Cái giá của hòa bình

VOV.VN - Một đất nước Việt Nam nhỏ bé mà có tới hơn 3.000 nghĩa trang liệt sĩ, 1,2 triệu liệt sĩ và gần 100.000 thương binh, bệnh binh. Những con số đã có sức mạnh, có giá trị để nói lên tất cả. Đó là cái giá của hòa bình.

Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc đã có hàng triệu đồng bào, chiến sĩ hy sinh và bị ảnh hưởng bởi di chứng của chiến tranh. Trên khắp mọi miền Tổ quốc, nơi nào cũng có những nghĩa trang liệt sĩ, những tượng đài và công trình Tổ quốc ghi công. Đó không những là chứng tích tái hiện những đau thương, mất mát của dân tộc, mà còn là lời nhắc nhở các thế hệ hôm nay và mai sau, phải luôn ghi nhớ, biết ơn và trân trọng những thế hệ người Việt Nam, đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh cho hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất. Đó cũng là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”.

Thế nhưng, vẫn còn đó, những người thờ ơ, quay lưng với lịch sử, xuyên tạc cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc, xúc phạm đến sự hy sinh của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ. Phóng viên VOV phỏng vấn Tiến sĩ Sử học Hoàng Thị Hồng Nga (Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) về nội dung này. 

Cái giá của hòa bình

PV: Tính đến nay, nước ta có khoảng 8,8 triệu đối tượng người có công với cách mạng, chiếm gần 10% dân số. Trong đó, có 1,2 triệu liệt sĩ và gần 100.000 thương binh, bệnh binh. Một đất nước Việt Nam nhỏ bé mà có tới hơn 3.000 nghĩa trang liệt sĩ. Những con số nêu trên đã quá đủ để nói về những hy sinh, mất mát của dân tộc Việt Nam, trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do thống nhất, thưa Tiến sĩ?

TS Hoàng Thị Hồng Nga: Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng và giải phóng dân tộc, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, biết bao chiến sĩ cộng sản, những quần chúng cách mạng yêu nước đã ngã xuống. Và biết bao gia đình đã gánh trên vai nỗi đau mất mát người thân. Biết bao nhiêu người đã hy sinh hạnh phúc của cá nhân và tuổi thanh xuân. Có những con số, mà khi đọc lên, chúng ta cũng phải lặng đi để suy ngẫm. Đó là gần 1,2 triệu anh hùng, liệt sĩ trong cả nước. Trong đó, có những hài cốt liệt sĩ còn nằm lại trên các chiến trường Việt Nam, cũng như ở các chiến trường của nước bạn Lào, Campuchia, hay thậm chí là nằm ở Biển Đông. Hầu hết các thành phố, thị xã, phường, thị trấn trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều thấy có nghĩa trang liệt sỹ, có những công trình Tổ quốc ghi công. Có lẽ không cần phải thốt lên bất cứ một lời cảm thán nào, những con số đó đã có sức mạnh, có giá trị để nói lên tất cả. Đó là cái giá của hòa bình.

PV: Đó mới chỉ là những con số trong chiến tranh, còn trong hòa bình thì sao? Chúng ta thấy là trong hòa bình, dựng xây đất nước, vẫn có rất nhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh để bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân?

TS Hoàng Thị Hồng Nga: Chiến tranh đã lùi xa, thế nhưng giữa thời bình, những người con ưu tú của đất nước vẫn không ngừng cống hiến tuổi xuân, thậm chí sẵn sàng hy sinh xương máu cho sự bình yên của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Có những mặt trận không tiếng súng, như cuộc chiến đấu để chống lại đại dịch Covid-19, hay là cuộc chiến đấu để chống lại thiên tai, bảo vệ đời sống bình yên cho nhân dân trong các trận lũ lụt, các trận lũ quét ở các địa phương. Chúng ta vẫn chứng kiến sự hy sinh của các chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân. Tôi cho rằng là, tất cả những chiến công, những sự hy sinh thầm lặng đó, thì không có bút mực nào có thể tả hết. Vậy nên, dẫu là thời nào đi chăng nữa, thì sự cống hiến, sự hy sinh của những người con ưu tú đó, vẫn luôn mãi ở trong trái tim ơn nghĩa của nhân dân, của Tổ quốc. Và Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi công ơn của những người đã cống hiến, hy sinh cho dân tộc.

