Kiểm soát dịch bệnh: Đề cao vai trò người đứng đầu

VOV.VN -Chúng ta đã nhiều lần đối mặt với thiên tai, dịch bệnh nhưng có lẽ, đây là lần đầu tiên, việc phòng bệnh diễn ra trên diện rộng với quy mô rất lớn.

Thiên tai, dịch bệnh là những thứ không thể tránh được. Ngay từ đầu năm nay, cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã phải đương đầu với những khó khăn để ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lây lan trong cộng đồng.

Trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Chính phủ liên tục có các cuộc họp để chỉ đạo các biện pháp chống dịch. Tinh thần của người đứng đầu Chính phủ đưa ra là “chống dịch như chống giặc”, phải có biện pháp mạnh tay, không để rơi vào vòng xoáy dịch. Thủ tướng quán triệt dứt khoát: “Các ngành, địa phương phải vào cuộc tích cực, không được chủ quan. Đồng chí nào chủ quan phải bị xử lý nghiêm túc. Đừng thấy dịch bệnh là bình thường, phải thấy đây là vấn đề rất nóng”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, không để dịch lây lan, phải coi việc phòng, chống dịch như “chống giặc” - Ảnh: VGP

Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp người đứng đầu bị điều chuyển hoặc kiểm điểm trong công tác phòng dịch. Tại tỉnh Đăk Nông, không quyết liệt chống dịch, Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh bị điều chuyển công tác. Hay như ở Thanh Hóa, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thị xã Bỉm Sơn đã bị yêu cầu kiểm điểm vì vắng mặt trong buổi họp về phòng chống dịch do virus corona gây ra. Còn tại Hải Phòng, khi đi kiểm tra đột xuất một số doanh nghiệp và trường học trên địa bàn, Chủ tịch thành phố đã yêu cầu điều chuyển công tác hiệu trưởng 1 trường trung học vì lơ là trong công tác phòng, chống dịch….

Có thể nói, để kiểm soát tốt dịch bệnh, trách nhiệm lớn nhất thuộc về cấp ủy, chính quyền địa phương. Triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu các cấp, các ngành, địa phương đã vào cuộc rất quyết liệt, rốt ráo, cùng với ý thức rất cao của người dân, các địa phương đã làm tốt công tác sàng lọc, ngăn ngừa, cách ly người nghi nhiễm; đồng thời tiến hành vệ sinh, tiêu độc, khử trùng những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, hạn chế tập trung ở những nơi đông người... góp phần kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm ổn định cuộc sống, lao động sản xuất của nhân dân.

Kết quả là, sau nhiều ngày tính từ thời điểm xuất hiện ca bệnh gần nhất (13/2) đến nay, nước ta không xuất hiện thêm ca bệnh mới. Các chuyên gia y tế cũng nhận định, tại Việt Nam, tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt.

Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - một trong những nơi đầu tiên trên cả nước có ca mắc Covid-19, đến nay địa phương đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, không để lây lan thứ phát.

Nữ bệnh nhân Tr. dương tính với Covid-19 ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa được ra viện.

Chia sẻ với phóng viên VOV, ông Lưu Vũ Lâm – Chủ tịch UBND huyện Yên Định (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, Tết 2020 với ông là một cái Tết đặc biệt vì vừa phải chống dịch bệnh nguy hiểm, khó lường, vừa phải đảm bảo các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, trong đó có nhiệm vụ cần kíp là đảm bảo công tác sản xuất vụ chiêm Xuân 2020.

Ngay sau khi xác định có 1 bệnh nhân trên địa bàn dương tính với Covid-19 (đi từ Vũ Hán về), ông Lưu Vũ Lâm khá lo lắng, nhưng với chức trách và nhiệm vụ được giao, ông đã trực tiếp chỉ đạo các lực lương chức năng, các xã, thị trấn tập trung cao độ vào việc phòng chống dịch như: Khoanh vùng, sàng lọc nhóm người đã tiếp xúc với bệnh nhân để cách ly, giám sát chặt chẽ sức khỏe; phun thuốc khử trùng ở bệnh viện, thôn xóm, nơi tập trung đông người như ngân hàng, kho bạc, văn phòng một cửa; tạm dừng việc tổ chức các lễ hội cũng như dừng các cuộc họp không cần thiết.

