Nhà nghiên cứu Ấn Độ:

Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ được thể chế hóa để phù hợp với bối cảnh mới

VOV.VN - Việt Nam - Ấn Độ, hai quốc gia có mối liên kết bắt nguồn từ xa xưa, đang ngày trở nên gần gũi, sâu sắc. Đó là nền tảng để hai đất nước có thể mở ra nhiều sự hợp tác, trao đổi, đồng thuận. Đây là nhận định của Giáo sư Srikanth Kondapalli, nhà nghiên cứu về khu vực Đông Á của Trường Nghiên cứu quốc tế, Đại học Jawaharlal Nehru, Ấn Độ khi đánh giá về quan hệ song phương Việt Nam.

Trước thềm chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phan Tùng - phóng viên thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ có cuộc trao đổi với Giáo sư Srikanth Kondapalli, nhà nghiên cứu về khu vực Đông Á của Trường Nghiên cứu quốc tế, Đại học Jawaharlal Nehru, Ấn Độ về quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ.

PV: Việt Nam và Ấn Độ cùng chia sẻ nhiều sự tương đồng về lịch sử và văn hóa. Nhiều người nói rằng những giá trị đó giúp cho chúng ta có được lòng tin chiến lược. Vậy ông nghĩ sao về điều này?

Giáo sư Srikanth Kondapalli: Xin cảm ơn đã cho tôi cơ hội đề bàn luận về chủ đề này. Ấn Độ đang trông đợi chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ thành công tốt đẹp. Qua chuyến thăm này, chúng tôi muốn công chúng Việt Nam hiểu biết hơn về sự phát triển của Ấn Độ. 

Tôi nghĩ về mặt lịch sử, Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ hữu nghị rất tốt, điều này được phản ánh trong các di tích kiến ​​trúc, những kết nối hàng hải có niên đại từ 1000 năm trở lên và ở nhiều nơi ở Việt Nam, người ta đã khai quật, phát hiện được các ngôi đền có dấu tích Ấn Độ. Và ngày nay, Cục Khảo cổ học Ấn Độ đang cố gắng phục dựng, trùng tu nhiều ngôi đền trong số này - vốn là một phần của các mối liên hệ văn hóa giữa hai bên. Vì vậy, chúng ta có mối liên hệ lịch sử rất tốt. Chúng ta chưa bao giờ có bất kỳ sự thù địch nào. Và hai dân tộc có mối quan hệ hữu nghị ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi Liên Xô, Việt Nam, Ấn Độ, Yemen là những đối tác rất thân thiết.

Tôi nhớ rằng, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm Ấn Độ vào những năm 1950, chúng tôi đã tổ chức đón tiếp rất trọng thị. Và cũng như vậy, Thủ tướng Jawaharlal Nehru cũng được chào đón rất nồng ấm tại Việt Nam. Chúng ta có mối quan hệ rất tốt về mặt lịch sử. Và giờ đây, trách nhiệm của chúng ta là làm mới mối quan hệ này trong bối cảnh mới.

Bối cảnh mới là quá trình toàn cầu hóa. Bối cảnh mới là đầu tư thương mại, giao lưu giữa người dân hai nước và cũng là cách chúng ta vượt qua những đứt gãy khác nhau do cuộc khủng hoảng tài chính, do xung đột ở Ukraine, xung đột ở Trung Đông gây ra. Vì vậy, những thứ này đã dẫn đến nhiều bất ổn. Chúng tôi đang cố gắng đoàn kết lại và giống như Việt Nam, Ấn Độ cũng có các mục tiêu chính sách đối ngoại tương tự.

Ví dụ, Việt Nam có chính sách "Ngoại giao cây Tre" khá linh hoạt, nhưng không bao giờ xa rời các nguyên tắc của mình. Ấn Độ cũng có một chính sách tương tự được gọi là "Tự chủ Chiến lược", tương tự như "Ngoại giao cây Tre". Chúng ta thấy rằng "Ngoại giao cây Tre" đã thành công khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Mỹ; đồng thời ông cũng tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng trước. Và chúng ta cũng thấy rằng Việt Nam có quan hệ tốt với Trung Quốc và cả với Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và các quốc gia khác.

