“Giá chung cư bị đẩy lên rất cao”

VOV.VN - “Tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai đẩy giá đất lên cao khiến cho việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ, trong khi cho người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận đất đai vì giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả”.

Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý điều này khi cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ, chính quyền các cấp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành Quốc hội, ủng hộ của nhân dân đã và đang triển khai quyết liệt nhiều nhiệm vụ giải pháp, nhờ đó kinh tế - xã hội 2024 đạt nhiều kết quả.Tuy nhiên, nhiều khó khăn, thách thức cũng được thẳng thắng nêu ra, trong đó đáng quan tâm là thị trường bất động sản.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn. Cơ cấu sản phẩm trên thị trường thiếu cân đối khiến giá nhà chung cư ở phân khúc sơ cấp và thứ cấp bị đẩy lên cao, dẫn đến người có nhu cầu thực về nhà ở khó có khả năng tiếp cận.

Giá đất nền tại các quận nội thành và ven đô Hà Nội đã có dấu hiệu tăng nhanh trở lại, nhất là đối với các huyện có thông tin lên quận. Đặc biệt, thời gian vừa qua, tình trạng “bỏ cọc” sau khi trúng đấu giá tái diễn, tác động tiêu cực đến mặt bằng giá và thị trường nhà ở.

“Tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai đẩy giá đất lên cao khiến cho việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ trong khi cho người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận đất đai vì giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả”- Uỷ ban Kinh tế nêu rõ.

Thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng nhấn mạnh “thị trường bất động sản phức tạp, giá nhà chung cư rất cao, người bình thường rất khó tiếp cận với giá chung cư thế này”. Bà đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý thị trường bất đông sản.

Cũng theo bà Nga, việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản còn chậm. Một số văn bản hướng dẫn tại địa phương rất chậm, hiệu lực từ 1/8/2024 do đó cần đẩy nhanh tiến độ hướng dẫn 3 luật này.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, tình hình kinh tế xã hội năm 2024 đạt 14/15 chỉ tiêu; tăng trưởng cả năm ước đạt 6,8-7%, vượt nghị quyết Quốc hội đặt ra thì Quốc hội và nhân dân rất vui mừng. Tăng trưởng là nhờ xuất khẩu và sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ chứ không phải từ đất đai; đầu tư nước ngoài tăng cao...

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều lo lắng. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thực hiện luật chưa kịp tiến độ. Như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, cam kết với Quốc hội tháng 7/2024 có thể thực hiện xong các văn bản hướng dẫn thực hiện, nhưng đến giờ vẫn có 12 địa phương chưa ban hành văn bản nào, rồi ban hành chưa đồng bộ.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý thị trường bất động sản còn nhiều bất cập. Qua giám sát về việc thực hiện chính sách pháp luật về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội đã cho thấy có nhiều vấn đề.

Xuất khẩu 2024 là điểm sáng nhưng kinh tế toàn cầu còn khó khăn, thiếu bền vững. Sức mua giảm so với những năm trước. Thị trường lao động mất cân đối cung cầu, cục bộ. Tình hình thiên tai còn diễn biến phức tạp…

Từ thực tế trên, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tăng cường điều chỉnh chính sách tài khoá phù hợp hiệu quả hơn trong năm 2025 để đối mặt với thách thức toàn cầu; ngăn chặn xu hướng suy giảm của thị trường bất động sản.

Cùng với đó tạo điều kiện người dân, doanh nghiệp vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Có dự án đất đai nhiều năm không giải quyết trong khi địa phương chưa quyết liệt để tháo gỡ cho doanh nghiệp. Cũng theo ông Trần Thanh Mẫn, cần kích thích tiêu dùng, mở rộng tiêu dùng trong nước, đi cùng với đó là đảm bảo giá cả…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

GDP năm 2024 vượt mục tiêu, phấn đấu có 3.000km đường cao tốc vào 2025
GDP năm 2024 vượt mục tiêu, phấn đấu có 3.000km đường cao tốc vào 2025

VOV.VN - Ngày 9/10, tại Phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025.

GDP năm 2024 vượt mục tiêu, phấn đấu có 3.000km đường cao tốc vào 2025

GDP năm 2024 vượt mục tiêu, phấn đấu có 3.000km đường cao tốc vào 2025

VOV.VN - Ngày 9/10, tại Phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025.

“Việc gì tốt hơn cho nhà giáo là ủng hộ nhưng không tạo đặc quyền, đặc lợi”
“Việc gì tốt hơn cho nhà giáo là ủng hộ nhưng không tạo đặc quyền, đặc lợi”

VOV.VN - Đánh giá cao dự thảo Luật Nhà giáo khi đề xuất nhiều chính sách phù hợp, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá tác động kỹ lưỡng, quy định phù hợp, khả thi và tránh tạo đặc quyền, đặc lợi.

“Việc gì tốt hơn cho nhà giáo là ủng hộ nhưng không tạo đặc quyền, đặc lợi”

“Việc gì tốt hơn cho nhà giáo là ủng hộ nhưng không tạo đặc quyền, đặc lợi”

VOV.VN - Đánh giá cao dự thảo Luật Nhà giáo khi đề xuất nhiều chính sách phù hợp, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá tác động kỹ lưỡng, quy định phù hợp, khả thi và tránh tạo đặc quyền, đặc lợi.

Đề xuất chi hơn 256.000 tỷ đồng phát triển văn hóa: Có bố trí và tiêu được không?
Đề xuất chi hơn 256.000 tỷ đồng phát triển văn hóa: Có bố trí và tiêu được không?

VOV.VN - Tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến hơn 256.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, có ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn về khả năng bố trí cũng như giải ngân trên thực tế.

Đề xuất chi hơn 256.000 tỷ đồng phát triển văn hóa: Có bố trí và tiêu được không?

Đề xuất chi hơn 256.000 tỷ đồng phát triển văn hóa: Có bố trí và tiêu được không?

VOV.VN - Tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến hơn 256.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, có ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn về khả năng bố trí cũng như giải ngân trên thực tế.