Bộ trưởng Y tế nói về giải pháp giảm tải bệnh viện

(VOV) -Tăng cường xây dựng bệnh viện vệ tinh, mạng lưới bác sĩ gia đình, tăng số giường bệnh... để giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.

Bên lề kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dành thời gian trao đổi báo chí về vấn đề giảm tải trong các bệnh viện, đầu tư cho ngành y tế…

Bộ trưởng y tế phát biểu tại thảo luận tổ, đoàn TP HCM (ảnh V.H)

PV: Sau nhiều năm, tình trạng quá tải trong các bệnh viện dường như chưa được cải thiện nhiều. Theo Bộ trưởng nguyên nhân của tình trạng này là gì?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Để giảm tải cho các bệnh viện, chúng ta phải xây bệnh viện, phòng khám rồi trạm xá… Có được một công trình như vậy phải mất ít nhất 3 năm. Trong một thời gian ngắn, Bộ Y tế tập trung ngân sách và không dàn trải nên ra đời những cơ sở y tế như Bệnh viện K (cơ sở 2) Tân Triều với qui mô 300 giường, năm nay sẽ nâng lên 500 giường. Cơ sở vật chất của Bệnh viện K Tân Triều hoàn toàn khác với ở Quán Sứ. Hay như Bệnh viện Nội Tiết cơ sở 2 ở Thanh Trì được xây dựng như một bệnh viện nước ngoài, từ khoa khám bệnh đến giường bệnh. Hay hiện nay, những nơi như Tim mạch Bạch Mai, Khoa khám bệnh Bạch Mai… cũng đã khác hẳn ngày xưa, không còn chật chội, chen chúc, có phòng máy lạnh, lấy số thứ tự điện tử, phòng ốc khang trang...

PV: Nhưng vẫn còn tình trạng 3-4 bệnh nhân phải nằm ghép giường thì sao, thưa bà?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Phòng nội trú thì vẫn chưa giảm tải được khi mà chưa được xây mới. Thứ hai, một số bệnh viện vệ tinh mới được xây dựng cần có thời gian chuyển giao công nghệ cho bệnh viện tỉnh. Ví dụ hiện nay, Phú Thọ, Ninh Bình, Nghệ An… đã làm được thì sau một thời gian bệnh nhân ung bướu, tim mạch, chấn thương ở những nơi này không còn chuyển lên tuyến trên nữa. Nhưng làm được điều này cũng phải mất một vài năm. Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai bệnh viện vệ tinh. Những bệnh viện đó sẽ thay thế làm các kỹ thuật tương đương như Bạch Mai, Việt Đức…  thì sẽ giảm tải cho tuyến trên. Ngoài ra, các bệnh viện tuyến trên cũng sẽ được mở rộng. Từ khi giải phóng đến giờ, ở Hà Nội mới chỉ xây thêm được Bệnh viện Thanh Nhàn và Phụ sản Hà Nội. Trong khi đó, dân số thì gấp đôi, nhu cầu khám chữa bệnh tăng lên rất nhiều. Số giường bệnh trên 1.000 dân của Việt Nam rất thấp (chỉ 22 giường) trong khi của các nước là 40-80-120 giường bệnh/1.000 dân.

PV: Nhưng nếu cử tri, đại biểu Quốc hội kỳ này tiếp tục chất vấn về vấn đề quá tải bệnh viện và phải đưa ra thời điểm cụ thể giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng sẽ nói gì?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Câu hỏi này cũng phải dành cho Nhà nước, vì Bộ Y tế không thể xây nhà được và cũng không có tiền làm nhà, không có tiền xây bệnh viện, không có tiền mua trang thiết bị. Chúng tôi rất chia sẻ với cử tri và cảm thấy đau xót vô cùng với những nỗi đau của người dân phải chịu, nằm ghép, phải chờ đợi lâu. Nhưng cái chính là đầu tư, vì Nhà nước mình còn nghèo. Đương nhiên, Nhà nước đã cố gắng nhưng không thể giải quyết một sớm một chiều.

