Không cần đến xã, người dân vẫn gần với chính quyền

VOV.VN - Mô hình "thôn, ấp thông minh" ở Bà Rịa - Vũng Tàu giúp dân không mất nhiều thời gian, đi lại nhiều lần khi thực hiện thủ tục hành chính.

Nhằm khuyến khích phát triển xã hội số, để người dân khai thác hiệu quả dịch vụ, nền tảng số, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang tích cực thực hiện mô hình “thôn, ấp thông minh”, đồng thời xác định đây là khâu đột phá về chuyển đổi số của địa phương trong năm 2024. 

Nhiều tiện ích

Ông Dương Công Cứ, 71 tuổi, người dân ấp Xà Bang 1, xã Xà Bang, huyện Châu Đức chia sẻ, cách đây 1 năm khi muốn thực hiện các thủ tục hành chính người dân phải đến UBND xã, rất mất thời gian, đặc biệt đối với người lớn tuổi thì rất bất tiện vì đi lại nhiều lần ảnh hưởng đến công việc sản xuất, làm ăn.

Cũng theo ông Cứ, vào đầu tháng 5/2024, UBND xã Xà Bang đã trang bị bộ máy vi tính, máy in, lắp wifi tại trụ sở ấp nhằm giúp người dân thực hiện các thủ tục hành chính công trực tuyến theo mô hình “thôn, ấp thông minh”. Người dân trong vùng thấy rất tiện, tiết kiệm thời gian, đặc biệt là những người lớn tuổi, thường xuyên bận việc nương rẫy cũng có thể thực hiện được vào ban đêm. Ở đây, cứ mỗi đêm điều có cán bộ xã, đoàn viên thanh niên, ban thôn, ấp... hỗ trợ làm thủ tục rất nhanh, người dân rất phấn khởi.

"Ban ngày chúng tôi bận công việc nhưng tối đến có thể đến trụ sở ấp để làm hồ sơ trực tuyến, mô hình này đỡ cho dân nhiều lắm, người dân rất mừng. Mừng vì mình làm được việc, lại không mất công đi lại nhiều lần, ra UBND xã chờ lâu"- ông Cứ cho hay.

Còn ông Trần Bá Thuyên, 72 tuổi, thôn Quảng Thành 2, xã Quảng Thành, huyện Châu Đức cho biết, mô hình “thôn, ấp thông minh” rất tiện ích.

Theo ông Thuyên, người thân trong gia đình ông vừa thực hiện xong thủ tục cấp giấy khai sinh tại trụ sở thôn, chỉ cần mấy thao tác nhập dữ liệu đơn giản trên điện thoại thông minh là hoàn thành.

Ông Thuyên mong muốn, thời gian tới các thôn, ấp cần hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục hành chính khác như đất đai, môi trường, đô thị… trên điện thoại thông minh:

"Tôi muốn làm giấy khai sinh chẳng hạn, thì qua trực tuyến này tôi đã làm được, người ta sẽ hẹn trả kết quả qua điện thoại, đảm bảo vấn đề thời gian cho người dân. Không phải mang hồ sơ lên UBND xã, phải chờ đợi. Mong muốn tất cả các thủ tục, giấy tờ khác đều qua cổng trực tuyến này, đỡ mất thời gian"- ông Thuyên cho hay. 

Thôn, ấp giúp dân

Để thực hiện hiệu quả mô hình “thôn, ấp thông minh”, từ đầu năm 2024 UBND huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức tập huấn cho các trưởng thôn, ấp, người dân trên địa bàn cài đặt VneID, thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn cho người dân thực hiện thủ tục cải cách hành chính.

Theo ông Nguyễn Đạo Thành, Trưởng ấp Xà Bang 1, xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hầu hết người trẻ tuổi trong ấp đều thực hiện tốt việc giao dịch hành chính công trên điện thoại thông minh.

Còn đối với mô hình “thôn, ấp thông minh” thì rất phù hợp cho người già, lớn tuổi, người đi làm ăn xa và người bận việc ban ngày. 

Ông Thành cho biết thêm, từ khi UBND xã triển khai mô hình này thì lượng người đến thực hiện thành công đã tăng lên rõ rệt, chủ yếu là các loại giấy tờ liên quan đến hộ tịch, hộ khẩu, khai sinh:

"Từ khi thực hiện mô hình thủ tục hành chính trực tuyến tại trụ sở ấp thì rất thuận tiện cho dân. Người dân cần thì cứ đến trụ sở ấp sẽ có lực lượng thanh niên, ban điều hành ấp, Tổ công nghệ cộng đồng phục vụ cho bà con. Ở trụ sở ấp làm giấy tờ xong chuyển đến bộ phận 1 cửa UBND xã, khi một cửa thực hiện xong trả lại kết quả về ấp, rồi báo bà con lấy kết quả. Từ ngày có mô hình này bà con rất phấn khởi, đến ấp thực hiện rất đông"-ông Thành thông tin.

Còn ông Huỳnh Ngọc Sơn, Bí thư Chi bộ thôn Quảng Thành 2, xã Quảng Thành, huyện Châu Đức chia sẻ, hiện các thủ tục đơn giản như: cấp giấy khai sinh, khai tử, hộ tịch… chỉ cần đến trụ sở áp và con sẽ được Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn, hỗ trợ nhập thông tin, dữ liệu, giấy tờ cần thiết.

 Sắp tới, sau khi được tập huấn thì các "thôn, ấp thông minh" có thể hỗ trợ người dân về thủ tục đất đai, môi trường, thiết lập chữ ký số cho người dân.

