Chủ tịch Quốc hội dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ lĩnh vực Lao động

VOV.VN - Sáng 25/11 tại Hà Nội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 lĩnh vực Lao động - Người có công và Xã hội.

Tham dự và phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Bộ cần đầu tư trí lực, tìm tòi để nghiên cứu xây dựng một chiến lược dài hạn phát triển ngành đồng đều, hài hòa giữa bảo đảm an sinh xã hội nói riêng, chính sách xã hội nói chung với thúc đẩy đổi mới công tác quản lý nhà nước và phát triển thị trường lao động ngày một đa dạng, năng động, linh hoạt trong bối cảnh hội nhập, tiệm cận với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại hội nghị. 

Năm 2019, bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội giao với chất lượng được nâng lên rõ rệt; hoàn thành 100% các đề án, nhiệm vụ được giao trong chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành đều đạt và vượt kế hoạch, có bước tiến so với năm 2018, trong đó tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp đột phá, phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia; Công tác tuyền sinh có chuyển biến tích cực, ước cả năm tạo việc làm trên 1,655 triệu người, đạt 103,5% kế hoạch.

Bộ đã triển khai các giải pháp mở rộng, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đến nay cả nước có trên 15,7 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, chiếm khoảng 32,5% lực lượng lao động trong độ tuổi. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước cuối năm ước còn dưới 4%; bình quân các huyện nghèo giảm còn dưới 29%. Thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trên 2,9 triệu đối tượng bảo trợ xã hội.

Tham gia hội nghị qua hình thức trực tuyến, lãnh đạo các sở ngành, tỉnh, thành phố đã nêu kết quả thực hiện và những đề xuất trong các lĩnh vực như giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người dân; công tác giảm nghèo bền vững; chính sách cho người có công; công tác hỗ trợ người khuyết tật, trẻ em, trẻ mồ côi, người lang thang...v.v.

Đồng tình với những kết quả đã đạt được trong năm 2019, phương hướng, nhiệm vụ của năm 2020 và các ý kiến phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội đã chỉ ra những dấu ấn của ngành như: hoàn thành 3 mục tiêu đột phá: xây dựng thể chế, đặc biệt là xây dựng bộ luật Lao động, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và phát triển thị trường lao động và 2 ưu tiên là giải quyết tồn đọng trong xác nhận, công nhận người có công với cách mạng và tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Công tác giải quyết tồn đọng trong xác nhận, công nhận người có công với cách mạng luôn được đặc biệt quan tâm, đã xem xét xác nhận cho hàng ngàn trường hợp thương binh, liệt sĩ; theo báo cáo của Bộ, đã có 8 địa phương cho đến nay đã giải quyết xong hồ sơ tồn đọng, 14 địa phương không có tồn đọng. Một lĩnh vực quan trọng trong an sinh xã hội, đó là công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện, bước đầu đã tạo sự chuyển biến nhất định trong nhận thức của mỗi người dân, các chính sách giảm nghèo hướng tới hỗ trợ sinh kế lâu dài, làm động lực cho người dân vươn lên thoát nghèo, người nghèo được cải thiện hơn về điều kiện sống. Rất cảm động khi biết, tại một số địa phương, đã có người nghèo có lá đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo để nhường cho những người nghèo hơn ngày càng nhiều, từ Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An đến Quảng Bình, Kon Tum... một mặt cho thấy hiệu quả của chính sách giảm nghèo, nhưng quan trọng hơn đó là việc người dân đã dần từ bỏ tư tưởng trông chờ vào Nhà nước để nỗ lực vươn lên thoát nghèo".

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành vừa quyết liệt, vừa linh hoạt và sự đoàn kết thống nhất, dân chủ của tập thể lãnh đạo Bộ, trong đó có vai trò của người đứng đầu. Trước thềm năm mới 2020, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ quan tâm phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; tiếp tục nghiên cứu tham mưu và thực hiện công tác hoàn thiện thể chế với trọng tâm là xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng trong giai đoạn tới, theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi.

Toàn cảnh hội nghị.

