Một số lĩnh vực văn hoá chưa có Luật hoặc Pháp lệnh điều chỉnh

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh một số lĩnh vực văn hoá chưa có Luật hoặc Pháp lệnh điều chỉnh như: nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; xây dựng môi trường văn hóa, thiết chế văn hóa..

Phát biểu tại Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ để “Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách và huy động nguồn lực cho phát triển văn hoá” diễn ra tại Bắc Ninh hôm nay (17/12), Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước.

Khoảng trống trong khung khổ pháp lý để phát triển văn hoá

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng dẫn lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá. Đối với công tác quản lý nhà nước, cần sớm khắc phục tình trạng chậm thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi về phát triển văn hóa, xây dựng con người...

Điểm lại một số kết quả nổi bật trong phát triển văn hoá, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định: Quá trình đổi mới thể chế theo hướng hội nhập quốc tế đã từng bước hình thành khung chính sách phát triển văn hoá tương đối toàn diện. Khuyến khích xã hội hóa, thu hút nguồn lực đầu tư cho văn hoá; hình thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển nhân tài, quảng bá văn học nghệ thuật, phát triển điện ảnh, hỗ trợ xuất bản.

Khung chính sách đã tạo môi trường cho phép các ngành công nghiệp văn hóa khai thác, chuyển hóa các nguồn tài nguyên văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế với sự ra đời của Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Quá trình xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý trong lĩnh vực văn hoá đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, kho tàng di sản, di tích lịch sử - văn hóa đồ sộ của dân tộc; quảng bá hình ảnh đất nước, con người và khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng chỉ ra những khó khăn, vướng mắc về nguồn lực cho phát triển văn hoá. Vẫn còn khoảng trống trong khung khổ pháp lý để phát triển văn hoá. Đặc biệt, một số lĩnh vực văn hoá chưa có Luật hoặc Pháp lệnh điều chỉnh như: nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; xây dựng môi trường văn hóa, thiết chế văn hóa, tuyên truyền cổ động chính trị, quyền và nghĩa vụ của văn nghệ sỹ... Một số lĩnh vực thậm chí chưa có văn bản điều chỉnh như lĩnh vực văn học, quản lý hoạt động trò chơi...

Các quy định của pháp luật hiện hành về huy động nguồn lực cho thấy văn hóa chưa hoàn toàn là ngành nghề được ưu tiên, khuyến khích, như Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) năm 2020 quy định chỉ có 5 lĩnh vực được áp dụng đầu tư theo phương thức PPP, trong đó không có lĩnh vực văn hóa. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là các khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai…, không có lĩnh vực văn hoá.

Đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho tương lai

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng nêu thực tế: Đầu tư cho Văn hoá còn đang ở mức khiêm tốn, chưa đạt được mục tiêu chi đầu tư cho văn hóa đạt 1,8% tổng chi ngân sách Nhà nước. Với 123 di tích quốc gia đặc biệt, 3.601 di tích quốc gia, 14 di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO ghi danh thì mức đầu tư hỗ trợ chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu thực tế và cần có sự chung tay của toàn xã hội.

Văn hóa giữ vai trò điều tiết xã hội bằng hệ thống giá trị, chuẩn mực văn hoá của cộng đồng, văn hóa giữ vai trò định hướng sự phát triển của xã hội bằng mục đích nhân văn của mình và cột mốc văn hóa trong tâm trí con người luôn là cột mốc vững chắc nhất. Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu rõ: Đầu tư cho văn hóa là đầu tư lâu dài để hướng tới tương lai.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, cần rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực văn hóa nhằm lấp đầy các “khoảng trống” về pháp lý tạo cơ sở, nguồn lực phát triển văn hoá. Tiếp tục điều chỉnh, sửa đổi một số Luật chuyên ngành và ban hành một số Nghị định về văn học, Nghị định quy định về đào tạo các ngành, nghề chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật. Đồng thời, cần sớm ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa.