"Hiện nay tất cả các thủ tục hành chính đã thực hiện trên điện thoại thông minh, người dân phải bắt buộc phải cài đặt VneID. Chúng tôi sẽ hướng dẫn người dân cài đặt chữ ký số trực tiếp trên điện thoại thông minh, để sau này sẽ thuận tiện thực hiện các thủ tục hành chính, người dân không phải mất thời gian đến tận UBND xã"- ông Huỳnh Ngọc Sơn cho biết.

Giảm áp lực cho cán bộ xã

Theo UBND huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu, hiện tỷ lệ người dân có nhu cầu về thủ tục hành chính trên địa bàn đa số thành phần là nông dân và người lớn tuổi (chủ hộ gia đình), họ không có máy vi tính, cũng như không khả năng sử dụng máy tính và điện thoại thông minh để thực hiện các thao tác khai báo trực tuyến. Vì vậy, đẩy mạnh mô hình “thôn, ấp thông minh” sẽ giảm được áp lực cho cán bộ một cửa các cấp. 

Theo bà Hồ Thị Mỹ Hoà, Chủ tịch UBND xã Xà Bang, huyện Châu Đức, hiện địa phương có 7 thôn, ấp, trong đó có 2 ấp Xàng Bang 1 và 2 áp dụng thành công mô hình “thôn, ấp thông minh”, đây là 2  có số dân đông nhất xã, với hơn 1.000 hộ dân. 

Cũng theo bà Hoà, khi người dân đến UBND xã thực hiện các thủ tục hành chính, đặc biệt đối với những người trẻ, rành công nghệ thì việc thao tác thực trên điện thoại thông minh rất nhanh chóng, thuận tiện. Còn đối với người già, lớn tuổi thì cán bộ công chức xã phải mất thêm thời gian hướng dẫn nhập dữ liệu, thông tin cần thiết nên rất áp lực cho cán bộ, công chức bộ phận một cửa:

"Mô hình này hướng dẫn cho người dân thực hiện rất thuận tiện, giảm áp lực cho cán bộ, công chức cấp xã mà người dân cảm thấy thoải mái hơn. Trong thời gian tới, địa phương cố gắng phát triển thêm mô hình này tại các địa bàn thôn, ấp còn lại. Tuyên truyền thêm cho dân để họ nộp hồ sơ hành chính tại thôn, ấp, tránh trường hợp người dân đến UBND xã nhiều, gây phiền hà cho dân".

Thời gian tới, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ trang bị cho các thôn, ấp máy tính, máy scan, wifi để tạo điều kiện cho người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại địa bàn dân cư thông qua Tổ Công nghệ số cộng đồng. Việc này cũng giúp đẩy mạnh chuyển đổi số ở cơ sở phát triển rộng khắp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng yêu cầu chuyển đổi số không "thí điểm" nữa mà phải tăng tốc, bứt phá
Thủ tướng yêu cầu chuyển đổi số không "thí điểm" nữa mà phải tăng tốc, bứt phá

VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh: "Bây giờ, chúng ta không thí điểm, nhân rộng gì nữa mà phải tăng tốc, bứt phá cùng khí thể tiến công mạnh mẽ. Tinh thần là 5 “đẩy mạnh” - 5 “bảo đảm” gắn với 5 “không”.

Thủ tướng yêu cầu chuyển đổi số không "thí điểm" nữa mà phải tăng tốc, bứt phá

Thủ tướng yêu cầu chuyển đổi số không "thí điểm" nữa mà phải tăng tốc, bứt phá

VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh: "Bây giờ, chúng ta không thí điểm, nhân rộng gì nữa mà phải tăng tốc, bứt phá cùng khí thể tiến công mạnh mẽ. Tinh thần là 5 “đẩy mạnh” - 5 “bảo đảm” gắn với 5 “không”.

Chuyển đổi số là chuyển đổi tư duy để tạo ra một quy trình sản xuất mới
Chuyển đổi số là chuyển đổi tư duy để tạo ra một quy trình sản xuất mới

VOV.VN - Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI năm 2024 tại Thanh Hóa, VOV đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Chuyển đổi số phát thanh: Thực tiễn quốc tế và Việt Nam” với sự tham gia của các chuyên gia, các diễn giả truyền thông từ các Đài PT-TH uy tín trong khu vực.

Chuyển đổi số là chuyển đổi tư duy để tạo ra một quy trình sản xuất mới

Chuyển đổi số là chuyển đổi tư duy để tạo ra một quy trình sản xuất mới

VOV.VN - Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI năm 2024 tại Thanh Hóa, VOV đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Chuyển đổi số phát thanh: Thực tiễn quốc tế và Việt Nam” với sự tham gia của các chuyên gia, các diễn giả truyền thông từ các Đài PT-TH uy tín trong khu vực.

Áp lực chuyển đổi số với các cơ quan báo chí truyền thông
Áp lực chuyển đổi số với các cơ quan báo chí truyền thông

VOV.VN - Chuyển đổi số không đơn giản chỉ là quá trình số hóa và nâng cấp mức độ ứng dụng công nghệ thông tin mà đây là một bước ngoặt, bước phát triển tạo nên sự đột phá to lớn trong các hoạt động báo chí để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của công dân số trong một chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số.

Áp lực chuyển đổi số với các cơ quan báo chí truyền thông

Áp lực chuyển đổi số với các cơ quan báo chí truyền thông

VOV.VN - Chuyển đổi số không đơn giản chỉ là quá trình số hóa và nâng cấp mức độ ứng dụng công nghệ thông tin mà đây là một bước ngoặt, bước phát triển tạo nên sự đột phá to lớn trong các hoạt động báo chí để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của công dân số trong một chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số.