“Lấy phiếu tín nhiệm để cán bộ tự vấn mình”

(VOV)- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Lê Minh Thông cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm có thể đặt nền móng cho văn hóa từ chức.

PV: Ý kiến của cơ quan thẩm tra cho rằng phạm vi đối tượng đưa ra lấy phiếu quá rộng sẽ dẫn đến dàn trải, hình thức, do đó chỉ cần lấy phiếu với các nhân sự cấp cao. Là thành viên ban soạn thảo đề án, ý kiến của ông thế nào?

Ông Lê Minh Thông: Mục đích của đề án là cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, giám sát về việc bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Thứ hai, để thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về những vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng, trong đó có việc hàng năm lấy phiếu tín nhiệm với những người giữ các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Do những yêu cầu trên, nên nếu thu hẹp đối tượng lấy phiếu tín nhiệm thì sẽ không “ôm” hết được đối tượng. Song, nếu mở rộng tất cả thì dễ dẫn đến nguy cơ việc lấy phiếu tín nhiệm trở thành hình thức.

Để xử lý vấn đề trên, dự thảo Nghị quyết phân loại hai nhóm đối tượng. Nhóm nhân sự cấp cao gồm 49 người có địa vị pháp lý, có chức trách rõ ràng. Những quyết sách của họ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội và thực hiện nhiệm vụ. Nhóm thứ hai rất đông, gồm cấp phó hoặc ủy viên các ủy ban.

Thực hiện phân quyền cũng rõ ràng đối với hai nhóm đó. Cách làm như trên đảm bảo đáp ứng được cả hai yêu cầu, có cơ sở để đánh giá thực chất, cụ thể và sát thực hơn. Mặt khác, mở rộng như vậy là để đảm bảo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông: Lấy phiếu tín nhiệm là dịp cán bộ tự vấn mình để nâng cao phẩm chất, điều hành. (Ảnh:Lê Anh Dũng/Vietnamnet)

PV: Có ý kiến cho rằng có thể không lấy phiếu tín nhiệm mà tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm luôn?

Ông Lê Minh Thông: Kết quả lấy phiếu là căn cứ để lãnh đạo đo được uy tín của mình qua ý kiến của đại biểu Quốc hội để tự điều chỉnh, sắp xếp lại công việc điều hành đạt yêu cầu.

Mục tiêu thứ hai là để thăm dò uy tín. Trên cơ sở đó, mỗi người phải nâng cao phẩm chất đạo đức, điều hành. Nó được làm thường xuyên và không nặng nề và là căn cứ để đưa ai đó ra bỏ phiếu tín nhiệm.

PV: Đề án cũng mở ra một cơ hội cho những người tín nhiệm thấp là họ có quyền xin từ chức. Theo ông, liệu quy định này có được hưởng ứng trong thực tế không?

Ông Lê Minh Thông: Như mục đích ban đầu chúng ta đề cập, việc lấy phiếu tín nhiệm là lời cảnh báo cho các cán bộ biết uy tín của mình đến đâu. Đó là một cơ sở để bản thân họ tự xem lại bản thân mình có nên từ chức hay không. Có lẽ việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm này sẽ đặt nền móng cho văn hóa từ chức.

Trước đây cũng đã đặt vấn đề văn hóa từ chức nhưng nhiều người cứ cho rằng mình không đến mức như thế. Kết quả lấy phiếu chính là chỉ số khách quan để người đó phải đặt vấn đề tìm giải pháp tốt nhất cho mình trong danh dự, trong văn hóa. Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ bắt đầu hình thành văn hóa từ chức thực sự.

 

PV: ý kiến cho rằng bỏ phiếu tín nhiệm như trong Đề án bản chất là bỏ phiếu bất tín nhiệm, vậy tại sao chúng ta không gọi đúng tên, thưa ông?

Ông Lê Minh Thông: Thực ra vấn đề không nằm ở câu chữ vì nếu bỏ phiếu tín nhiệm mà không đủ mức tín nhiệm có nghĩa là bất tín nhiệm rồi. Câu chữ không phải là yếu tố quyết định bản chất vấn đề mà quan trọng là thay thế người không còn đủ uy tín.

 

PV: Theo Đề án, nếu cán bộ lấy phiếu không đạt tín nhiệm thì có thể cách chức luôn, không đợi đến quy trình lấy phiếu lần hai?

Ông Lê Minh Thông: Có một tình huống là với những người sau lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm mà không đạt 2/3 đại biểu tín nhiệm thì có thể đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm luôn mà không cần đợi đến lần hai.

Dự thảo Nghị quyết này đã đưa ra bước đi mạnh mẽ hơn Nghị quyết Trung ương. Chỉ cần lấy phiếu 1 lần mà thấy uy tín quá thấp thì có thể đưa ra bỏ phiếu luôn để kịp thời thay thế cán bộ, không cần đợt đến lần 2 sẽ chậm trễ, lỡ việc.

Tôi tin các đại biểu với bản lĩnh và trách nhiệm của mình sẽ thể hiện chính kiến rõ ràng, khách quan, trung thực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về lấy phiếu tín nhiệm
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về lấy phiếu tín nhiệm

(VOV) -Chiều 6/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chương trình phiên họp thứ 12.

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về lấy phiếu tín nhiệm

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về lấy phiếu tín nhiệm

(VOV) -Chiều 6/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chương trình phiên họp thứ 12.

Ý kiến cử tri về dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm
Ý kiến cử tri về dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm

(VOV) -Hầu hết cử tri cho rằng đó là việc làm cần thiết, thể hiện một bước đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động của Quốc hội.

Ý kiến cử tri về dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm

Ý kiến cử tri về dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm

(VOV) -Hầu hết cử tri cho rằng đó là việc làm cần thiết, thể hiện một bước đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động của Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội góp ý về Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm
Đại biểu Quốc hội góp ý về Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm

(VOV) -Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và Đà Nẵng góp ý về Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Đại biểu Quốc hội góp ý về Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm

Đại biểu Quốc hội góp ý về Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm

(VOV) -Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và Đà Nẵng góp ý về Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.