Kiến nghị bỏ lực lượng “không chuyên trách” ở cấp xã

VOV.VN - Có ý kiến đề nghị để hoàn thiện bộ máy ở cấp xã cũng phải tính đến phương án kết thúc vai trò của “cán bộ không chuyên trách” và tăng thêm vài biên chế công chức cấp xã.

Tại hội thảo góp ý kiến dự thảo với 3 nghị định về tinh giản biên chế; khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách do Bộ Nội vụ tổ chức ngày 28/3 tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng, cần bổ sung lực lượng công chức cho chính quyền cấp xã, nâng mức phụ cấp đối với lực lượng cán bộ không chuyên trách ở địa phương.

Không bỏ thì phải có quy định ràng buộc

Đóng góp vào dự thảo Nghị định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách, ông Võ Tấn Hiền, Giám đốc Sở Nội vụ Tiền Giang cho rằng, về khối lượng công việc, lực lượng không chuyên trách cũng nặng nề nhưng không được xem là cán bộ, công chức.

Do đó, ông đề nghị để hoàn thiện bộ máy ở cấp xã cũng phải tính đến phương án kết thúc vai trò của “cán bộ không chuyên trách” và tăng thêm vài biên chế công chức cấp xã. Còn nếu vẫn giữ lại vai trò của “cán bộ không chuyên trách” thì cần thiết phải có quy định ràng buộc.

Lấy ví dụ từ thực tiễn tại địa phương, ông Võ Tấn Hiền cho biết: "Hoạt động không chuyên trách tức là không chuyên trách gì cả. Cán bộ, công chức thực hiện theo Luật Công chức, còn đội hoạt động không chuyên trách thì làm việc mỗi ngày xong rồi họ đi về, không có gì để ràng buộc họ".

Theo ông Ngô Quang Chiến, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Trị, khối lượng công việc của Văn phòng Đảng ủy xã rất lớn, yêu cầu công việc ngày càng cao, đòi hỏi công tác giúp việc của cấp ủy phải thường xuyên liên tục mới đáp ứng được công tác lãnh đạo, chỉ đạo tại địa phương, đặc biệt là địa phương có số lượng đảng viên nhiều. Tuy nhiên, người phụ trách Văn phòng Đảng ủy hiện nay là cán bộ không chuyên trách sẽ rất khó đáp ứng được. Bởi vậy, ông Chiến kiến nghị xem xét bố trí công chức đảm nhiệm công việc tại Văn phòng Đảng ủy.

Đối với việc tăng số lượng cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn, dự thảo Nghị định dựa trên căn cứ số lượng dân số, trên cơ sở đó để phân bổ lượng công chức, cán bộ. Tuy nhiên, theo ông Chiến, thực tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng và các tỉnh duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên nói chung sẽ rất khó đạt tiêu chí trên, nhưng cán bộ lại rất vất vả vì địa bàn rộng. Vì vậy, ngoài tiêu chí phân bổ cán bộ công chức cấp xã dựa trên số lượng dân số thì cần phải căn cứ vào diện tích tự nhiên để phân bổ. Bên cạnh đó, chế độ với cán bộ thôn cũng cần được xem xét cho phù hợp.

"Trong thực tế trong quá trình sáp nhập thôn, có những nơi 3-4 thôn nhập lại làm một. Có những nơi diện tích rộng, nhưng số hộ không đảm bảo 350 hộ. Trước đây được hưởng từng đó tiền, nhưng khi sáp nhập lại cũng không được tăng thêm, do đó cần nghiên cứu từ tình hình thực tế địa phương để giải quyết chế độ cho các cán bộ thôn này", ông Ngô Quang Chiến cho biết.

Có chế tài với cán bộ mất uy tín nhưng không nghỉ việc

Góp ý dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế, ông Nguyễn Hoàng Thông, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang cho biết, dự thảo đề nghị đưa thêm đối tượng là công chức, viên chức bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bãi nhiệm, hay chưa đến mức buộc thôi việc nếu tự nguyện tinh giản biên chế và các cơ quan có thẩm quyền đồng ý. Bên cạnh đó, ông Thông còn đề nghị bổ sung thêm đối tượng, đấy là những cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật, uy tín giảm sút nhưng chưa tự nguyện tinh giản biên chế.

