Không nhận được sự đồng thuận của dân, 1 xã ở Bình Dương dừng việc sáp nhập

VOV.VN - Theo đề án của tỉnh Bình Dương, xã Thạnh Hội sẽ sáp nhập với một đơn vị hành chính khác thuộc TP.Tân Uyên. Tuy nhiên, đề án này đã không nhận được sự đồng thuận của người dân Thạnh Hội vì nhiều lý do.

Hôm nay (3/5), Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Thạnh Hội, TP.Tân Uyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Đoàn đã chính thức thông báo về việc xã không còn sáp nhập với đơn vị hành chính khác.

Theo đề án của tỉnh Bình Dương, xã Thạnh Hội sẽ sáp nhập với một đơn vị hành chính khác thuộc TP.Tân Uyên. Tuy nhiên, đề án này đã không nhận được sự đồng thuận của người dân Thạnh Hội vì nhiều lý do, bao gồm vị trí địa lý biệt lập của xã, đặc trưng văn hóa riêng biệt và mong muốn giữ gìn bản sắc địa phương. Hơn nữa, việc sáp nhập có thể gây khó khăn cho người dân trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Sau khi tiến hành lấy ý kiến cử tri và xem xét các yếu tố đặc thù, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ Nội vụ đề nghị không sáp nhập xã Thạnh Hội.

Ngày 9/4/2024, Bộ Nội vụ đã có báo cáo gửi Chính phủ để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị 7 tỉnh không thực hiện sáp nhập cấp huyện, cấp xã, trong đó có Bình Dương.

Khi được lãnh đạo UBND TP.Tân Uyên thông báo về việc không sáp nhập, người dân Thạnh Hội rất vui mừng, xúc động khi nguyện vọng được giữ gìn bản sắc địa phương của họ được đáp ứng.

Ông Cao Hữu Phước, một người dân địa phương, chia sẻ: “Sau khi nghe tin không sáp nhập, người dân chúng tôi rất vui, rất mừng và an tâm sinh sống, để tiếp tục phát triển kinh tế, đưa đời sống ngày càng đi lên, giàu có”.

Việc giữ nguyên hiện trạng hành chính của xã Thạnh Hội còn khơi dậy niềm tin, hy vọng vào tương lai phát triển của địa phương. 

Bà Võ Kim Dung, một người dân lớn tuổi ở xã Thạnh Hội xúc động nói:"Là một trong 2 xã mang trọng trách sẽ là “lá phổi xanh” cho TP, người dân sẽ quyết tâm giữ đất, giữ nơi đây mãi mãi xanh tươi không có việc phân lô, bán nền.

 “Ở xã Thạnh Hội không có công nghiệp mà là nông nghiệp. Giờ đây, nghe xã là “lá phổi” của thành phố nên người dân Thạnh Hội không bán đất nữa, cố gắng giữ đất và trồng thật nhiều cây xanh”- bà Dung cho hay. 

Tại buổi tiếp xúc, người dân còn gửi gắm đến đại biểu những mong muốn được gia cố bờ sông để chống sạt lở. Đồng thời có chính sách hỗ trợ cho nông dân chuyển đổi sản xuất thuần nông sang ứng dụng khoa học công nghệ, giúp nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng thu nhập. Hỗ trợ nông dân cách làm và kinh phí để phát triển du lịch sinh thái.

Kể từ năm 2005, Thạnh Hội được tái lập thành một xã riêng biệt và được lãnh đạo tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ quan tâm. Đến nay, xã đã được UBND tỉnh Bình Dương công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025. Cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt, các thủ tục hành chính cũng được giải quyết một cách nhanh chóng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sáp nhập xã, huyện: Tránh yếu tố dòng họ, bè phái trong lựa chọn cán bộ
Sáp nhập xã, huyện: Tránh yếu tố dòng họ, bè phái trong lựa chọn cán bộ

VOV.VN - Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, trong sáp nhập xã, huyện, việc hết sức phải tránh là yếu tố về làng xã, dòng họ, bè phái. Nếu để những yếu tố này chi phối trong quá trình tổ chức thì rất dễ gây ra chuyện mất đoàn kết, dẫn tới cục bộ.

Sáp nhập xã, huyện: Tránh yếu tố dòng họ, bè phái trong lựa chọn cán bộ

Sáp nhập xã, huyện: Tránh yếu tố dòng họ, bè phái trong lựa chọn cán bộ

VOV.VN - Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, trong sáp nhập xã, huyện, việc hết sức phải tránh là yếu tố về làng xã, dòng họ, bè phái. Nếu để những yếu tố này chi phối trong quá trình tổ chức thì rất dễ gây ra chuyện mất đoàn kết, dẫn tới cục bộ.

Chi tiết tên 52 phường, xã mới ở Hà Nội sau khi được sáp nhập
Chi tiết tên 52 phường, xã mới ở Hà Nội sau khi được sáp nhập

VOV.VN - Tại Đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025 vừa được UBND TP Hà Nội thông qua ngày 25/4, TP Hà Nội đã quyết định tên gọi 52 phường, xã mới sau khi sáp nhập.

Chi tiết tên 52 phường, xã mới ở Hà Nội sau khi được sáp nhập

Chi tiết tên 52 phường, xã mới ở Hà Nội sau khi được sáp nhập

VOV.VN - Tại Đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025 vừa được UBND TP Hà Nội thông qua ngày 25/4, TP Hà Nội đã quyết định tên gọi 52 phường, xã mới sau khi sáp nhập.

Sáp nhập xã ở miền núi và nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương
Sáp nhập xã ở miền núi và nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương

VOV.VN - Để có được sự đồng thuận cao của nhân dân, cấp ủy, chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nắm rõ chủ trương, hiểu rõ ý nghĩa của việc sắp xếp đơn vị hành chính, từ đó "gỡ bỏ" được những gì còn băn khoăn.

Sáp nhập xã ở miền núi và nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương

Sáp nhập xã ở miền núi và nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương

VOV.VN - Để có được sự đồng thuận cao của nhân dân, cấp ủy, chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nắm rõ chủ trương, hiểu rõ ý nghĩa của việc sắp xếp đơn vị hành chính, từ đó "gỡ bỏ" được những gì còn băn khoăn.