Thứ hai, Hiến pháp Việt Nam không cho phép thiết lập căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ. Việt Nam cũng chủ trương không tham gia liên minh quân sự và theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập. Chúng ta cũng thấy mục tiêu tương tự trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Chúng tôi cũng không cho phép có căn cứ cho quân đội nước ngoài trên lãnh thổ nước mình. Chúng tôi cũng không liên minh quân sự. Nói tóm lại, có rất nhiều điểm chung giữa Việt Nam và Ấn Độ. Vì vậy, tôi nghĩ đó là một điểm khởi đầu rất tốt để chúng tôi tăng cường hơn nữa quan hệ song phương của mình.

PV: Chúng ta chứng kiến tăng trưởng ấn tượng trong quan hệ kinh tế giữa hai nước vài năm qua trên mọi mặt như đầu tư, trao đổi thương mại, du lịch đều gia tăng. Điều này có ý nghĩa gì, thưa ông?

Giáo sư Srikanth Kondapalli: Năm 2013, khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới thăm Ấn Độ, chúng ta đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược. Kể từ đó, quan hệ giữa hai nước đã phát triển không ngừng. Giờ đây, chúng ta chứng kiến kim ngạch thương mại song phương đã đạt khoảng 15 tỷ USD/năm. Một điểm quan trọng của thương mại song phương là sự bổ trợ lẫn nhau của hàng hóa Việt Nam và Ấn Độ. Chúng ta cùng sản xuất hàng hóa và cùng bán ra thị trường các sản phẩm nông sản; nhưng có rất nhiều sự bổ sung lẫn nhau.

Thứ hai, điều mà chúng ta làm được kể từ giai đoạn 2013- 2014 là việc thể chế hóa các mối quan hệ song phương. Ví dụ, hai nước đã thiết lập được cơ chế ủy ban chung về kinh tế và thương mại; trong đó có cả tiểu ban về nông nghiệp; cơ chế hợp tác về khoa học và công nghệ, hay giải quyết vấn đề an ninh hàng hải. Bộ trưởng Ngoại giao hai nước cũng có cơ chế đối thoại chiến lược. Tất cả những điều này đã thể chế hóa mối quan hệ song phương.

Trước đây, chúng ta chỉ có thể ký kết các thỏa thuận trong các chuyến thăm của bộ trưởng ngoại giao, tổng thống, thủ tướng. Nhưng ngày nay, hợp tác đã được thể chế hóa, nghĩa là chúng ta hiện đang có nhiều hợp tác toàn diện và đối thoại toàn diện hơn. Nếu có vấn đề, hai bên sẽ thành lập các cơ chế hợp tác để xem xét, đánh giá, và thảo luận về những gì cần làm để giải quyết vấn đề. Kết quả là chúng ta không có bất kỳ sự đình trệ nào trong quan hệ song phương những năm qua. Ngay cả khi có một cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1997, hoặc cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chúng ta vẫn có thể phối hợp, hợp tác cùng nhau.

Nhiều lĩnh vực khác như đối thoại an ninh, hợp tác về không gian, chống khủng bố, hợp tác quốc phòng, Việt Nam và Ấn Độ đều được duy trì. Ví dụ, thủy thủ Việt Nam làm việc trên tàu ngầm lớp Kilo được đào tạo tại Ấn Độ. Tương tự thế, chúng ta đang lên kế hoạch để đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu. Những lĩnh vực hợp tác này tạo ra điều kiện cho các bối cảnh thể chế. Một trong những ưu điểm của hợp tác theo thể chế là việc ngay cả khi bạn gặp phải những biến động, các cơ chế này có xu hướng hấp thụ các hỗn loạn và chúng ta cùng hợp tác hướng lên phía trước. 

