Chính phủ họp chuyên đề xây dựng Luật tháng 8

VOV.VN-Ngày 12/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng luật.

Chính phủ đã tập trung thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm xây dựng nhiều dự án, đề án quan trọng, nhất là Đề án Tổng kết thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường và Đề án dự thảo ý kiến tham gia của Chính phủ vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 liên quan đến Chương 7 Chính phủ và đề xuất phương án về nội dung Chương 9 Chính quyền địa phương. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng luật

Báo cáo sau 4 năm thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường khẳng định: tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở địa phương vẫn bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng và quan hệ công tác giữa các cơ quan; hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp và việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương thông suốt, hiệu lực, hiệu quả…

Tuy nhiên, có ý kiến thảo luận cho rằng: việc triển khai không tổ chức HĐND quận, huyện, phường vẫn chưa đồng bộ, nhất là chưa gắn liền với tăng cường năng lực cho các cơ quan cùng lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ; việc triển khai cũng đã tác động đến tâm tư, nguyện vọng của những người đang công tác ở quận, huyện phường…

Các ý kiến phát biểu tập trung thảo luận các phương án về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, trong đó một số ý kiến bày tỏ quan điểm lựa chọn phương án không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Theo đó mô hình tổ chức chính quyền địa phương thiết lập trên cơ sở phân định các đơn vị hành chính hiện nay, xác định chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND sẽ được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, thị trấn. Ở quận, huyện, phường thành lập cơ quan hành chính, đại diện cho các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính và cung cấp dịch vụ công ở địa phương.

Một số ý kiến đề nghị lựa chọn phương án này thì phải tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của cấp trên đối với cơ quan hành chính của cấp không tổ chức HĐND; khắc phục những bất cập trong phân bổ vốn đầu tư ở cấp huyện; tăng biên chế cho HĐND cấp trên nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao cũng như có cơ chế giám sát cụ thể của các tổ chức đoàn thể đối với cấp không tổ chức HĐND...

Các thành viên Chính phủ cũng thảo luận Đề án dự thảo ý kiến tham gia của Chính phủ vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 liên quan đến Chương 7: Chính phủ và đề xuất phương án về nội dung Chương 9: Chính quyền địa phương.

Các ý kiến tập trung vào vấn đề thẩm quyền hướng dẫn, giám sát và kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương; thẩm quyền đình chỉ việc thi hành và bãi bỏ văn bản của chính quyền địa phương; chế độ làm việc và chế độ trách nhiệm của thành viên Chính phủ; địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ…

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nêu quan điểm về thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính: “Tôi đồng tình với phương án Quốc hội quyết định địa giới cấp tỉnh còn dưới đó là Chính phủ, bởi việc điều chỉnh này diễn ra thường xuyên, luôn động để phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Chỉ có điều phải khắc phục công tác thẩm định kỹ hơn, phải tăng cường vai trò cơ quan chủ trì thẩm định. Bộ tiêu chí điều chỉnh địa giới hành chính cũng phải rõ, đô thị phải khác với huyện miền núi…”.

Đóng góp ý kiến tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: xác định mô hình chính quyền địa phương phụ thuộc rất lớn với việc lựa chọn triển khai tổ chức HĐND như thế nào. Các phương án, nhất là phương án không tổ chức HĐND quận, huyện, phường phải có đánh giá tổng kết các mặt từ thực tiễn và lấy ý kiến cấp ủy, HĐND và chính quyền các tỉnh, thành phố trong cả nước trước khi Chính phủ biểu quyết lựa chọn để hoàn thiện đề án.

Thủ tướng lưu ý cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, nhất là sự phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.... Thủ tướng cũng đề nghị các vấn đề trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 liên quan đến Chương 7: Chính phủ và Chương 9: Chính quyền địa phương sẽ tiến hành lấy ý kiến biểu quyết của từng thành viên Chính phủ.

Cũng tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã thảo luận các biện pháp kiểm soát, năng cao chất lượng ban hành thông tư, nhất là trong những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các tổ chức và cá nhân. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ quan điểm việc ban hành các thông tư phải đảm bảo nguyên tắc hợp hiến, hợp pháp và tính khả thi.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Các Bộ trưởng phải đề cao trách nhiệm. Bộ trưởng phải trực tiếp quan tâm chỉ đạo, phân công Thứ trưởng thực hiện gắn với tăng cường đủ cán bộ cho vụ pháp chế, tính toán đủ kinh phí xây dựng luật và cơ chế mời chuyên gia, đảm bảo hai yêu cầu: hợp hiến, hợp pháp và phải khả thi”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ đối với thông tư liên tịch mà còn ý kiến khác nhau giữa các bộ thì Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực hoặc Thủ tướng Chính phủ chủ trì giải quyết để thống nhất. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Bộ Tư pháp tích cực tham gia thẩm tra, thẩm định các dự án luật, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường công tác kiểm soát các văn bản quy phạm pháp luật và tham gia thẩm định các thông tư liên tịch, nhất là các thông tư liên quan đến quyền và lợi ích của người dân và tổ chức.

Cũng tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đóng góp nhiều ý kiến xây dựng dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế và một số dự án luật quan trọng khác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2012
Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2012

Ngày 9/7, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 26 Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2012 về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2012

Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2012

Ngày 9/7, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 26 Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2012 về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7

Trong hai ngày làm việc, Chính phủ nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng qua.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7

Trong hai ngày làm việc, Chính phủ nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng qua.

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2012
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2012

(VOV) -Ngày 13/9, phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2012 đã được diễn ra với nhiều nội dung quan trọng.

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2012

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2012

(VOV) -Ngày 13/9, phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2012 đã được diễn ra với nhiều nội dung quan trọng.

Phiên họp Chính phủ: họp qua hệ thống truyền hình trực tuyến
Phiên họp Chính phủ: họp qua hệ thống truyền hình trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ quyết định, từ phiên họp Chính phủ tháng 3/2009, mời Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dự phần kinh tế - xã hội qua hệ thống truyền hình trực tuyến, khi cần thiết có thể phát biểu về những nội dung Chính phủ quan tâm.

Phiên họp Chính phủ: họp qua hệ thống truyền hình trực tuyến

Phiên họp Chính phủ: họp qua hệ thống truyền hình trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ quyết định, từ phiên họp Chính phủ tháng 3/2009, mời Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dự phần kinh tế - xã hội qua hệ thống truyền hình trực tuyến, khi cần thiết có thể phát biểu về những nội dung Chính phủ quan tâm.