Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3

(VOV) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong 2 ngày 28 và 29/3, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 3. Tại phiên họp này, ngoài việc thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm, Chính phủ đã dành thời gian thảo luận chuyên đề về kết quả lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992  trước khi gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp (Ảnh chinhphu.vn)



Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế tháng 3 và 3 tháng đầu năm có điểm đáng chú ý là tăng trưởng kinh tế cao hơn cùng kỳ nhưng chỉ số giá tiêu dùng lại giảm. Cụ thể, GDP trong quý I tăng 4,89%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,39%, thấp nhất so với cùng kỳ 4 năm qua. Bên cạnh các giải pháp về tăng cường quản lý giá, nguồn cung lương thực dồi dào ở ĐBSCL, nguyên nhân CPI giảm được chỉ ra là do tổng cầu giảm trong khi sản xuất trong nước tiêu thụ chậm, tồn kho tăng cao, áp lực của hàng nhập khẩu.  Báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư cũng cho biết, trong quý I có 2.300 doanh nghiệp giải thể.

Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là có gần 7.600 trong số 13.000 doanh nghiệp (khoảng gần 60%) tạm ngừng hoạt động trong năm 2012 đã trở lại hoạt động . Tiến độ thu ngân sách Nhà nước chậm hơn cùng kỳ các năm trước. Ba tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông, nhất là số vụ nghiêm trọng vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Kiên trì mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,5%

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, nhìn lại quý I/2013, các được, cái tích cực nổi lên là lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. Tuy nhiên công nghiệp tăng thấp, nông nghiệp khó khăn, còn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại;… Tăng trưởng có được trong quý I là nhờ vào dịch vụ, xuất khẩu.

Kiên trì mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,5% như Nghị quyết Quốc hội đề ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt hơn nữa trong triển khai Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ; kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

Cuộc họp thường kỳ chính phủ (Ảnh chinhphu.vn)



Thủ tướng khẳng định, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Hai lĩnh vực mà doanh nghiệp cần là đầu ra và vốn. Muốn giải quyết được đầu ra thì phải tăng tổng cầu cho xã hội bằng cách đẩy nhanh việc giải ngân các nguồn vốn, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh xuất khẩu. Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Công thương đẩy mạnh việc đàm phán Hiệp định thương mại với các đối tác nước ngoài.

Liên quan đến việc điều hành giá cả, với việc tăng giá xăng ngày 28/3, Thủ tướng cho rằng, việc tăng như vậy là xuất phát từ thực tế: “Quỹ bình ổn giá đã hết, thâm hụt rồi. Nếu giữ giá thì phải lấy ngân sách ra bù. Do đó chúng ta buộc phải tăng giá mà chưa phải tăng cao, chỉ sao cho phù hợp. Bây giờ chúng ta nhất trí điều hành giá theo thị trường. Các nước xung quanh ta giá xăng đều tăng nên mới có tình trạng buôn lậu qua biên giới Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan”.

Tuy nhiên, kiềm chế lạm phát vẫn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh theo dõi vấn đề giá cả bởi vừa qua, việc phối hợp giữa các bộ trong lĩnh vực này chưa tốt, gây phản ứng trong dư luận. Hiện còn 8 tỉnh, thành phố chưa tăng giá dịch vụ y tế, trong đó có TP HCM.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Tăng vào thời điểm nào, mức tăng bao nhiêu phải được kiểm soát. Chúng ta phải có lộ trình, có cách làm để giảm cú sốc cho nền kinh tế”. 

Liên quan đến vốn cho sản xuất, Thủ tướng hoan nghênh động thái hạ lãi suất huy động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, doanh nghiệp vẫn khó khăn để tiếp cận vốn: “Bây giờ hạ lãi suất huy động rồi thì phải cố gắng hạ lãi suất cho vay. Hiện nay, chênh lệch là khá lớn, có thể giảm chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay từ 3% xuống còn 2 đến 2,5%. Ngân hàng thanh khoản tốt rồi thì phải tăng dư nợ tín dụng lên vì dư địa của chúng ta còn rất lớn, rồi cơ cấu lại nợ, giảm nợ xấu, giảm hàng tồn kho. Tôi đề nghị ngân hàng làm quyết liệt vấn đề này”.  

Đối với khoản vay 30.000 tỷ ưu đãi mua nhà ở xã hội mà Ngân hàng nhà nước đề xuất, Thủ tướng đề nghị Ngân hàng khẩn trương ban hành Thông tư để người dân được vay với lãi suất 6%, ổn định trong 10 năm để mua nhà ở chứ không phải để thuê mua.  Thủ tướng cũng đồng ý với ý kiến đề xuất của một số thành viên Chính phủ về chủ trương cho người nước ngoài mua nhà để ở trên cơ sở quản lý bằng các quy định chặt chẽ, tránh các tiêu cực có thể phát sinh.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh phải tiếp tục triển khai quyết liệt tái cơ cấu kinh tế, bao gồm, tái cơ cấu đầu tư; tái cơ cấu doanh nghiệp; tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là tái cơ cấu các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; Chú trọng chỉ đạo công tác thu chi ngân sách nhà nước để bảo đảm các cân đối theo kế hoạch; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cắt giảm chi tiêu. Cái gì thật sự cần thiết mới chi, nhất là chi thường xuyên, chi mua sắm, chi đầu tư và đi nước ngoài”.

Cũng trong phiên họp này, các thành viên Chính phủ đã  nghe báo cáo, thảo luận Dự thảo Nghị định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản Việt Nam; Dự án luật công an nhân dân.  