“Cả hệ thống chính trị sẽ thống nhất nhận thức, hành động trong xây dựng thể chế, chính sách phát triển văn hoá của đất nước để khơi thông nguồn lực và thúc đẩy sáng tạo, chuyển hóa các trụ cột tài nguyên văn hóa vốn vô cùng giàu có, phong phú của dân tộc thành sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu rõ./.

Văn hoá phải được quan tâm đầy đủ và tương xứng

VOV.VN - Bên cạnh nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, ông Trần Thanh Mẫn cho rằng, văn hóa vẫn chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm đầy đủ, tương xứng với kinh tế.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Võ Văn Thưởng: Nguồn lực phát triển văn hóa không chỉ là tài chính
Ông Võ Văn Thưởng: Nguồn lực phát triển văn hóa không chỉ là tài chính

VOV.VN - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh điều này tại Hội thảo Văn hoá 2022 “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa", diễn ra ngày 17/12.

Ông Võ Văn Thưởng: Nguồn lực phát triển văn hóa không chỉ là tài chính

Ông Võ Văn Thưởng: Nguồn lực phát triển văn hóa không chỉ là tài chính

VOV.VN - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh điều này tại Hội thảo Văn hoá 2022 “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa", diễn ra ngày 17/12.

Phát triển văn hoá: Điểm nghẽn nào cần tháo gỡ?
Phát triển văn hoá: Điểm nghẽn nào cần tháo gỡ?

VOV.VN - Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là cơ sở rất quan trọng, song theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều điểm nghẽn trong thể chế, chính sách và nguồn lực cần được tháo gỡ để giải phóng sức sáng tạo.

Phát triển văn hoá: Điểm nghẽn nào cần tháo gỡ?

Phát triển văn hoá: Điểm nghẽn nào cần tháo gỡ?

VOV.VN - Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là cơ sở rất quan trọng, song theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều điểm nghẽn trong thể chế, chính sách và nguồn lực cần được tháo gỡ để giải phóng sức sáng tạo.

Yếu kém trong xây dựng văn hóa, con người đã được Đảng chỉ rõ từ lâu
Yếu kém trong xây dựng văn hóa, con người đã được Đảng chỉ rõ từ lâu

VOV.VN - Nói về những tồn tại, hạn chế trong xây dựng và phát triển văn hóa, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ cho rằng, những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực xây dựng văn hóa, con người đã được Đảng chỉ rõ từ lâu, nhưng chậm được khắc phục.

Yếu kém trong xây dựng văn hóa, con người đã được Đảng chỉ rõ từ lâu

Yếu kém trong xây dựng văn hóa, con người đã được Đảng chỉ rõ từ lâu

VOV.VN - Nói về những tồn tại, hạn chế trong xây dựng và phát triển văn hóa, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ cho rằng, những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực xây dựng văn hóa, con người đã được Đảng chỉ rõ từ lâu, nhưng chậm được khắc phục.

Văn hoá phải được quan tâm đầy đủ và tương xứng
Văn hoá phải được quan tâm đầy đủ và tương xứng

VOV.VN - Bên cạnh nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, ông Trần Thanh Mẫn cho rằng, văn hóa vẫn chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm đầy đủ, tương xứng với kinh tế.

Văn hoá phải được quan tâm đầy đủ và tương xứng

Văn hoá phải được quan tâm đầy đủ và tương xứng

VOV.VN - Bên cạnh nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, ông Trần Thanh Mẫn cho rằng, văn hóa vẫn chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm đầy đủ, tương xứng với kinh tế.

Hội thảo về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa
Hội thảo về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa

VOV.VN - Hội thảo diễn ra cả ngày 17/12 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh và được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam, kết nối với một số điểm cầu trong cả nước và phát trực tuyến trên nền tảng Internet.

Hội thảo về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa

Hội thảo về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa

VOV.VN - Hội thảo diễn ra cả ngày 17/12 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh và được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam, kết nối với một số điểm cầu trong cả nước và phát trực tuyến trên nền tảng Internet.