“Chúng ta vì hòa bình mà đánh”

PV: Thưa bà, những hy sinh, mất mát của dân tộc Việt Nam trong các cuộc chiến tranh xâm lược là không thể đong đếm. Và chắc chắn, những hy sinh đó là bởi “kẻ thù buộc ta ôm cây súng”?

TS Hoàng Thị Hồng Nga: Tôi rất tâm đắc với câu nói của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh “Chúng ta vì hòa bình mà đánh”. Trong thực tiễn của lịch sử Việt Nam, tôi cho rằng, trên thế giới này, hiếm có một dân tộc nào như dân tộc Việt Nam của chúng ta. Trong mấy ngàn năm lịch sử đã có hơn 1 nghìn năm chúng ta phải trực tiếp cầm vũ khí chống ngoại xâm. Nếu chỉ tính từ khi cuộc kháng chiến chống Tần xâm lược cho đến nay, trải qua đến hơn 20 thế kỷ, chúng ta đã phải trực tiếp kháng chiến đến khoảng 13 thế kỷ, trong thời kỳ trung đại. Và đến thời kỳ cận hiện đại sau này, chúng ta cũng phải đương đầu với những kẻ thù xâm lược hùng mạnh bậc nhất thế giới. Như là phát xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Chịu đựng những mất mát hy sinh, hơn ai hết, nhân dân Việt Nam nhận thấy rõ giá trị của hòa bình, của độc lập và tự do. Và cũng chính là để giành và bảo vệ được những giá trị đó, dân tộc Việt Nam phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến, để chống lại các thế lực ngoại xâm, để giành và bảo vệ độc lập, tự do đó cho Tổ quốc.

PV: Và chỉ khi mọi nỗ lực giải quyết bằng thương lượng, hòa bình không được nữa, chúng ta mới phải tiến hành chiến tranh?

TS Hoàng Thị Hồng Nga: Đúng vậy, thực tiễn lịch sử cho thấy, chỉ khi những con đường giải quyết bằng hòa bình, bằng thương lượng, bằng đàm phán không còn nữa, thì sự lựa chọn cuối cùng của chúng ta mới là con đường tiến hành chiến tranh. Và điển hình, đó là trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 cho đến năm 1954. Giai đoạn mà đất nước ở vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Khi mà Đảng và Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa vẫn ưu tiên hàng đầu, giải quyết mối quan hệ với người Pháp bằng con đường hòa bình, bằng con đường thương lượng. Tuy nhiên, thiện chí hòa bình của chúng ta không được tiếp nhận từ phía Pháp. Từ thực tế đó, chúng ta không còn con đường nào khác và sự lựa chọn cuối cùng của dân tộc Việt Nam là phải tiến hành chiến tranh.

Sẽ là một lỗ hổng lớn nếu thế hệ trẻ lãng quên lịch sử

PV: Thực tiễn đã chứng minh, trong các cuộc chiến tranh, “kẻ thù buộc ta ôm cây súng”. Theo Tiến sĩ, sẽ như thế nào nếu thế hệ hôm nay không biết được điều đó, hay nói một cách rộng hơn là sẽ như thế nào, nếu lịch sử bị lãng quên?

TS Hoàng Thị Hồng Nga: Thế hệ trẻ sẽ thế nào, nếu như mà lịch sử bị lãng quên, hay là không được học lịch sử một cách có hệ thống. Tôi cho rằng, việc cắt ghép và xuyên tạc lịch sử, vốn là một cách làm của những người muốn bôi nhọ lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Cắt ghép và xuyên tạc lịch sử là những thủ đoạn mạo danh khoa học để có thể xuyên tạc lịch sử. Vì thế, việc giáo dục lịch sử, nếu thiếu hệ thống và toàn diện, thì sẽ đặt thế hệ trẻ Việt Nam đứng trước những hiểm họa. Mà tất cả những người có lương tâm hôm nay sẽ phải cảm thấy có trách nhiệm rất nặng nề.