PV: Trong khi ngành y tế kêu thiếu vốn đầu tư nhưng trong quyết toán ngân sách năm 2011 thì ngành lại chỉ giải ngân đạt 89,1% số được giao. Điều này có gì mâu thuẫn, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Phần không chi đạt là nằm trong bảo hiểm y tế, phần kết dư.  Đầu tư cơ sở hạ tầng của ngành y tế gần như quyết toán hết. Trong lúc này, nguồn vốn trái phiếu bị cắt giảm nhiều trong khi nhu cầu đầu tư của các địa phương vẫn tăng, công trình dở dang nhiều.

Đối với các công trình y tế, toàn bộ tuyến tỉnh thì mới cấp được 30% tổng số theo nhu cầu. Tuyến huyện thì khoảng gần 80%. Tính tổng thể thì chỉ được một nửa cho tất cả. Còn tuyến trung ương thì chưa có gì.

PV: Với tình hình như hiện nay, ngành y tế kiến nghị cơ chế gì để tăng nguồn đầu tư?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Vừa rồi ngành y tế điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Giá dịch vụ thực chất không phải để đầu tư xây dựng mà chỉ để tính vào những chi phí trực tiếp, gồm 3/7 yếu tố. Ví dụ, ngày trước người dân phải đi mua thuốc, vật tư y tế rất nhiều (bông băng, găng tay…) nay không phải chi trả những khoản này nữa. Các dịch vụ được tăng giá chỉ là những chi phí trực tiếp. Nhưng theo chỉ thị về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, các giám đốc bệnh viện đã dành những chi phí đó trước mắt là để mở rộng cho khoa khám bệnh, kê thêm ghế ngồi, mở thêm vé điện tử, hẹn giờ khám bệnh, rồi một số mua thêm giường bệnh, sắm thêm quạt…

PV: Trong thời điểm này, tại sao ngành y tế không tính đến giải pháp phát hành trái phiếu chính phủ?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Trái phiếu Chính phủ cho y tế sẽ đề nghị nhưng có được Quốc hội chấp thuận hay không thì chưa biết. Trong tổng hợp cử tri của MTTQ đặt ra thì cử tri vẫn yêu cầu Nhà nước tăng cường đầu tư. Bởi vì tình tạng quá tải không phải đổ riêng cho ngành y tế mà thuộc về cả hệ thống chính trị. Ngành y tế không thể làm ra nhà, làm ra bệnh viện và mua sắm trong khi ngân sách thì thấp, giá dịch vụ thì không được tăng… Vừa rồi tăng giá dịch vụ y tế chỉ tăng 3 trên 7 yếu tố chi phí trực tiếp, còn khấu hao tài sản không có, lương chưa có, xây dựng cơ bản cũng chưa có…

PV: Còn phần xã hội hóa y tế nếu không đẩy mạnh sẽ không tăng được chất lượng khám chữa bệnh, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Chúng ta vẫn theo quan điểm cũ là Nhà nước bao cấp. Hiện nay, Nhà nước không thể đủ sức bao cấp nữa, thành ra người dân phải cùng ngành y tế chi trả. Cho nên, ngành y tế muốn đổi mới toàn diện về cơ chế tài chính nhưng vẫn theo định hướng XHCN, không cổ phần hóa và giá phải do Nhà nước quản lý. BHYT vẫn phải lo cho dân, những người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo…

PV: Thực tế hiện nay, người dân khi có bệnh đến bệnh viện thì chi phí không phải là vấn đề quan tâm đầu tiên mà là quá tải bệnh viện. Vì ở cấp huyện, tỉnh người ta không đủ niềm tin để chữa trị cho người thân nên mới đổ lên Trung ương, gây quá tải. Từ quá tải mới nảy sinh tiêu cực?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Bây giờ các vấn đề này cần được giải quyết dần dần. Bởi vì, mọi quốc gia trên thế giới đều thiếu bác sĩ, kể cả những nước tư bản phát triển lẫn XHCN chuyển đổi (ở Đông Âu), Bộ Y tế đã có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ luân phiên. Bác sĩ nam – nữ đều phải về tuyến cơ sở 6 tháng đến 1 năm. Còn bác sĩ trẻ tốt nghiệp loại giỏi, phải về cơ sở , với nam 3 năm – nữ 2 năm. Còn theo Luật Giáo dục - Đào tạo bây giờ thì người ta ra trường muốn về đâu thì về, làm tư nhân… chứ có ai muốn về vùng sâu, vùng xa. Trong cơ chế thị trường rất khó bắt buộc bác sĩ về vùng sâu, vùng xa. Bộ Y tế vừa qui định về nghĩa vụ với xã hội. Lần lượt bác sĩ từ tuyến trên phải về tuyến dưới. Quyết định đã được Thủ tướng ban hành từ tháng 2, bây giờ đang xây dựng thông tư.