18 triệu lượt góp ý về các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Trước khi thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm,  Chính phủ đã họp chuyên đề về dự thảo Báo cáo kết quả lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Báo cáo về tình hình triển khai lấy ý kiến, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, đến nay, Bộ Tư pháp đã nhận được đầy đủ báo cáo của 30 Bộ, ngành,  63 tỉnh, thành phố; 2 báo cáo chuyên đề về Chính phủ và chính quyền địa phương. Kết quả tổng hợp cho thấy, có khoảng 18 triệu lượt ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, Chính phủ dự kiến đưa ra các đề xuất, kiến nghị về 7 nhóm vấn đề với các lập luận cụ thể  về từng đề xuất, kiến nghị, trong đó tập trung chuyên sâu về Chương VII (Chính phủ), Chương IX (chính quyền địa phương) và quy định về các cơ quan nhà nước khác liên quan đến Chính phủ.

Về vị trí của Chính phủ, dự thảo nêu rõ, cần xác định Chính phủ là Cơ quan thực hiện quyền hành pháp và Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Dự thảo đề xuất, cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do luật định; những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ phải được quyết định theo đa số. Dự thảo kiến nghị quy định khái quát 7 nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ thuộc 02 nhóm chức năng là quyền hành pháp và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.

Dự thảo kiến nghị bổ sung quy định rõ, Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước; bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng có thể chủ động điều hành đất nước trong những tình huống bất thường như thiên tai, dịch bệnh; đề xuất bổ nhiệm thành viên Chính phủ bị khuyết, vắng không thực thi được nhiệm vụ trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội;…

Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến, làm rõ một số nội dung để hoàn thiện Báo cáo liên quan đến: thẩm quyền của Chính phủ; tính chất của Hội đồng nhân dân; việc điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội liên quan đến hội đồng nhân dân; việc hoàn thiện các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định liên quan đến việc thành lập chính quyền địa phương tại các đơn vị hành chính-lãnh thổ; những vấn đề về quản lý, sử dụng đất đai; quy định Nhà nước thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân vì lý do “các dự án phát triển kinh tế-xã hội”;…

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mục đích của việc sửa đổi Hiến pháp lần này nhằm xây dựng một đạo luật gốc, tiên tiến, phù hợp với thực tế, điều kiện lịch sử của Việt Nam trên cơ sở kiên định các nguyên tắc cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước mà Đại hội XI của Đảng đề ra đồng thời chỉ sửa đổi những vấn đề đã rõ mà thực tiễn chứng minh cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phát huy tốt nhất quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  nhấn mạnh: “Đây là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản, có tính ổn định lâu dài cho nên chỉ đưa những vấn đề cơ bản, còn những vấn đề cụ thể thì dành cho luật. Cho nên đề nghị các đồng chí hết sức lưu ý là kiên định những nguyên tắc cơ bản mà chúng ta thảo luận rất dân chủ, có cơ sở lý luận thực tiễn của Việt Nam chúng ta là đã nêu trong cương lĩnh là nên kiên định nhứng nguyên tắc, những điều cơ bản. Thứ 2, là chỉ sửa những vấn đề đã rõ chính là thấy thực tiễn chứng minh cần thiết đưa vào hiến pháp; còn những vấn đề khác nên để luật để hiến pháp chúng ta có tính ổn định lâu dài”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo Báo cáo tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ tại phiên họp; đồng thời làm Phiếu xin ý kiến các cơ quan chức năng về những vấn đề cần tiếp tục làm rõ để tổng hợp, sớm hoàn thiện Báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quyết tâm ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng 5%
Quyết tâm ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng 5%

Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong cả năm 2009 thì 6 tháng còn lại nền kinh tế phải đạt tốc độ tăng trưởng 6%.

Quyết tâm ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng 5%

Quyết tâm ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng 5%

Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong cả năm 2009 thì 6 tháng còn lại nền kinh tế phải đạt tốc độ tăng trưởng 6%.

Thông cáo báo chí phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2013
Thông cáo báo chí phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2013

(VOV) - Phiên họp diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Thông cáo báo chí phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2013

Thông cáo báo chí phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2013

(VOV) - Phiên họp diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Theo Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII: Năm 2012 phấn đấu kiềm chế lạm phát dưới 10%; GDP tăng khoảng 6-6,5%

Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Theo Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII: Năm 2012 phấn đấu kiềm chế lạm phát dưới 10%; GDP tăng khoảng 6-6,5%

Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Đây là một trong những mục tiêu cụ thể được đưa ra trong Nghị quyết Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10.

Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Đây là một trong những mục tiêu cụ thể được đưa ra trong Nghị quyết Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10.

Chính phủ họp phiên thường kỳ đầu tiên năm 2013
Chính phủ họp phiên thường kỳ đầu tiên năm 2013

(VOV) -Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp chủ yếu đã đề ra

Chính phủ họp phiên thường kỳ đầu tiên năm 2013

Chính phủ họp phiên thường kỳ đầu tiên năm 2013

(VOV) -Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp chủ yếu đã đề ra

Chung tay, góp sức giữ vững ổn định nền kinh tế vĩ mô
Chung tay, góp sức giữ vững ổn định nền kinh tế vĩ mô

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kịp thời và hiệu quả cao hơn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu không chỉ của Ngân hàng Nhà nước mà của cả hệ thống ngành ngân hàng.

Chung tay, góp sức giữ vững ổn định nền kinh tế vĩ mô

Chung tay, góp sức giữ vững ổn định nền kinh tế vĩ mô

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kịp thời và hiệu quả cao hơn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu không chỉ của Ngân hàng Nhà nước mà của cả hệ thống ngành ngân hàng.