Liệu thế hệ trẻ mai sau có biết, kẻ thù buộc ta ôm cây súng, có còn phân biệt được đúng – sai, chính nghĩa - gian tà, xâm lược hay chống xâm lược. Và trong những sự biến đổi không ngừng của quan hệ quốc tế, liệu những công dân Việt Nam trong tương lai, có tin vào những việc cha anh mình làm là phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử lúc bấy giờ hay không? Vậy ai là người sẽ chịu trách nhiệm về hậu quả đối với thế hệ trẻ của đất nước, đang chịu ảnh hưởng từng giờ, từng phút, với sự tuyên truyền, xuyên tạc lịch sử trên các trang mạng xã hội mà họ không đủ năng lực để phân biệt đúng - sai.

Nếu không coi môn lịch sử là một môn để giáo dục về tư tưởng, về chính trị một cách có hệ thống cho thế hệ trẻ, thì nó sẽ là một lỗ hổng rất lớn, và nó sẽ là những những điều kiện để cho các thế lực phản động dễ dàng lợi dụng, để thực hiện thủ đoạn diễn biến hòa bình.

PV: Sự nguy hại đó đang đặt ra cho công tác giáo dục lịch sử trọng trách rất lớn, thưa Tiến sĩ?

TS Hoàng Thị Hồng Nga: Trong thực tế bây giờ, có những người do thiếu kiến thức lịch sử, chưa nghiên cứu thấu đáo những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ, nên khi xem xét lịch sử còn hời hợt và phiến diện. Cũng có những người do thiếu nhãn quan chính trị chuẩn mực nên có những phát ngôn chưa đúng về lịch sử, chỉ nhìn nhận lịch sử bằng con mắt hẹp hòi, đánh giá lịch sử bằng thái độ bôi nhọ, xuyên tạc. Tôi cho rằng, đó là biểu hiện suy thoái nghiêm trọng của chính trị và tư tưởng. Và vì như thế, câu chuyện giáo dục lịch sử là rất cần thiết và quan trọng, để thế hệ trẻ có được suy nghĩ, nhận thức chuẩn mực. Tôi nghĩ giáo dục lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

PV: Cái giá của hòa bình, cái giá của độc lập, tự do chúng ta đã thấy rồi. Vậy Tiến sĩ có cho rằng, những ai cố tình lãng quên lịch sử, xuyên tạc lịch sử, chính là họ đang xúc phạm hy sinh của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ?

TS Hoàng Thị Hồng Nga: Tôi thì vẫn nhớ mãi lời thơ, đó chính là “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”. Và tôi cho rằng, tình yêu quê hương và trân trọng quá khứ, biết ơn tiền nhân, là thứ tình cảm thiêng liêng, mà chúng ta nên trân trọng. Và một con người, nếu không nhớ về cội nguồn và không biết ơn quê hương, không biết ơn những bậc cha anh đã đổ xương máu, đã hy sinh, để chúng ta có được hạnh phúc, độc lập, tự do của ngày hôm nay, thì tôi cho rằng, đó là những người chưa có sự trưởng thành.

Và tôi cho rằng, tình yêu quê hương, đất nước, thì nó không chỉ thể hiện bằng nỗi nhớ như trong câu ca, như trong bài hát. Mà tôi cho rằng, nó còn phải thể hiện ở chính sự ý thức về trách nhiệm bảo vệ, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh. Và phát huy những truyền thống tốt đẹp của đất nước, của quê hương bằng những việc làm cụ thể.

