Biệt động Thị xã Long Khánh: Những chiến công thầm lặng

VOV.VN - Gần 10 năm kể từ khi thành lập cho đến ngày đất nước thống nhất, đội Biệt động Thị xã Long Khánh đã đánh hàng trăm trận lớn nhỏ khác nhau.

Nói đến biệt động, ai cũng biết đó là những người hoạt động trong lòng địch, thầm lặng đối mặt với muôn vàn hiểm nguy rình rập, làm nên những chiến công huyền thoại.

Sau ngày đất nước thống nhất, hình ảnh lực lượng biệt động được khắc họa qua những thước phim lịch sử về Biệt động Sài Gòn, nhưng ít ai biết rằng ở tỉnh lị Long Khánh (nay thuộc tỉnh Đồng Nai), trong những năm tháng “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” có một đội biệt động mà tên tuổi của họ đã gắn liền với trận chiến 12 ngày đêm lịch sử, đập tan “Cánh cửa thép” Xuân Lộc, nút thắt cuối cùng làm nên đại thắng Mùa xuân năm 1975. 

Các cựu chiến sĩ xem lại những tư liệu, hình ảnh về đội Biệt động TX Long Khánh. (ảnh: Quân khu 7)

Nằm bên cạnh Quốc lộ 1, những ngày tháng 4 lịch sử này, Nghĩa trang Liệt sĩ Thị xã Long Khánh luôn nghi ngút khói hương. Bên những mộ phần của các chiến sĩ thuộc Sư đoàn 341, Sư đoàn 7 - Quân đoàn 4 và Sư đoàn 6 chủ lực Quân khu 7, những người đã ngã xuống trong trận chiến đập tan “Cánh cửa thép” năm xưa, còn là nơi yên nghỉ của những người lính cảm tử trong đội Biệt động Thị xã Long Khánh năm nào. 

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, Đội biệt động Thị xã Long Khánh được thành lập tháng 7/1966, với quân số lúc đầu là 3 người, có thời điểm lên đến 26 người, có nhiệm vụ thọc sâu đánh địch, đập tan kế hoạch bình định và phối hợp với cơ sở mật bên trong đô thị để tổ chức các hoạt động phá hoại, ám sát các đối tượng có tội ác với nhân dân.

Bằng sự mưu trí, sáng tạo, vô cùng dũng cảm, những người lính đội Biệt động Thị xã Long Khánh đã có những trận đánh gây được tiếng vang, làm cho kẻ thù kinh sợ như: trận đánh Đồn Ông Thước, đánh vào Tòa hành chính tỉnh Long Khánh, xóa sổ khu tình báo 33 Ngụy quyền Sài Gòn, diệt toàn bộ đầu não “chống cộng” ở Long Khánh...

Những ngày tháng chiến đấu gian khổ, ác liệt ấy, với ông Đào Bá Lượng - nguyên thành viên Đội Biệt động Thị xã Long Khánh là ký ức mãi không quên. “Đánh là phải toàn thắng chứ đánh mà không thắng thì chúng ta có thể hy sinh hết. Khu 33 nằm ở trung tâm thị xã Long Khánh, cho nên lính không nghĩ rằng Việt cộng nào mà  đánh nó được. Chúng tôi vào đánh ở đó lúc hơn hơn 12h đêm, khoảng chừng 10 đến 15 phút là san bằng cả đồn, trước đó cũng đánh 5- 6 lần mà không được” – ông Đào Bá Lượng kể lại.

Gần 10 năm kể từ khi thành lập cho đến ngày đất nước thống nhất, đội Biệt động Thị xã Long Khánh đã đánh hàng trăm trận lớn nhỏ khác nhau, chưa kể các trận hợp đồng với bộ đội chủ lực, tiêu diệt và làm bị thương hơn 4.400 tên địch, gây tổn thất nhiều vũ khí, khí tài quân sự của địch... 

