Khai mạc phiên họp thứ 46 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VOV.VN -Một nội dung đặc biệt quan trọng là Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các vấn đề hệ trọng của đất nước trong 5 năm tới...

Hôm nay (7/3), tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 46, thảo luận về các báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch tài chính, đầu tư công và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2016-2020.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khai mạc phiên họp

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến về dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; thảo luận các dự án luật còn lại để tích cực thi hành Hiến pháp, đưa Hiến pháp 2013 vào cuộc sống.

Một nội dung đặc biệt quan trọng là Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các vấn đề hệ trọng của đất nước trong 5 năm tới, về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kế hoạch đầu tư trung hạn, tài chính trung hạn.

Báo cáo do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày tại phiên họp cho thấy, 5 năm qua, trong số 26 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường đã được Quốc hội thông qua, có 16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Lạm phát được kiểm soát, tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, từ 18,13% năm 2011 xuống còn 0,6% vào năm 2015; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý. Các đột phá chiến lược và cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt được kết quả bước đầu.

Tuy nhiên, trong 10 chỉ tiêu không đạt kế hoạch có các chỉ tiêu về tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân 5 năm là 5,91% (mục tiêu là 6,5%-7%); bội chi ngân sách nhà nước vào năm 2015 là 6,1% GDP (mục tiêu là dưới 4,5% GDP).

Báo cáo cũng đưa ra các quan điểm phát triển, mục tiêu, chỉ tiêu và khâu đột phá, các cân đối lớn, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển các ngành, lĩnh vực và cơ cấu lại nền kinh tế trong 5 năm tới. Trong đó, xác định mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5-7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; Bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 còn khoảng 4% GDP.

Về xã hội, đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%, lao động qua đào tạo đạt khoảng 65-70%, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số và tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1-1,5%/năm.

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình với các nhận định trong báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm tới. Riêng báo cáo về kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020 và báo cáo về đầu tư trung hạn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị để lại để trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khối hành pháp có 18 “ghế” trong Quốc hội: Vẫn nhiều?
Khối hành pháp có 18 “ghế” trong Quốc hội: Vẫn nhiều?

VOV.VN -Nhiều ý kiến cho rằng nên giảm ĐBQH khối hành pháp, vì họ gánh nhiều việc quá. Tuy nhiên, một số cho rằng, họ là kênh cung cấp thông tin để làm luật sát thực tiễn

Khối hành pháp có 18 “ghế” trong Quốc hội: Vẫn nhiều?

Khối hành pháp có 18 “ghế” trong Quốc hội: Vẫn nhiều?

VOV.VN -Nhiều ý kiến cho rằng nên giảm ĐBQH khối hành pháp, vì họ gánh nhiều việc quá. Tuy nhiên, một số cho rằng, họ là kênh cung cấp thông tin để làm luật sát thực tiễn

Tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội liên tục sụt giảm, đâu là nguyên nhân?
Tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội liên tục sụt giảm, đâu là nguyên nhân?

VOV.VN -Tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho thấy sự sụt giảm đáng kể và thấp nhất trong 4 nhiệm kỳ gần đây.

Tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội liên tục sụt giảm, đâu là nguyên nhân?

Tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội liên tục sụt giảm, đâu là nguyên nhân?

VOV.VN -Tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho thấy sự sụt giảm đáng kể và thấp nhất trong 4 nhiệm kỳ gần đây.

Dư nợ Chính phủ hơn 50% GDP, vượt trần cho phép
Dư nợ Chính phủ hơn 50% GDP, vượt trần cho phép

VOV.VN -Chỉ tiêu nợ Chính phủ vượt giới hạn cho phép (50% GDP) và có nhiều dấu hiệu khó khăn trong vấn đề nợ công.

Dư nợ Chính phủ hơn 50% GDP, vượt trần cho phép

Dư nợ Chính phủ hơn 50% GDP, vượt trần cho phép

VOV.VN -Chỉ tiêu nợ Chính phủ vượt giới hạn cho phép (50% GDP) và có nhiều dấu hiệu khó khăn trong vấn đề nợ công.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Trả hết nợ sẽ thiếu tiền đầu tư
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Trả hết nợ sẽ thiếu tiền đầu tư

VOV.VN - Ông Bùi Quang Vinh cho biết, nếu kế hoạch trung hạn bố trí thanh toán hết nợ và số ứng trước thì thậm chí sẽ không còn nguồn để khởi công mới.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Trả hết nợ sẽ thiếu tiền đầu tư

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Trả hết nợ sẽ thiếu tiền đầu tư

VOV.VN - Ông Bùi Quang Vinh cho biết, nếu kế hoạch trung hạn bố trí thanh toán hết nợ và số ứng trước thì thậm chí sẽ không còn nguồn để khởi công mới.