"Không đơn thuần mà Tổng Bí thư làm Trưởng BCĐ phát triển khoa học - công nghệ"

VOV.VN - “Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số trước đây đã quan trọng nhưng khi có Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị thì càng quan trọng gấp đôi, gấp ba, phải mang tính chất đột phá để phát triển. Không đơn thuần mà Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển KH-CN, chuyển đổi số…”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh điều này khi cho ý kiến về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số tại Phiên họp 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tháo gỡ các rào cản để bứt phá về công nghệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, theo Nghị quyết 57, Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Bộ Chính trị sẽ chủ trì triển khai nghị quyết này vào ngày 13/1 tại Hội trường Diên Hồng. 

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, mục tiêu đặt ra là tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới để hướng đến thực hiện thành công 2 mục tiêu 100 năm vào 2030 và 2045. Do đó, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra phải chuẩn bị các phương án để điều chỉnh những vấn đề mới như Internet vạn vật, công nghệ chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp bán dẫn… 

“Luật Công nghiệp công nghệ số phải tính để đi vào thực hiện Nghị quyết 57, hướng đến làm chủ công nghệ chiến lược để phát triển đất nước; tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, giải phóng nguồn lực, xác lập hành lang pháp lý vững chắc cho phát triển công nghệ số”, ông Trần Thanh Mẫn nói.

Chủ tịch Quốc hội cũng đặt vấn đề từng năm Quốc hội quyết chi cho lĩnh vực khoa học công nghệ thì giải ngân được bao nhiêu. “Kêu thiếu quan tâm, thiếu đầu tư nhưng tôi biết nguồn phân bổ cho lĩnh vực khoa học công nghệ hằng năm giải ngân không hết. Giải ngân chậm do đâu, do cơ chế làm không được hay không chịu làm? Những gì là khách quan, những gì là chủ quan chúng ta phải chỉ ra rõ để tháo gỡ”.

Ông cũng đề nghị đảm bảo đồng bộ với các luật khác như về thuế, ngân sách, đầu tư. Chính phủ nghiên cứu thống nhất với các bộ, ngành để xác định lĩnh vực ưu tiên, định hướng đầu tư cho công nghệ số. 

“Tôi cho rằng, dự án luật này trước đây đã quan trọng, nhưng khi có Nghị quyết 57 thì càng quan trọng gấp đôi, gấp ba. Phải tính sửa đổi, bổ sung để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 xem xét thông qua mang tính chất bứt phá, đột phá để phát triển đi lên về công nghiệp công nghệ số. Không đơn thuần mà Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Tôi nghĩ tới đây Ban Chỉ đạo sẽ họp liên tục để làm được vấn đề đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ, chuyển đổi số của đất nước”, ông Trần Thanh Mẫn nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị tiếp tục rà soát, đối chiếu với các chủ trương, định hướng về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia theo Nghị quyết 57 để thể chế hóa kịp thời ngay trong luật. Bởi, Nghị quyết 57 giao nhiệm vụ cho Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo thể chế hóa ngay trong các luật và chủ yếu trong năm 2025.

Đề cập quy định về ưu đãi đặc thù đối với công nghiệp công nghệ số, công nghiệp bán dẫn về khu công nghệ số, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát…, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành sự cần thiết xây dựng các chính sách ưu đãi đặc thù vượt trội để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số. Tuy nhiên, cần rà soát để đảm bảo đồng bộ, thống nhất, khả thi với các luật.

Phải thống nhất trong hệ thống luật

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho rằng, luật này sẽ tạo ra không gian quy định phù hợp liên quan đến các lĩnh vực đất nước quan tâm rất lớn trong thời gian tới, như Big Data, trí tuệ nhân tạo hay các chuỗi blockchain và các ứng dụng khác. 