Bộ cần tiếp tục rà soát, đánh giá các chính sách an sinh xã hội trên từng lĩnh vực để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, ban hành chính sách mới cho phù hợp, trong đó lưu ý các chính sách để khuyến khích, tạo cơ hội mọi người dân có việc làm và cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống. Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp gắn với doanh nghiệp, với nhu cầu của thị trường và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, làm nền tảng, điều kiện cốt lõi.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội  thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đã ban hành đối với các đối tượng người có công. Đẩy mạnh các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, huy động mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng Đảng, Nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng. Kiên trì thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, chuyển hướng tiếp cận nghèo đa chiều thực chất hơn để thiết kế chính sách giúp người dân phát huy tinh thần tự lực, vươn lên thoát nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng khó khăn.

Chủ tịch Quốc hội mong muốn: "Bộ chú trọng và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật; tập trung xử lý, làm chuyển biến rõ nét những vấn đề xã hội còn bức xúc, cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm. Tôi nói rất nhiều lần lúc tôi làm Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ở chỗ khác, người ta sử dụng tài sản, tiền bạc của ngân sách nhà nước sai một đồng, thì người ta chịu tội một đồng. nhưng ngành lao động thương binh xã hội sử dụng tài sản, tiền bạc của Nhà nước chi cho các mục tiêu, cho người có công, giảm nghèo, trẻ em, tiền lương bảo hiểm xã hội mà vi phạm một đồng, chúng ta phải chịu tội gấp nhiều lần. Các đồng chí phải chú ý trong công tác thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để kịp thời thông tin, giải trình, báo cáo với Nhân dân, với xã hội trung thực, chính xác những kết quả tích cực, những tồn tại, hạn chế trong hoạt động cũng như phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật, định hướng điều hành của Ngành để giúp người dân hiểu rõ, hiểu đúng, chia sẻ và tạo sự đồng thuận cao trong thực thi".

Chủ tịch Quốc hội đặc biệt lưu ý, Lãnh đạo Bộ và Ngành cần đầu tư trí lực, tìm tòi để nghiên cứu xây dựng một chiến lược dài hạn phát triển ngành đồng đều, hài hòa giữa bảo đảm an sinh xã hội nói riêng, chính sách xã hội nói chung với thúc đẩy đổi mới công tác quản lý nhà nước và phát triển thị trường lao động ngày một đa dạng, năng động, linh hoạt trong bối cảnh hội nhập, tiệm cận với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế. Đây là vấn đề dài hạn và đòi hỏi phải có tầm nhìn, tư duy chiến lược lớn.

Nhân dịp chuẩn bị đón năm mới 2020 và Tết cổ truyền dân tộc, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, toàn Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung quan tâm, chăm lo chu đáo, hỗ trợ kịp thời người dân, nhất là các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người dân ở vùng bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão, lũ... để mọi người đều được đón Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Giả đối tượng chính sách chiếm số ít nhưng gây bức xúc
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Giả đối tượng chính sách chiếm số ít nhưng gây bức xúc

VOV.VN - Bộ LĐTBXH sẽ trình Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sửa đổi chính sách ưu đãi người có công cho phù hợp với thực tiễn.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Giả đối tượng chính sách chiếm số ít nhưng gây bức xúc

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Giả đối tượng chính sách chiếm số ít nhưng gây bức xúc

VOV.VN - Bộ LĐTBXH sẽ trình Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sửa đổi chính sách ưu đãi người có công cho phù hợp với thực tiễn.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Vẫn còn tình trạng trục lợi chính sách giảm nghèo
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Vẫn còn tình trạng trục lợi chính sách giảm nghèo

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội cho biết điều này tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 17/9.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Vẫn còn tình trạng trục lợi chính sách giảm nghèo

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Vẫn còn tình trạng trục lợi chính sách giảm nghèo

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội cho biết điều này tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 17/9.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn trước Quốc hội vấn đề về thị trường lao động, việc làm, bạo hành trẻ em...

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn trước Quốc hội vấn đề về thị trường lao động, việc làm, bạo hành trẻ em...