Chủ tịch Quốc hội: Thừa Thiên Huế phải đi tắt, đón đầu để phát triển KT-XH

VOV.VN - Trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế phải đi tắt, đón đầu nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn về phát triển kinh tế - xã hội.

Trong khuôn khổ chuyển công tác dự Lễ công bố Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, chiều 29/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã làm việc với Ban Thường vụ làm việc về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025, nhất là nhiệm vụ khi đã lên thành phố trực thuộc Trung ương; tình hình triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trọng tâm là Nghị quyết số 38 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; Nghị quyết 175 của Quốc hội về thành lập TP.Huế trực thuộc Trung ương, Nghị quyết 1314 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP.Huế giai đoạn 2023 - 2025.

Nghị quyết 38 của Quốc hội góp phần tạo “cú hích” trong đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội

Năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế có 13/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8,15%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,3 tỷ USD, tăng 33,1%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 34 nghìn tỷ đồng, tăng gần 17%. Thu nội địa đạt đến ngày 29/12 đạt 11.336 tỷ đồng trên tổng số thu Ngân sách Nhà nước 12.765 tỷ đồng. Đặc biệt, tổng lượt khách du lịch đến Huế đạt trên 4 triệu lượt khách. Festival Huế tiếp tục khẳng định vị thế và thương hiệu của thành phố lễ hội. Đời sống của người dân được nâng cao; an sinh xã hội được quan tâm, nhất là ở địa bàn miền núi. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,4%. Lĩnh vực văn hoá - giáo dục được quan tâm đầu tư phát triển. Quốc phòng an ninh được giữ vững. Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế mở rộng và đi vào chiều sâu.

Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết 38 của Quốc hội với 6 nhóm chính sách đặc thù liên quan đến quản lý tài chính, ngân sách nhà nước đã góp phần tạo “cú hích” trong đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đặc biệt, TP đã rất nỗ lực, phối hợp các cấp có thẩm quyền trình Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập TP.Huế trực thuộc TW, Ủy ban Thường vụ thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP.Huế giai đoạn 2023-2025.

Việc thực hiện Nghị quyết số 175 của Quốc hội và Nghị quyết số 1314 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đến nay đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tại các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp, sáp nhập: Quận Phú Xuân, Quận Thuận Hóa, thị xã Phong Điền, huyện Phú Lộc (mới) và các xã, phường, thị trấn, đảm bảo ổn định tổ chức bộ máy đáp ứng ngay yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, không để tình trạng bỏ trống, gián đoạn công việc; đồng thời, chuẩn bị kịp thời cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Các thành viên Đoàn công tác đánh giá cao những mặt đã đạt được của Thừa Thiên Huế, đặc biệt đầu tư công của Thừa Thiên Huế giải ngân đạt tới 96%; các chỉ số về môi trường đầu tư kinh doanh của địa phương tốt, PCI đứng thứ 8, PAPI đứng đầu toàn quốc hai năm liền; đồng thời cũng đã thẳng thẳn chỉ ra những hạn chế, khó khăn của Thừa Thiên Huế và đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn như vừa phát triển tăng trưởng kinh tế - xã hội những cũng cần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; khai thác hiệu quả phương thức hợp tác công tư để huy động nguồn lực xã hội...

Quy hoạch phải chú trọng bảo tồn văn hóa cố đô

Phát biểu kết luận buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ vui mừng, phấn khởi, vui với niềm vui chung khi thành phố Huế được Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội quyết định lên thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, Thừa Thiên Huế là vùng đất địa linh nhân kiệt, là cố đô, chứa đựng tinh hoa hồn cốt của dân tộc Việt Nam; có truyền thống cách mạng vẻ vang, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ luân lưu Quyết chiến quyết thắng; là vùng kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trọng điểm miền Trung; có vị trí chiến lược quan trọng là cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông - Tây; hệ thống giao thông phát triển có đường cao tốc, đường quốc lộ, Cảng hàng không quốc tế Phú Bài; giáp của khẩu với nước bạn Lào.

Đồng tình với 5 hạn chế yếu kém mà lãnh đạo địa phương đã chỉ ra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng lưu ý tốc độ tăng trưởng của Huế còn khiêm tốn, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; chưa có sự kết nối trong các dịch vụ du lịch; còn nhiều khó khăn trong việc ứng dụng thành tựu khoa học vào trong sản xuất; chuyển đổi số chưa thực sự mạnh mẽ.