Ngoài ra, Bộ y tế đang xây dựng các bệnh viện vệ tinh. Tất cả kỹ thuật cao của tuyến trên phải chuyển về tuyến dưới. Tất cả tuyến dưới không được chuyển lên tuyến trên. Tuyến trên không được nhận tuyến dưới khi đã chuyển giao, có danh sách cụ thể trong 5 chuyên khoa. Tôi hy vọng trong tương lai những khó khăn, vướng mắc hiện nay của ngành y tế sẽ dần được tháo gỡ.

Thứ nữa, mạng lưới bác sĩ gia đình sắp được xây dựng thí điểm ở 7 tỉnh. Đây là mô hình hoạt động rất hiệu quả, góp phần tích cực cho giảm tải bệnh viện.

PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chống quá tải bệnh viện là nhiệm vụ hàng đầu
Chống quá tải bệnh viện là nhiệm vụ hàng đầu

Đây là nhấn mạnh của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi tiến hành khảo sát các bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội và TP HCM.

Chống quá tải bệnh viện là nhiệm vụ hàng đầu

Chống quá tải bệnh viện là nhiệm vụ hàng đầu

Đây là nhấn mạnh của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi tiến hành khảo sát các bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội và TP HCM.

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp giảm quá tải bệnh viện
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp giảm quá tải bệnh viện

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải trình Chính phủ “Đề án giảm tải bệnh viện” trước ngày 30/6 tới.

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp giảm quá tải bệnh viện

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp giảm quá tải bệnh viện

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải trình Chính phủ “Đề án giảm tải bệnh viện” trước ngày 30/6 tới.

Giảm quá tải bệnh viện: Ai buông "chùm khế ngọt"?
Giảm quá tải bệnh viện: Ai buông "chùm khế ngọt"?

Có một nghịch lý đang tồn tại: Nhiều bệnh viện dù luôn kêu quá tải nhưng chưa từng có ý định giảm tải. Thậm chí, có không ít bệnh viện còn duy trì công suất giường bệnh ở mức cao nhất để có thể đảm bảo nguồn thu.

Giảm quá tải bệnh viện: Ai buông "chùm khế ngọt"?

Giảm quá tải bệnh viện: Ai buông "chùm khế ngọt"?

Có một nghịch lý đang tồn tại: Nhiều bệnh viện dù luôn kêu quá tải nhưng chưa từng có ý định giảm tải. Thậm chí, có không ít bệnh viện còn duy trì công suất giường bệnh ở mức cao nhất để có thể đảm bảo nguồn thu.

Bộ Y tế triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện
Bộ Y tế triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện

(VOV) -Mục tiêu đáng chú ý của Đề án là đến năm 2015, giảm được tình trạng quá tải trầm trọng của 13 bệnh viện.

Bộ Y tế triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện

Bộ Y tế triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện

(VOV) -Mục tiêu đáng chú ý của Đề án là đến năm 2015, giảm được tình trạng quá tải trầm trọng của 13 bệnh viện.

Ưu tiên giảm quá tải bệnh viện ở 2 thành phố lớn
Ưu tiên giảm quá tải bệnh viện ở 2 thành phố lớn

(VOV) -Theo đó, phấn đấu giảm quá tải bệnh viện ở Hà Nội và TPHCM từ khoảng 120% như hiện nay xuống dưới 100% công suất.

Ưu tiên giảm quá tải bệnh viện ở 2 thành phố lớn

Ưu tiên giảm quá tải bệnh viện ở 2 thành phố lớn

(VOV) -Theo đó, phấn đấu giảm quá tải bệnh viện ở Hà Nội và TPHCM từ khoảng 120% như hiện nay xuống dưới 100% công suất.