Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long: "Vấn đề sợ trách nhiệm là có"

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận có vấn đề sợ trách nhiệm. Điều này không chỉ Chính phủ, Bộ Tư pháp nói mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và diễn đàn Quốc hội cũng nói nhiều.

Có nơi xu hướng giải thích để "tiện cho mình"

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/8, Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Vĩnh Long Trịnh Minh Bình dẫn báo cáo của Bộ Tư pháp về việc có nơi né tránh trách nhiệm trong tham mưu xây dựng pháp luật. Ông muốn biết đâu là nguyên nhân chính, giải pháp khắc phục thực trạng này.

Vị đại biểu tỉnh Vĩnh Long cũng chất vấn Bộ trưởng về thẩm quyền, trách nhiệm trong kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả trong kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận có vấn đề sợ trách nhiệm. Điều này không chỉ Chính phủ, Bộ Tư pháp nói mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và diễn đàn Quốc hội cũng nói nhiều.

“Nhưng bây giờ lượng hóa là khó. Tôi thấy thực tế có câu chuyện trong một số trường hợp cứ không làm được, hoặc ngại thì đổ lỗi cho hệ thống pháp luật. Hoặc có trường hợp nói là do thi hành pháp luật. Đánh giá giữa nhiệm kỳ của Tổng Bí thư cũng nói khâu yếu của chúng ta chính là tổ chức thi hành” – ông Lê Thành Long nói.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng, nhiều khi không xem xét vấn đề trong tổng thể nên nói là do pháp luật. Báo cáo rà soát cũng đưa ra một số kiến nghị cứ nói rằng vướng mắc nhưng thực tế nghiên cứu kỹ thì có những cái không phải như vậy. Một số nơi có xu hướng giải thích theo hướng tiện cho mình. Hoặc hiểu áp dụng pháp luật chưa thống nhất, có tình trạng hành chính hóa.

“Câu chuyện đó cộng với ảnh hưởng việc nọ việc kia trong bối cảnh hiện nay nữa thì các bộ, các ngành không chủ động. Cho nên có những trường hợp đáng lẽ ban hành thông tư thủ tục bình thường thì cứ trao đi đổi lại xem bây giờ làm thủ tục rút gọn. Cuối cùng mất 4-5 tháng xem làm theo thủ tục rút gọn hay không thì thà làm chính thức ngay từ đầu. Trên thực tế có như vậy” – ông Lê Thành Long thẳng thắn chỉ rõ, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng, hiện Bộ Nội vụ đang nghiên cứu một số quy định về bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.

Khó có văn bản riêng về phân cấp, phân quyền

Chất vấn về cơ sở pháp lý của việc phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước, Đại biểu Hoàng Ngọc Định (đoàn Hà Giang) bày tỏ lo ngại nếu không có cơ sở này sẽ xuất hiện vướng mắc trong thực tiễn. Ông đề nghị được biết quan điểm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về đề xuất cần có văn bản quy phạm pháp luật quy định riêng về phân cấp để địa phương thực hiện.

Liên quan nội dung này, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết, cái khó là các quy định về phân cấp, phân quyền nằm rất nhiều ở các luật chuyên ngành như đất đai, tài chính, đầu tư… Vì vậy, trong quá trình phân cấp có chỗ phân cấp về thẩm quyền, cách làm nhưng thủ tục không có nên gây vướng.

“Giờ nếu có văn bản riêng về phân cấp nữa sẽ khó sàng lọc được các nội dung đã được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành”, ông Lê Thành Long nêu quan điểm.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, quan trọng là thể chế hóa tốt hơn quy định của Hiến pháp, chiếu từ phân cấp gốc, tức là phân cấp trong Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

“Như vậy, trong quá trình sửa đổi, bổ sung các luật chuyên ngành và đặc biệt về thẩm quyền của từng cấp, từng chức danh, có thể đó sẽ là giải pháp khả thi hơn trong giai đoạn hiện nay” – ông Lê Thành Long nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Quốc hội: “Cải cách giáo dục không thể ngày một ngày hai”
Chủ tịch Quốc hội: “Cải cách giáo dục không thể ngày một ngày hai”

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, kết quả đổi mới giáo dục vừa qua chứng tỏ các nghị quyết của Quốc hội là đúng. Cải cách không thể ngày một ngày hai, phải qua quá trình, vừa làm vừa tìm tòi, đổi mới, điều chỉnh, không nóng vội.

Chủ tịch Quốc hội: “Cải cách giáo dục không thể ngày một ngày hai”

Chủ tịch Quốc hội: “Cải cách giáo dục không thể ngày một ngày hai”

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, kết quả đổi mới giáo dục vừa qua chứng tỏ các nghị quyết của Quốc hội là đúng. Cải cách không thể ngày một ngày hai, phải qua quá trình, vừa làm vừa tìm tòi, đổi mới, điều chỉnh, không nóng vội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát về chương trình, sách giáo khoa
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát về chương trình, sách giáo khoa

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát về chương trình, sách giáo khoa

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát về chương trình, sách giáo khoa

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Chủ tịch Quốc hội: Luật về đất đai, nhà ở phải tránh sơ hở hay lợi ích nhóm
Chủ tịch Quốc hội: Luật về đất đai, nhà ở phải tránh sơ hở hay lợi ích nhóm

VOV.VN - Lưu ý các dự án luật liên quan đất đai, bất động sản, nhà ở, kinh doanh bất động sản có tác động kinh tế - xã hội và liên quan mật thiết tới nhau, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh sự thống nhất cao để khơi thông nguồn lực phát triển, tránh chồng chéo, sở hở, lợi ích nhóm.

Chủ tịch Quốc hội: Luật về đất đai, nhà ở phải tránh sơ hở hay lợi ích nhóm

Chủ tịch Quốc hội: Luật về đất đai, nhà ở phải tránh sơ hở hay lợi ích nhóm

VOV.VN - Lưu ý các dự án luật liên quan đất đai, bất động sản, nhà ở, kinh doanh bất động sản có tác động kinh tế - xã hội và liên quan mật thiết tới nhau, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh sự thống nhất cao để khơi thông nguồn lực phát triển, tránh chồng chéo, sở hở, lợi ích nhóm.