lớn tỉnh Kon Tum với khoảng 2,5 vạn dân, tạo nên cục diện chiến lược mới có lợi cho ta về mọi mặt, trên toàn chiến trường và trên cơ sở đó tiếp tục tấn công địch, khuếch trương thắng lợi”.

PV: Sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược sắc bén, sáng suốt, kịp thời của Trung ương Đảng, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc chúng ta giành thế chủ động trong toàn bộ chiến dịch, thưa bà?

TS Đặng Kim Oanh: Hướng tiến công chiến lược Tây Nguyên đã triển khai theo đúng sự chỉ đạo của Trung ương. Chiến dịch đã cơ bản thực hiện được ý định chiến lược làm thay đổi cục diện chiến trường Tây Nguyên, phối hợp tác chiến tạo ra hành lang nối liền Mặt trận Trị - Thiên với Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, góp phần phát triển thế và lực của ta trong cuộc tiến công chiến lược 1972. Với thắng lợi của chiến dịch Bắc Tây Nguyên, chúng ta đã cơ bản thực hiện được ý định chiến lược làm thay đổi cục diện chiến trường Tây Nguyên, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1975 trên chiến trường miền Nam. 

PV: Vâng, xin cảm ơn bà./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

47 năm thống nhất đất nước: Hội thảo khoa học chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh
47 năm thống nhất đất nước: Hội thảo khoa học chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh

VOV.VN - Hội thảo nhằm khẳng định giá trị quan trọng của Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh đối với Chiến dịch Bắc Tây Nguyên và bước phát triển tất yếu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

47 năm thống nhất đất nước: Hội thảo khoa học chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh

47 năm thống nhất đất nước: Hội thảo khoa học chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh

VOV.VN - Hội thảo nhằm khẳng định giá trị quan trọng của Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh đối với Chiến dịch Bắc Tây Nguyên và bước phát triển tất yếu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Nhớ Tết Mậu Thân 1968 ở chiến trường Tây Nguyên
Nhớ Tết Mậu Thân 1968 ở chiến trường Tây Nguyên

VOV.VN - Mùa Xuân năm 1968 đã trở thành niềm tin bất tử về khát khao độc lập dân tộc.

Nhớ Tết Mậu Thân 1968 ở chiến trường Tây Nguyên

Nhớ Tết Mậu Thân 1968 ở chiến trường Tây Nguyên

VOV.VN - Mùa Xuân năm 1968 đã trở thành niềm tin bất tử về khát khao độc lập dân tộc.

 “Mùa hè đỏ lửa” Quảng Trị 1972: Nhìn nhận từ phía bên kia
 “Mùa hè đỏ lửa” Quảng Trị 1972: Nhìn nhận từ phía bên kia

VOV.VN - Sự kiện Quảng Trị năm 1972 ngày nào vẫn còn nguyên trong ký ức, trong tâm tưởng không chỉ của Việt Nam mà của cả nước Mỹ và các nước phương Tây. Rất nhiều học giả, các tướng lĩnh sĩ quan của Quân đội Mỹ đã đánh giá, bình luận về sự kiện này sau khi họ bước ra từ cuộc chiến.

 “Mùa hè đỏ lửa” Quảng Trị 1972: Nhìn nhận từ phía bên kia

 “Mùa hè đỏ lửa” Quảng Trị 1972: Nhìn nhận từ phía bên kia

VOV.VN - Sự kiện Quảng Trị năm 1972 ngày nào vẫn còn nguyên trong ký ức, trong tâm tưởng không chỉ của Việt Nam mà của cả nước Mỹ và các nước phương Tây. Rất nhiều học giả, các tướng lĩnh sĩ quan của Quân đội Mỹ đã đánh giá, bình luận về sự kiện này sau khi họ bước ra từ cuộc chiến.