Lịch sử hào hùng nơi chiến trường khốc liệt thuộc cửa ngõ Đông – Bắc Sài Gòn được viết bằng máu của những người lính biệt động dũng cảm năm xưa như: Năm Được, Phạm Thanh Mừng, Đào Bá Lượng, Hai Nở, Bảy Lỳ... Trước hiểm nguy rình rập, các chiến sĩ vẫn giữ vững lòng quả cảm, sẵn sàng hy sinh một mất một còn với địch.

Những chiến tích hào hùng của Đội Biệt động Thị xã Long Khánh đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1976, nhất là vẫn mãi khắc ghi trong lòng mọi tầng lớp nhân dân.

Anh Huỳnh Nguyên Vũ, cán bộ Đoàn Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai bày tỏ:Được nghe các cháu, các bác kể về biệt động Long Khánh, thấy rất tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương. Lớp trẻ chúng tôi sẽ phấn đấu nhiều hơn noi gương thế hệ cha anh.

Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai giờ đây thật hiền hòa, xinh đẹp. Những người con đã từng đi qua cuộc chiến tranh khốc liệt đang cùng với thế hệ trẻ hôm nay gìn giữ, viết tiếp những trang sử vẻ vang trên mảnh đất Miền Đông gian lao mà anh dũng, nơi từng làm nên những kỳ tích tự hào của một thời đánh Mỹ đầy gian khổ, cam go nhưng cũng rất đỗi hào hùng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những nữ biệt động bước ra từ lửa đạn Mậu Thân 1968
Những nữ biệt động bước ra từ lửa đạn Mậu Thân 1968

VOV.VN - Để có được mùa Xuân hôm nay của đất nước, biết bao thế hệ đã không tiếc tuổi trẻ, bất chấp hiểm nguy lao vào mưa bom bão đạn. 

Những nữ biệt động bước ra từ lửa đạn Mậu Thân 1968

Những nữ biệt động bước ra từ lửa đạn Mậu Thân 1968

VOV.VN - Để có được mùa Xuân hôm nay của đất nước, biết bao thế hệ đã không tiếc tuổi trẻ, bất chấp hiểm nguy lao vào mưa bom bão đạn. 

Lễ kỷ niệm 44 năm ngày Giải phóng miền Nam tại Cần Thơ
Lễ kỷ niệm 44 năm ngày Giải phóng miền Nam tại Cần Thơ

VOV.VN - Các đại biểu ôn lại truyền thống đấu tranh ngoan cường, bất khuất của các thế hệ cha anh, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của thế hệ hôm nay.

Lễ kỷ niệm 44 năm ngày Giải phóng miền Nam tại Cần Thơ

Lễ kỷ niệm 44 năm ngày Giải phóng miền Nam tại Cần Thơ

VOV.VN - Các đại biểu ôn lại truyền thống đấu tranh ngoan cường, bất khuất của các thế hệ cha anh, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của thế hệ hôm nay.

Clip: Diễn biến chiến dịch giải phóng Phnom Penh
Clip: Diễn biến chiến dịch giải phóng Phnom Penh

VOV.VN - Ngày 7/1/2019 kỷ niệm 40 năm quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Phnom Penh theo lời kêu gọi của những người Campuchia chân chính.

Clip: Diễn biến chiến dịch giải phóng Phnom Penh

Clip: Diễn biến chiến dịch giải phóng Phnom Penh

VOV.VN - Ngày 7/1/2019 kỷ niệm 40 năm quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Phnom Penh theo lời kêu gọi của những người Campuchia chân chính.

Chiến trường K9 và tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Lê Đức Anh
Chiến trường K9 và tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Lê Đức Anh

VOV.VN -Không chỉ có tầm nhìn chiến lược và sáng tạo mà Đại tướng còn có sự phán đoán tình hình trước sự trở mặt của tập đoàn Pol Pot -Ieng Sary.

Chiến trường K9 và tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Lê Đức Anh

Chiến trường K9 và tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Lê Đức Anh

VOV.VN -Không chỉ có tầm nhìn chiến lược và sáng tạo mà Đại tướng còn có sự phán đoán tình hình trước sự trở mặt của tập đoàn Pol Pot -Ieng Sary.