Thế nên tôi cho rằng, với những ai đó còn có những biểu hiện quay lưng lại với quá khứ, phủ nhận lịch sử, xuyên tạc thành quả của cha ông, làm vẩn đục những giá trị cao đẹp của lịch sử Việt Nam, thì tôi cho rằng, những người đó, như một nhà sử học đã từng ví von hình ảnh rằng là “Những ai đó cố tình lãng quên quá khứ, phủ bụi lên lịch sử, thì tự họ đang bôi nhọ lên chính gương mặt người đã sinh ra mình”.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ.                                                     

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Cõi thiêng Đồng Lộc - nối mạch ngàn năm”
“Cõi thiêng Đồng Lộc - nối mạch ngàn năm”

VOV.VN - Thông qua chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc - nối mạch ngàn năm”, khán giả được sống lại với những mốc son lịch sử. Xuyên suốt chương trình là sự chuyển tiếp từ tư tưởng tới hành động; từ những ước mơ, hoài bão của thế hệ thanh niên sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì hoà bình, thống nhất đất nước tới quyết tâm của thế hệ hôm nay xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

“Cõi thiêng Đồng Lộc - nối mạch ngàn năm”

“Cõi thiêng Đồng Lộc - nối mạch ngàn năm”

VOV.VN - Thông qua chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc - nối mạch ngàn năm”, khán giả được sống lại với những mốc son lịch sử. Xuyên suốt chương trình là sự chuyển tiếp từ tư tưởng tới hành động; từ những ước mơ, hoài bão của thế hệ thanh niên sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì hoà bình, thống nhất đất nước tới quyết tâm của thế hệ hôm nay xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Ngã ba Đồng Lộc, 55 năm khúc tráng ca linh thiêng, bất tử
Ngã ba Đồng Lộc, 55 năm khúc tráng ca linh thiêng, bất tử

VOV.VN - 10 cô gái hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc sẽ sống mãi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, sẽ sống mãi trong trái tim mỗi người dân Việt Nam yêu nước.

Ngã ba Đồng Lộc, 55 năm khúc tráng ca linh thiêng, bất tử

Ngã ba Đồng Lộc, 55 năm khúc tráng ca linh thiêng, bất tử

VOV.VN - 10 cô gái hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc sẽ sống mãi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, sẽ sống mãi trong trái tim mỗi người dân Việt Nam yêu nước.

Chủ tịch nước dự Chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca bất diệt"
Chủ tịch nước dự Chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca bất diệt"

VOV.VN - Nhân dịp Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, tối 19/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Bản hùng ca bất diệt”.

Chủ tịch nước dự Chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca bất diệt"

Chủ tịch nước dự Chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca bất diệt"

VOV.VN - Nhân dịp Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, tối 19/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Bản hùng ca bất diệt”.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt các cựu tù chính trị Côn Đảo
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt các cựu tù chính trị Côn Đảo

VOV.VN - Phát biểu tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi lời thăm hỏi thân tình, những tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn sâu sắc nhất tới các cựu tù chính trị Côn Đảo.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt các cựu tù chính trị Côn Đảo

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt các cựu tù chính trị Côn Đảo

VOV.VN - Phát biểu tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi lời thăm hỏi thân tình, những tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn sâu sắc nhất tới các cựu tù chính trị Côn Đảo.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ giỗ các Anh hùng liệt sỹ tại Côn Đảo
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ giỗ các Anh hùng liệt sỹ tại Côn Đảo

VOV.VN - Di tích Nghĩa trang Hàng Dương với 1.922 ngôi mộ; Đền thờ Côn Đảo ghi danh 2.284 liệt sỹ lên bia đá, nhưng mảnh đất này và ngoài biển khơi vẫn còn biết bao những người con ưu tú của dân tộc đã hóa thân vào cát bụi.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ giỗ các Anh hùng liệt sỹ tại Côn Đảo

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ giỗ các Anh hùng liệt sỹ tại Côn Đảo

VOV.VN - Di tích Nghĩa trang Hàng Dương với 1.922 ngôi mộ; Đền thờ Côn Đảo ghi danh 2.284 liệt sỹ lên bia đá, nhưng mảnh đất này và ngoài biển khơi vẫn còn biết bao những người con ưu tú của dân tộc đã hóa thân vào cát bụi.