Cho rằng việc triển khai Nghị quyết 38 của Quốc hội còn chưa thực sự tạo động lực phát triển đột phá cho tỉnh, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cần có cuộc làm việc với các cơ quan chức năng của TP.Huế để tìm ra nguyên nhân khách quan cũng như nguyên nhân chủ quan.

Thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế lưu ý 8 vấn đề như: cần tổ chức thực hiện tổng kết Nghị quyết 18 với tinh thần hết sức quyết liệt, làm tới đâu chắc tới đó để sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả. Trung ương sắp xếp như thế nào thì địa phương phải sắp xếp như thế. Ngoài những sở ngành được sắp xếp, còn những sở ngành không sắp xếp cũng  phải làm sao cho bộ máy không còn cồng kềnh, biên chế không phình ra. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác tư tưởng chính trị, công tác tổ chức để cán bộ, công chức sau sắp xếp an tâm. Sau khi sắp xếp cần  tăng cường cán bộ tỉnh về huyện, các bộ huyện về xã.

Về sáp nhập xã phường theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các trụ sở, tài sản sau sáp nhập không để lãng phí.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đặc biệt lưu ý Thừa Thiên Huế: "Đối với thành phố Huế quan tâm vấn đề quy hoạch chung, quy hoạch đất, sử dụng đất, quy hoạch kinh tế - xã hội. Bây giờ Luật đã có, còn ở địa phương là phải quy hoạch bài bản, mà Huế quy hoạch phải chú trọng bảo tồn văn hóa cố đô. Các đồng chí phải tính toán quy hoạch phát triển cho giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đầu tư phát triển mạnh mẽ hơn về khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo. Dù sáp nhập các bộ phận, nhưng cũng phải có bộ phận về chuyển đổi số. Bộ Chính trị có Nghị quyết 57 ngày 22 tháng 12/2024 đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tới đây Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị triển khai toàn quốc về lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số".

Chủ tịch Quốc hội cũng thông báo những dự án Luật đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 với kỳ vọng của Bộ Chính trị, Trung ương, Quốc hội, Chính phủ là năm 2025 nước ta sẽ tháo gỡ ách tắc những điểm nghẽn về kinh tế - xã hội. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, địa phương phải đi tắt, đón đầu, sau khi có các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, bộ ngành, địa phương cần vào cuộc để triển khai thực hiện, nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn về phát triển kinh tế - xã hội, thu hút nhiều hơn nữa đầu tư nước ngoài và trong nước; phấn đấu giải ngân đầu tư công, góp phần hỗ trợ đầu tư tư, hỗ trợ các thành phần kinh tế về mặt bằng, các chính sách để giải ngân đầu tư công góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

Tỉnh cũng cần đẩy mạnh giải ngân 3 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt trong bối cảnh Thừa Thiên Huế có đồng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; quan tâm vấn đề trật tự an toàn xã hội.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực 3 nghị quyết liên quan đến ngân sách, thuế
Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực 3 nghị quyết liên quan đến ngân sách, thuế

VOV.VN - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 3 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực 3 nghị quyết liên quan đến ngân sách, thuế

Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực 3 nghị quyết liên quan đến ngân sách, thuế

VOV.VN - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 3 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

VOV.VN - Tối 27/12, tại Hà Tĩnh diễn ra Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 2024). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ kỷ niệm.

Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

VOV.VN - Tối 27/12, tại Hà Tĩnh diễn ra Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 2024). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ kỷ niệm.

Chủ tịch Quốc hội: Nỗ lực để đến năm 2025, Hà Tĩnh đạt tăng trưởng GRDP 2 con số
Chủ tịch Quốc hội: Nỗ lực để đến năm 2025, Hà Tĩnh đạt tăng trưởng GRDP 2 con số

VOV.VN - Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn biểu dương nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua.

Chủ tịch Quốc hội: Nỗ lực để đến năm 2025, Hà Tĩnh đạt tăng trưởng GRDP 2 con số

Chủ tịch Quốc hội: Nỗ lực để đến năm 2025, Hà Tĩnh đạt tăng trưởng GRDP 2 con số

VOV.VN - Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn biểu dương nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua.