Hội thảo khoa học Thái - Việt về Hiến pháp Việt Nam

(VOV) - Hội thảo khoa học mang chủ đề "Luật pháp và Hiến pháp Việt Nam".

Hôm nay (16/3), tại tỉnh Ubon Ratchathani, thuộc Đông Bắc Thái Lan, Đại học tổng hợp Rajapat, Viện nghiên cứu Phu-phan ở tỉnh Ubon Ratchathani đã tổ chức hội thảo khoa học mang chủ đề "Luật pháp và Hiến pháp Việt Nam".

Tham dự cuộc hội thảo có hơn 400 giáo sư, sinh viên của Đại Rajapat và Viện nghiên cứu Phu-phan của Thái Lan; cùng nhóm các giáo sư, giảng viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và đại diện bà con Việt kiều tại tỉnh Ubon Ratchathani.  

Phát biểu khai mạc, ông Prachoom Pongpan, Hiệu trưởng Đại học Rajapat nhấn mạnh, trường tổ chức hội thảo về Hiến pháp Việt Nam để hiểu rõ hơn về luật pháp, Hiến pháp của nước bạn láng giềng Việt Nam; tạo thuận lợi cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong tương lai.

Các diễn giả và Ban Tổ chức hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Về dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Việt Nam, ông Prachoom Pongpan nói: "Chúng tôi cho rằng, Hiến pháp là luật tối cao của Việt Nam. Chúng tôi hoan nghênh việc sửa đổi, bổ sung, cải cách Hiến pháp theo hướng vì sự hội nhập Cộng đồng ASEAN. Đất nước Thái Lan của chúng tôi cũng sẽ sửa đổi, bổ sung để phục vụ cho hội nhập Cộng đồng ASEAN trong cả 3 trụ cột gồm chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội".

Trong phần tham luận của đoàn Việt Nam tại hội thảo, GS.TS. luật Mai Hồng Quỳ đã trình bày về quy trình sửa đổi Hiến pháp nhấn mạnh tính dân chủ, lắng nghe ý kiến của mọi người dân, tổ chức, đoàn thể xã hội về vấn đề này; đồng thời so sánh những điểm tích cực của dự thảo Hiến pháp sửa đổi so với Hiến pháp 1992. Các diễn giả Việt Nam cũng giải đáp thấu đáo các câu hỏi của giảng viên, sinh viên về vấn đề luật pháp, sửa đổi Hiến pháp của Việt Nam.

Thay mặt bà con Việt kiều tại địa phương, ông Nguyễn Quốc Quyền, Chủ tịch Hội Việt kiều tại Ubon Ratchathani - Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam toàn Thái Lan cho biết: "Sau khi có thông tin ở Việt Nam tổ chức sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, bà con chúng tôi rất ủng hộ và thấy rằng đất nước mình có Hiến pháp tiên tiến, để làm cho đất nước đi lên, cho nên đa số ủng hộ tích cực và có ý kiến đóng góp”.

Nhiều cơ quan báo chí của Thái Lan đã tới dự và đưa tin về cuộc hội thảo này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiến pháp cần đặt vấn đề giáo dục đúng tầm
Hiến pháp cần đặt vấn đề giáo dục đúng tầm

(VOV) - Theo một số ý kiến, đến lúc cần nghĩ đến “các hình thức giáo dục khác” trong bối cảnh nền giáo dục của thế giới ngày càng phong phú

Hiến pháp cần đặt vấn đề giáo dục đúng tầm

Hiến pháp cần đặt vấn đề giáo dục đúng tầm

(VOV) - Theo một số ý kiến, đến lúc cần nghĩ đến “các hình thức giáo dục khác” trong bối cảnh nền giáo dục của thế giới ngày càng phong phú

Đại biểu QH chuyên trách tiếp tục góp ý sửa đổi Hiến pháp
Đại biểu QH chuyên trách tiếp tục góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Qua phản ánh của các đại biểu, nhân dân quan tâm góp ý kiến nhiều nhất là chế độ sở hữu đất đai và cơ chế thu hồi đất

Đại biểu QH chuyên trách tiếp tục góp ý sửa đổi Hiến pháp

Đại biểu QH chuyên trách tiếp tục góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Qua phản ánh của các đại biểu, nhân dân quan tâm góp ý kiến nhiều nhất là chế độ sở hữu đất đai và cơ chế thu hồi đất

Ủy ban Các vấn đề xã hội họp về sửa đổi hiến pháp
Ủy ban Các vấn đề xã hội họp về sửa đổi hiến pháp

(VOV) -Các đại biểu cho rằng đây là lần sửa đổi toàn diện, có tính kế thừa phù hợp với thực tiễn…

Ủy ban Các vấn đề xã hội họp về sửa đổi hiến pháp

Ủy ban Các vấn đề xã hội họp về sửa đổi hiến pháp

(VOV) -Các đại biểu cho rằng đây là lần sửa đổi toàn diện, có tính kế thừa phù hợp với thực tiễn…