Hai quan điểm trong sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005

(VOV) -Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu lên hai quan điểm cần sửa đổi của Bộ luật Dân sự để đáp ứng với tình hình mới. 

Ngày 22/6, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005. Ông Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. 

Bộ luật Dân sự năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006) là văn bản pháp luật quan trọng trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội, liên quan đến tất cả các chủ thể và giao dịch diễn ra hàng ngày.

Các quy định trong Bộ luật Dân sự còn là nền tảng pháp lý cho hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 (Ảnh Chính phủ)

Qua thực tiễn thi hành, Bộ luật Dân sự đã phát huy vai trò to lớn trong việc quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự; góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, các quan hệ dân sự đã có những thay đổi đáng kể và nhanh chóng, nhiều quy định của bộ luật này đã bộc lộ hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung.

Toàn cảnh hội nghị

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ rõ một số hạn chế của Bộ luật Dân sự 2005 như: Chưa phát huy được vai trò là luật chung, luật gốc trong hệ thống luật tư; chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền; thiếu vắng những quan điểm có tính hệ thống; nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự chưa có văn bản quy định chi tiết thi hành kịp thời và khó thực thi trên thực tiễn; việc công nhận quyền dân sự của luật nhân thân, tài sản còn nhiều bất cập có thể gây ra nhiều rủi ro pháp lý, làm cho người ta làm ăn kinh doanh không yên tâm.

Những hạn chế bất cập này đã ảnh hưởng đến hiệu quả của Bộ luật Dân sự nói riêng và pháp luật dân sự nói chung, làm cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự năm 2005 là hết sức cần thiết.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Trong lần sửa đổi này, tôi cho rằng, Bộ luật Dân sự cần phải thể hiện được hai quan điểm rất quan trọng, đó là: Thực sự trở thành nền tảng pháp lý của hệ thống pháp luật, điều chỉnh các quan hệ các chủ thể bình đẳng, tự thỏa thuận, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm; Và thực sự trở thành bộ luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo được cú hích đáng kể cho sự phát triển các quan hệ thị trường, thúc đẩy sự chủ động, sáng tạo của chủ thể tham gia các hoạt động giao lưu dân sự”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự 2005
Tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự 2005

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005.

Tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự 2005

Tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự 2005

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005.

Hoàn thiện rà soát Bộ luật Dân sự
Hoàn thiện rà soát Bộ luật Dân sự

Sáng 14/9, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Hoàn thiện báo cáo rà soát Bộ luật Dân sự”.

Hoàn thiện rà soát Bộ luật Dân sự

Hoàn thiện rà soát Bộ luật Dân sự

Sáng 14/9, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Hoàn thiện báo cáo rà soát Bộ luật Dân sự”.