Để phát triển công nghệ số, công nghệ bán dẫn thì cái chúng ta thiếu lớn nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu. Do đó, vấn đề trao đổi nguồn nhân lực, nhập khẩu lao động đối với các lĩnh vực này cũng là một chính sách ưu tiên trong tương lai gần.

“Các chương trình hợp tác quốc tế về phát triển đào tạo đối với lĩnh vực này cần có những quan điểm rõ trong luật để vừa khuyến khích hợp tác nhưng cũng khuyến khích chuyển giao công nghệ cho chúng ta”, ông Lê Quang Tùng nêu ý kiến.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh bày tỏ băn khoăn quy định hỗ trợ ưu đãi đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ, bởi vấn đề không phải về nguồn lực mà là cơ chế chi tiêu. 

“Các công trình nghiên cứu nếu quản lý theo cách của ngân sách nhà nước hiện nay thì chắc chắn kể cả chúng ta có quy định trong luật này bao nhiêu tiền đi chăng nữa thì việc giải ngân sau này cũng sẽ vẫn tiếp tục khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu của tinh thần Nghị quyết 57 đặt ra cho thời gian tới”, ông Lê Quang Mạnh lưu ý và cho rằng, cần quan tâm sửa Luật Ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, trong chiến lược cải cách thuế đến năm 2030 của Chính phủ quy định rất rõ các chính sách thuế chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật về thuế và được hoàn thiện sửa đổi, bổ sung đảm bảo nhất quán. Như vậy, các quy định ưu đãi về thuế trong các luật khác hiện nay không có hiệu lực, vì trong Luật thuế không thể hiện. Do đó, Chính phủ cần có quan điểm một cách thống nhất về nội dung này để khi các luật cùng thông qua tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới đây là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và luật này đồng bộ. 

Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, dự thảo luật đã tiếp thu, phù hợp ý kiến đại biểu Quốc hội, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại thông báo Kết luận số 4388 ngày 14/10/2024 về thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với định hướng giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số vấn đề lớn về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật tần số ưu đãi cho công nghiệp bán dẫn; việc áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trí tuệ nhân tạo...

“Hoàn chỉnh hồ sơ dự án luật trình Quốc hội xem xét, quyết định và đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì thẩm tra để hoàn thiện báo cáo tiếp thu giải trình và dự thảo luật”, ông Nguyễn Đức Hải nói.

Dự kiến phân loại tài sản số để quản lý

VOV.VN - Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số dự kiến giao Chính phủ quy định phân loại, thẩm quyền, nội dung quản lý tài sản số, cung ứng dịch vụ tài sản số phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng Bí thư: Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới giúp Việt Nam bứt phá
Tổng Bí thư: Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới giúp Việt Nam bứt phá

VOV.VN - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới là con đường giúp chúng ta bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên chính chúng ta và thế giới.

Tổng Bí thư: Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới giúp Việt Nam bứt phá

Tổng Bí thư: Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới giúp Việt Nam bứt phá

VOV.VN - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới là con đường giúp chúng ta bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên chính chúng ta và thế giới.

Tổng Bí thư làm trưởng ban chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số
Tổng Bí thư làm trưởng ban chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

VOV.VN - Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban.

Tổng Bí thư làm trưởng ban chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

Tổng Bí thư làm trưởng ban chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

VOV.VN - Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban.

Nghị quyết 57: Quyết tâm chính trị của Đảng trong phát triển khoa học công nghệ
Nghị quyết 57: Quyết tâm chính trị của Đảng trong phát triển khoa học công nghệ

VOV.VN - Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW là minh chứng rõ nét thể hiện tầm nhìn chiến lược và quyết tâm chính trị của Đảng ta trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Nghị quyết 57: Quyết tâm chính trị của Đảng trong phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57: Quyết tâm chính trị của Đảng trong phát triển khoa học công nghệ

VOV.VN - Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW là minh chứng rõ nét thể hiện tầm nhìn chiến lược và quyết tâm chính trị của Đảng ta trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.