Lão nông ở Sơn La: 60 năm nâng niu kỷ vật Bác Hồ

VOV.VN-Sau lần gặp Bác vô cùng ý nghĩa ấy, được Bác dặn dò, chỉ bảo, cụ Lò Văn Phúc trở về bản mường, tiếp tục vận động bà con trong hợp tác xã thi đua sản xuất.-

Gần 60 năm trôi qua, cụ Lò Văn Phúc, ở bản Lả Mường,  xã Chiềng Xôm, thành Phố Sơn La luôn gìn giữ nâng niu chiếc chậu men - kỷ vật mà Bác Hồ trao tặng cụ trong dịp Bác và đoàn lãnh đạo cấp cao của Trung ương về thăm, nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại huyện Thuận Châu ngày 7/5/1959. Với cụ Phúc, kỷ vật như là lời nhắc nhở, động viên cụ không ngại khó, không ngại khổ, ra sức cống hiến sức mình cho quê hương.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trao đổi với đại biểu phụ nữ các DTTS Tây Bắc, năm 1959. Ảnh tư liệu

Cụ Lò Văn Phúc năm nay đã hơn 100 tuổi, nhưng cụ  vẫn minh mẫn. Cụ nhớ như in những ký ức về Bác năm xưa, cùng niềm vui tự hào được chọn là một trong những người tiêu biểu đi đón Bác Hồ. Năm 1956, cụ Phúc khởi xướng làm ruộng 2 vụ, tức là trồng lúa vụ chiêm và sáng kiến làm ra 7 chiếc guồng quay nước vào ruộng. Vụ đầu tiên đã thu hoạch được 3 tạ thóc. Bà con thấy hiệu quả rào rào làm, năng suất lúa cao hẳn, không sợ đói, không phải phát rừng làm nương lúa nhiều như trước nữa. Với những thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, cụ Phúc đã được huyện chọn đi dự lễ mít tinh đón Bác.

“Năm ấy vào chiều ngày 5/5/1959 tôi được chủ tịch huyện Lù Văn Khùn đến thông báo là tôi sẽ cùng một người nữa đó là anh Lò Văn Lẻ dân tộc La Ha ở Bản Nà Tạy, xã Pi Tong, huyện Mường La cũng tiên phong xuống núi làm ruộng 2 vụ, sẽ được đại diện cho những người nông dân sản xuất giỏi đi dự mít tinh và được gặp Bác Hồ ở Mường Muổi. Cùng đi có Anh Lò Văn Muôn là anh hùng lao động ở Huyện Mai Sơn…  ”-cụ Phúc nhớ lại.

Trong ngày vui hết sức trọng đại năm ấy, cụ Phúc cùng đồng bào các dân tộc Sơn La đến đón Bác trong sự hồi hộp, cùng niềm vui hân hoan dành cho vị lãnh tụ kính yêu. Khoảnh khắc được gặp và được Bác Hồ tặng quà trong dịp Bác và đoàn lãnh đạo cấp cao của Trung ương về thăm, nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại huyện Thuận Châu ngày 7/5/1959 cụ Phúc không bao giờ quên được.

Cụ Phúc và chiếc chậu men Bác Hồ tặng.

Cụ Phúc nhớ lại: “Trong lễ mít tinh trọng thể tại huyện Thuận Châu, Bác Hồ cùng đoàn đại biểu đứng trên lễ đài, trong dòng người đông nghịt, lúc đó ai ai cũng muốn nhìn thấy Bác được rõ hơn, nghe được lời của Bác kỹ hơn, lúc đó mấy anh em chúng tôi cùng ngồi một hàng ghế, chúng tôi ngồi lặng im phăng phắc chú ý lắng nghe từng lời của Bác Hồ căn dặn. Hôm đó, tôi vô cùng cảm động được Bác Hồ tặng một số món quà quý giá trong đó có, một cái cuốc, một con dao, nông cụ phục vụ cho sản xuất, một huy hiệu và một chiếc chậu men, nhưng qua năm tháng sử dụng và sự bắn phá tàn khốc của máy bay Mỹ vào năm 1966, nên huy hiệu, cuốc và dao đã bị thiêu hủy cháy và thất lạc, chỉ còn lại cái chậu men may mắn được tôi mang theo lúc đi sơ tán tránh máy bay Mỹ nên mới còn giữ được đến tận ngày hôm nay”.

Sau lần gặp Bác vô cùng ý nghĩa ấy, được Bác dặn dò, chỉ bảo, cụ Lò Văn Phúc trở về bản mường, tiếp tục vận động bà con trong hợp tác xã thi đua sản xuất có thêm lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống và chi viện cho cuộc kháng chiến chỗng Mỹ cứu nước của dân tộc, tích cực vận động con cháu trong nhà, vận động thanh niên trong bản, trong xã đi tòng quân chiến đấu và bảo vệ Tổ Quốc.

Riêng gia đình và dòng họ của cụ đã có 1 con trai và 3 cháu trai đi bộ đội chống Mỹ, nay họ là cựu chiến binh gương mẫu của bản, của xã. Thấy rõ được tác hại của việc không biết chữ, cụ vận động quyết liệt bà con, họ hàng, gia đình cùng diệt giặc dốt. Vì thế, cả 8 đứa con của cụ đều được đến trường học cái chữ Bác Hồ và trở thành cán bộ, giáo viên, nông dân yêu nước, góp công sức nhỏ bé của mình xây dựng mường bản thoát khỏi cuộc sống đói nghèo, lạc hậu.

Cụ Lò Văn Phúc vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, 2 bằng khen của Ủy Ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Sơn La về: “Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua ba giỏi, và thành tích phục vụ sản xuất chiến đấu, vận động con cháu đi tòng quân chống Mỹ cứu nước và chấp hành tốt chính sách hậu phương"  cùng nhiều bằng giấy khen khác của địa phương./.

Dấu ấn Bác Hồ nơi núi rừng Pác Bó

VOV.VN - Trải qua 77 năm, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó vẫn luôn lưu giữ nguyên vẹn những chứng tích về cuộc đời, sự nghiệp Cách mạng của Bác.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bác Hồ từng đặt vấn đề: Có nên bỏ Tết ta hay không?
Bác Hồ từng đặt vấn đề: Có nên bỏ Tết ta hay không?

VOV.VN - Tết ta phụ thuộc vào lịch mặt trăng, theo nông vụ. Tổ tiên ta từ ngàn xưa đến giờ vẫn lấy canh nông là nguồn sống chính. 

Bác Hồ từng đặt vấn đề: Có nên bỏ Tết ta hay không?

Bác Hồ từng đặt vấn đề: Có nên bỏ Tết ta hay không?

VOV.VN - Tết ta phụ thuộc vào lịch mặt trăng, theo nông vụ. Tổ tiên ta từ ngàn xưa đến giờ vẫn lấy canh nông là nguồn sống chính. 

Dấu ấn Bác Hồ nơi núi rừng Pác Bó
Dấu ấn Bác Hồ nơi núi rừng Pác Bó

VOV.VN - Trải qua 77 năm, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó vẫn luôn lưu giữ nguyên vẹn những chứng tích về cuộc đời, sự nghiệp Cách mạng của Bác.

Dấu ấn Bác Hồ nơi núi rừng Pác Bó

Dấu ấn Bác Hồ nơi núi rừng Pác Bó

VOV.VN - Trải qua 77 năm, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó vẫn luôn lưu giữ nguyên vẹn những chứng tích về cuộc đời, sự nghiệp Cách mạng của Bác.