"Đối với trường hợp trình độ năng lực có hạn chế, uy tín giảm sút nhưng không tự nguyện thì nên lấy phiếu tín nhiệm. Nếu người được lấy phiếu tín nhiệm thấp thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa vào danh sách tinh giản biên chế", ông Nguyễn Hoàng Thông nêu ý kiến.

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, việc công chức hóa ở cấp xã đã thực hiện hơn 20 năm và hiện nay trên thế giới chỉ có mỗi Việt Nam thực hiện công vụ ở cấp xã mà tồn tại lực lượng chuyên trách và lực lượng không chuyên trách. Chúng ta đang trong quá trình hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp xã, tuy nhiên vấn đề này đang được thực hiện từng bước cho phù hợp với thực tiễn.

Qua các kỳ họp Quốc hội, ý kiến cử tri gửi về, Bộ Nội vụ thấy rằng về chức danh theo Luật cán bộ, công chức, xã và thị trấn đã bố trí công an chính quy thì không có chức danh trưởng công an xã. Với đề nghị chức danh Văn phòng Đảng ủy không thể phân bổ cán bộ, công chức bởi như vậy là chưa phù hợp với luật hiện hành. Cho nên sắp tới, ngành chức năng cũng sẽ hướng tới sửa Luật cán bộ, công chức đề từ đó kiện toàn bộ máy chính quyền.

Đặc biệt, việc phân bổ cán bộ, công chức ở cấp xã hiện nay chưa thực sự phù hợp khi có phường chỉ có hơn 1000 dân, có phường hơn 125.000 dân, có xã như ở huyện Bình Chánh, TP.HCM có hơn 160.000 dân nhưng lượng cán bộ, công chức lại được phân bổ như nhau. Chính bởi vậy, Bộ Nội vụ đã báo cáo Chính phủ về việc phân loại theo quy mô dân số. 

"Chính phủ giao cho địa phương, tức là khoán cho cấp tỉnh để tính đơn vị cấp xã của mình bao nhiêu. Rồi giao cho cấp huyện, cấp huyện giao cụ thể cho từng xã. Giao cụ thể như vậy sẽ phụ thuộc vào thực tiễn. Có thể có xã có 10-15 người (cán bộ, công chức), hoặc có thể có xã 40-50 cán bộ công chức. Ý tưởng của Nghị định là như vậy", ông Nguyễn Duy Thăng cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách nào bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm?
Cách nào bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm?

VOV.VN - Hôm nay (27/3), tại Ninh Thuận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chủ trì hội thảo góp ý kiến vào các dự thảo nghị định quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức; tinh giản biên chế và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.

Cách nào bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm?

Cách nào bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm?

VOV.VN - Hôm nay (27/3), tại Ninh Thuận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chủ trì hội thảo góp ý kiến vào các dự thảo nghị định quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức; tinh giản biên chế và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.

Hoàn thành dự thảo Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ trong tháng 4 tới
Hoàn thành dự thảo Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ trong tháng 4 tới

VOV.VN - Theo yêu cầu của Chính phủ, dự thảo Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung sẽ phải hoàn thành trong tháng 4 năm nay

Hoàn thành dự thảo Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ trong tháng 4 tới

Hoàn thành dự thảo Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ trong tháng 4 tới

VOV.VN - Theo yêu cầu của Chính phủ, dự thảo Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung sẽ phải hoàn thành trong tháng 4 năm nay

Quy tắc đạo đức công vụ: Chuẩn mực ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
Quy tắc đạo đức công vụ: Chuẩn mực ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức

VOV.VN - Trong tuần qua, Bộ Nội vụ đã hoàn tất dự thảo Bộ Quy tắc đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức để đưa ra lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Chính phủ ban hành.

Quy tắc đạo đức công vụ: Chuẩn mực ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức

Quy tắc đạo đức công vụ: Chuẩn mực ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức

VOV.VN - Trong tuần qua, Bộ Nội vụ đã hoàn tất dự thảo Bộ Quy tắc đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức để đưa ra lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Chính phủ ban hành.