PV: Người dân hai nước đang cùng hưởng những thành quả hợp tác song phương. Chúng ta ngày càng hiểu biết về nhau nhiều hơn. Vậy cần làm gì để thúc đẩy giao lưu nhân dân – điều vốn là nền tảng của mối quan hệ hữu nghị này, thưa Giáo sư Kondapalli?

Giáo sư Srikanth Kondapalli: Tôi nghĩ rằng giao lưu nhân dân rất quan trọng, khi mà rất nhiều người Việt Nam theo đạo Phật. Ấn Độ lại là quê hương của Đức Phật với nhiều di tích như Bodh Gaya, Sarnath, Sanchi,… nơi Đức Phật giác ngộ. Hàng nghìn người Việt Nam đã tới thăm quan các thánh tích Phật giáo mỗi năm. Điều đó mang lại cơ hội cho giao lưu, hợp tác giữa người dân hai nước. Chúng ta cũng có trao đổi giáo dục. Rất nhiều người Việt Nam sang Ấn Độ học tập. Trong khi đó, nhiều người Ấn Độ cũng chọn Việt Nam để học các ngành kỹ thuật, chăn nuôi bò sữa, nghệ thuật… 

Chúng ta còn có hợp tác về khảo cổ. Cục Khảo cổ học Ấn Độ đã tới nhiều địa điểm ở Việt Nam để phục chế các di tích Ấn Độ giáo phục vụ du lịch. Nhiều khách du lịch Ấn Độ đến thăm Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội và họ cảm thấy yêu thích sự đa dạng ở Việt Nam. Vì vậy, những năm tới, hàng triệu người Ấn Độ sẽ đến Việt Nam. Các hãng hàng không hai nước đang đàm phán để mở các chuyến bay trực tiếp hàng ngày. Điều này có thể sẽ làm tăng các mối quan hệ giữa người với người trong tương lai. Vì vậy, chúng ta hãy hy vọng rằng chuyến thăm của Thủ tướng vào tuần tới sẽ mang đến nhiều thỏa thuận hơn liên quan đến các mối quan hệ giao lưu nhân dân.

Điều này rất cần thiết vì Việt Nam và Ấn Độ là các nước đang phát triển và hai bên  nhu cầu rất lớn về giao lưu giữa người dân mỗi nước. Tôi nghĩ rằng các nhà lãnh đạo hiện nay nên cố gắng tăng cường hơn nữa. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là một chuyến thăm rất quan trọng, nơi chúng ta mong đợi nhiều thỏa thuận hơn sẽ được ký kết.

 PV: Xin cảm ơn ông vì cuộc phỏng vấn!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ

VOV.VN - Tối nay (30/7), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã lên đường thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ từ ngày 30/7 đến ngày 1/8 theo lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ

VOV.VN - Tối nay (30/7), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã lên đường thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ từ ngày 30/7 đến ngày 1/8 theo lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Ấn Độ

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Ấn Độ từ 30/7 - 1/8/2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Ấn Độ

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Ấn Độ

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Ấn Độ từ 30/7 - 1/8/2024.

Bạn bè Ấn Độ và quốc tế tới viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại New Delhi, Ấn Độ
Bạn bè Ấn Độ và quốc tế tới viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại New Delhi, Ấn Độ

VOV.VN - Sáng 25/7, tại thủ đô New Delhi, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức lễ viếng và mở sổ tang Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại trụ sở Đại sứ quán.

Bạn bè Ấn Độ và quốc tế tới viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại New Delhi, Ấn Độ

Bạn bè Ấn Độ và quốc tế tới viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại New Delhi, Ấn Độ

VOV.VN - Sáng 25/7, tại thủ đô New Delhi, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức lễ viếng và mở sổ tang Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại trụ sở Đại sứ quán.