Tỉnh Vĩnh Phúc – nơi có ổ dịch Covid-19 lớn nhất cả nước với 11 trường hợp dương tính với virus corona, đang thực hiện cách ly toàn xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên) trong 20 ngày, kể từ ngày 13/2.

Ông Lê Duy Thành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, hàng loạt biện pháp đã được địa phương này triển khai trong một thời gian ngắn, rất nhanh, rất quyết liệt, không hạn chế các khoản chi phí để người dân yên tâm phòng dịch. Mục tiêu của Vĩnh Phúc là đảm bảo không để virus khuếch tán, lây lan, làm ảnh hưởng đến Hà Nội, cũng như tất cả các tỉnh trong cả nước. Nhờ vậy, 1 tuần qua, Vĩnh Phúc chưa ghi nhận thêm trường hợp nào mắc mới.

Một trong số 12 chốt cách ly tại xã Sơn Lôi. (Ảnh: Thanh niên)

Cũng chính tại Vĩnh Phúc, trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, ngày 17/2, Chủ tịch UBND tỉnh đã có công văn hỏa tốc, trong đó đề nghị tăng cường vai trò của người đứng đầu  các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố (đơn vị) trên địa bàn.

Chúng ta đã nhiều lần đối mặt với thiên tai, dịch bệnh nhưng có lẽ, đây là lần đầu tiên, việc phòng bệnh diễn ra trên diện rộng với quy mô rất lớn. Không kiên quyết, không tỏ rõ vai trò của người đứng đầu lúc này thì có thể, hậu quả sẽ khôn lường. Chính vì vậy, những chỉ đạo mạnh mẽ của người đứng đầu Chính phủ phải được lan tỏa và “thấm” vào từng cấp, từng ngành, từng cá nhân. Vừa chống dịch, vừa duy trì sự phát triển, ổn định của mỗi địa phương. Đó là bài toán cần giải quyết nhất hiện nay./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Quốc hội: Giảm lễ hội, họp trực tuyến để phòng chống corona
Chủ tịch Quốc hội: Giảm lễ hội, họp trực tuyến để phòng chống corona

VOV.VN - “Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội luôn sẵn sàng sát cánh cùng Chính phủ và cả hệ thống chính trị chống dịch do virus corona gây ra”.

Chủ tịch Quốc hội: Giảm lễ hội, họp trực tuyến để phòng chống corona

Chủ tịch Quốc hội: Giảm lễ hội, họp trực tuyến để phòng chống corona

VOV.VN - “Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội luôn sẵn sàng sát cánh cùng Chính phủ và cả hệ thống chính trị chống dịch do virus corona gây ra”.

Thủ tướng: Phải chống virus Covid-19 và “virus trì trệ“
Thủ tướng: Phải chống virus Covid-19 và “virus trì trệ“

VOV.VN -Thủ tướng nhấn mạnh phải chống hai loại virus, một là Covid-19 (nCoV), hai là “virus trì trệ”, không làm việc, lấy lý do dịch bệnh để không hành động.

Thủ tướng: Phải chống virus Covid-19 và “virus trì trệ“

Thủ tướng: Phải chống virus Covid-19 và “virus trì trệ“

VOV.VN -Thủ tướng nhấn mạnh phải chống hai loại virus, một là Covid-19 (nCoV), hai là “virus trì trệ”, không làm việc, lấy lý do dịch bệnh để không hành động.

Thủ tướng: Vừa chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo các mục tiêu Quốc hội giao
Thủ tướng: Vừa chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo các mục tiêu Quốc hội giao

VOV.VN - Chính phủ quyết tâm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa đảm bảo các mục tiêu Quốc hội giao. Do đó, cần phát động phong trào thi đua.

Thủ tướng: Vừa chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo các mục tiêu Quốc hội giao

Thủ tướng: Vừa chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo các mục tiêu Quốc hội giao

VOV.VN - Chính phủ quyết tâm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa đảm bảo các mục tiêu Quốc hội giao. Do đó, cần phát động phong trào thi đua.