Đắk Lắk chuyển giao danh sách người được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV

VOV.VN - Sau khi tiếp nhận danh sách, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ trình Hội nghị hiệp thương lần thứ hai (vào ngày 18/3/2021) để thỏa thuận thống nhất lập danh sách sơ bộ người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND tỉnh.

Ủy ban Bầu cử tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức chuyển giao danh sách trích ngang, lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt, bản kê khai tài sản thu nhập của người được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa X nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Uỷ ban Bầu cử tỉnh Đắk Lắk đã chuyển giao danh sách 14 hồ sơ người được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV và 141 hồ sơ người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X, trong đó có 1 người tự ứng cử đại biểu HĐND tỉnh.

Ở đợt bầu cử này, tỉnh Đắk Lắk có 3 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV với số đại biểu Quốc hội được bầu là 9. Trong đó, 5 đại biểu làm việc và cư trú tại địa phương, 4 đại biểu do Trung ương giới thiệu.

Tổng số đại biểu HĐND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2021-2026 được bầu là 75 đại biểu với 20 đơn vị bầu cử; thống nhất phân bổ cho các cơ quan, đơn vị khối tỉnh 44 đại biểu và khối huyện, thị xã 31 đại biểu.

Sau khi tiếp nhận danh sách, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ trình Hội nghị hiệp thương lần thứ hai (vào ngày 18/3/2021) để thỏa thuận thống nhất lập danh sách sơ bộ người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND tỉnh.

Ông Bạch Văn Mạnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thư ký Ủy ban Bầu cử tỉnh Đắk Lắk cho biết, đối chiếu với các quy định của pháp luật về bầu cử hiện hành và cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2021- 2026, tất cả hồ sơ ứng cử được tiếp nhận đảm bảo theo quy định.

“Quyền tham gia công khai dân chủ theo đúng luật. Luật bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp đã quy định công dân đủ 18 tuổi đi bầu cử và mọi công dân đủ 21 tuổi có quyền ứng cử. Việc ứng cử có 2 dạng: Thứ nhất là ứng cử của cơ quan tổ chức giới thiệu người ứng cử, hiệp thương của MTTQ và hệ thống chính quyền các cấp và theo đề án cơ cấu hợp lý của cấp uỷ Đảng. Thứ 2 là ứng cử tự do thì người dân ứng cử nơi cư trú giới thiệu và làm hồ sơ đảm bảo quy định pháp lý. Được nhân dân giám sát, nhân dân ý kiến, nhận xét theo đúng quy định của pháp luật” - ông Mạnh nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công dân có quyền tự ứng cử ĐBQH nếu đủ tiêu chuẩn
Công dân có quyền tự ứng cử ĐBQH nếu đủ tiêu chuẩn

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, với mỗi kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, ngoài đại biểu được cơ quan, đoàn thể giới thiệu ứng cử thì công dân có quyền tự ứng cử nếu đáp ứng đủ điều kiện.

Công dân có quyền tự ứng cử ĐBQH nếu đủ tiêu chuẩn

Công dân có quyền tự ứng cử ĐBQH nếu đủ tiêu chuẩn

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, với mỗi kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, ngoài đại biểu được cơ quan, đoàn thể giới thiệu ứng cử thì công dân có quyền tự ứng cử nếu đáp ứng đủ điều kiện.

Bạc Liêu công bố Nghị quyết thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
Bạc Liêu công bố Nghị quyết thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

VOV.VN - Chiều 11/3, tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết 32 của HĐND tỉnh về việc thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

Bạc Liêu công bố Nghị quyết thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Bạc Liêu công bố Nghị quyết thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

VOV.VN - Chiều 11/3, tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết 32 của HĐND tỉnh về việc thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.