Hiến pháp cần làm rõ nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

(VOV) -Các đại biểu cho ý kiến về chương 4 với nội dung “Bảo vệ Tổ quốc” trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Cùng với nhiều chương, điều quan trọng khác của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, chương 4 với nội dung “Bảo vệ Tổ quốc” luôn nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đông đảo cán bộ, quần chúng nhân dân.

Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của nhân dân

Góp ý cho Điều 48 với nội dung “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của nhân dân. Công dân phải có nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân…”, ông Nguyễn Anh Sơn, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định đề nghị thay cụm từ “công dân phải có nghĩa vụ quân sự” bằng cụm từ “công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”.

Ông Nguyễn Anh Sơn phân tích: "Tôi rất tán thành quan điểm đề nghị sửa Điều 48 theo tinh thần mới tức là chúng ta không đồng nhất khái niệm là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Ngày xưa, theo Hiến pháp cũ thì chúng ta dễ đồng nhất quan niệm là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc bằng việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc rất rộng mà thực hiện nghĩa vụ quân sự chỉ là một phần". 

Liên quan đến Điều 70, với nội dung lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội cựu chiến binh Việt Nam nêu ý kiến: "Tôi đề nghị đổi, viết là lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam. Tức là chúng ta có Tổ quốc, có nhân dân. Trên nền tảng Tổ quốc, nhân dân mới có Đảng".

Về nội dung dự thảo tại Điều 71, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Tư lệnh Quân khu 9 đề nghị bỏ hai từ “từng bước” trong cụm từ: Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Hiến pháp có giá trị trong một thời gian dài và thực tế hiện nay, chúng ta đã có một số quân, binh chủng đã tiến lên hiện đại. Trong thời gian gần nhất, nếu điều kiện cho phép thì chúng ta tiến lên hiện đại để đủ điều kiện bảo vệ Tổ quốc.

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ nói: "Trong Hiến pháp chúng ta cứ xác định hiện đại, để có hướng xây dựng quân đội, còn riêng đối với nghị quyết của Bộ Chính trị và của Thường vụ quân ủy Trung ương xác định bước đi làm sao để phù hợp với nền kinh tế của chúng ta"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kon Tum huy động trí tuệ nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp
Kon Tum huy động trí tuệ nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Kon Tum đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi người với việc sửa đổi Hiến pháp

Kon Tum huy động trí tuệ nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp

Kon Tum huy động trí tuệ nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Kon Tum đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi người với việc sửa đổi Hiến pháp

Thảo luận sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú
Thảo luận sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú

(VOV) -Một nội dung mới của dự thảo so với Luật cư trú hiện hành là công dân chỉ cần 1 điều kiện duy nhất là có nhà ở

Thảo luận sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú

Thảo luận sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú

(VOV) -Một nội dung mới của dự thảo so với Luật cư trú hiện hành là công dân chỉ cần 1 điều kiện duy nhất là có nhà ở

Ủy ban Dân tộc lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp
Ủy ban Dân tộc lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV)- Sáng nay (26/2), Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị quán triệt, hướng dẫn lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Ủy ban Dân tộc lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp

Ủy ban Dân tộc lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV)- Sáng nay (26/2), Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị quán triệt, hướng dẫn lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992