Phải coi công tác phòng, chống tham nhũng là một trọng tâm lớn

VOV.VN - Theo Trưởng Ban Nội chính tỉnh Đồng Nai, Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu phải thực sự coi công tác phòng, chống tham nhũng là một trọng tâm lớn trong công tác xây dựng Đảng.

Tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020, nhiều bài học kinh nghiệm và các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng đã được chia sẻ.

Từ năm 2013 đến nay, các Cơ quan điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố mới 1.856 vụ với 4.072 bị can phạm tội về tham nhũng; kết luận điều tra đề nghị truy tố 1.718 vụ, với 4.768 bị can. Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương khẳng định với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” có tác dụng răn đe, xử lý dứt điểm, nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng kinh tế đặc biệt nghiêm trọng thời gian qua.

“Kinh nghiệm trong quá trình điều tra cho thấy, hành vi phạm tội có sự đan xen, gắn kết giữa hành vi vi phạm trật tự quản lý kinh tế, chức vụ và hành vi tham nhũng; đối tượng phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn, có cả cán bộ cấp cao, cả cán bộ trong lực lượng chống tham nhũng, có kiến thức, có kinh nghiệm, dùng mọi thủ đoạn đối phó và né tránh, che giấu sai phạm, tiêu hủy chứng cứ… gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý. Do đó, quá trình điều tra, xử lý phải đánh giá đúng bản chất của vụ án, phân hóa vai trò, trách nhiệm của từng đối tượng để quyết định xử lý phù hợp, thấu tình, đạt lý, xử lý nghiêm những người chủ mưu, cầm đầu có hành vi sai phạm vì động cơ vụ lợi, cá nhân”, Thứ trưởng Lê Quý Vương cho biết.

Nhiều bài học kinh nghiệm được các đại biểu nêu ra tại Hội nghị. Chia sẻ kinh nghiệm công tác tham mưu cho Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương, ông Trần Trung Nhân, Trưởng Ban Nội chính tỉnh Đồng Nai cho biết: Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu phải thực sự coi công tác phòng, chống tham nhũng là một trọng tâm lớn trong công tác xây dựng Đảng.

“Nói cách nào thì nói nhưng hiện nay cán bộ ở địa phương vẫn còn tâm lý e ngại khi đấu tranh chống tham nhũng. Làm quá thì ngại ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Cho nên tôi mong, để các cơ quan tham mưu của tỉnh làm tốt hơn nữa thì mong trung ương định hướng, làm rõ để giải tỏa tâm lý này trong đội ngũ cán bộ nói chung để đồng hành cùng các cơ quan chống tham nhũng để đấu tranh tốt hơn nữa trong thời gian tới”, ông Nhân chia sẻ.

Theo các đại biểu, trong quá trình điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng phải đảm bảo yêu cầu chính trị, pháp luật và nghiệp vụ. Cơ quan điều tra phải xây dựng kế hoạch và các giải pháp bước đi phù hợp theo đúng phương châm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là: “Làm từng bước vững chắc, kết luận điều tra từng phần, điều tra rõ đến đâu kết luận điều tra chuyển hồ sơ đề nghị truy tố, xét xử đến đó”. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường đề nghị tiếp tục đổi mới phương thức, tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.

Cụ thể theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cần đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội để nâng cao hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng. Trong công tác xây dựng pháp luật cần tiếp tục rà soát hoàn thiện hệ thống pháp luật, xóa bỏ kẽ hở, cơ chế xin-cho trong quản lý kinh tế xã hội. Cùng với đó, cần tiếp tục cụ thể hóa, quy định rõ hơn nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước. Trong công tác giám sát, cần tập trung giám sát những vấn đề lớn trong đời sống kinh tế xã hội liên quan đến phòng chống tham nhũng, tập trung đôn đốc theo dõi giám sát việc thực hiện kết luận sau giám sát.

Nêu các giải pháp về phát hiện và xử lý sai phạm về tham nhũng, kinh tế qua công tác thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết: cần đảm bảo tiến độ, thời gian ban hành kết luận Thanh tra các vụ việc có dấu hiệu vi phạm đặc biệt nghiêm trọng được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giao đối với tất cả các đoàn Thanh tra do Thanh tra Chính phủ thực hiện và kịp thời thu hồi tài sản ngay trong quá trình tiến hành thanh tra. Đặc biệt là nâng cao trách nhiệm nêu gương, về tu dưỡng, rèn luyện đạo đạo của cán bộ, đảng viên làm công tác thanh tra, nhất là người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị.

“Với chức năng, nhiệm vụ của ngành thanh tra, trong thời gian tới, ngành thanh tra sẽ tiếp tục tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng tiêu cực, nhất là những khâu, lĩnh vực đã xảy ra vi phạm hoặc có nhiều dư luận và biểu hiện nhũng nhiễu tiêu cực gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Ngành thanh tra kiên quyết kiến nghị xử lý nghiêm đối với các trường hợp qua thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm với phương châm hành động lạ, kiên quyết chống mọi biểu hiện tham nhũng, xử nghiêm sứ mệnh theo đúng quy định của pháp luật không để tham nhũng vặt ngày hôm nay trở thành tham nhũng lớn của ngày mai", Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm nhấn mạnh.

Nhóm giải pháp về xây dựng văn hóa liêm chính cũng được nhiều ý kiến đại biểu nhấn mạnh. Theo đó, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức chung của toàn xã hội về vai trò và ý nghĩa của liêm chính trong hoạt động công vụ. Tập trung nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ công chức thực hành liêm chính trong hoạt động công vụ, những chuẩn mực phải tuân thủ, ý thức trách nhiệm của mỗi người về xây dựng và thực hiện liêm chính./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng

VOV.VN - Sáng nay (12/12), Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013- 2020 diễn ra tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng

VOV.VN - Sáng nay (12/12), Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013- 2020 diễn ra tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Triệt để thu hồi tài sản bất minh sẽ ngăn chặn được tham nhũng
Triệt để thu hồi tài sản bất minh sẽ ngăn chặn được tham nhũng

VOV.VN - Ông Phạm Trọng Đạt, nguyên Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng: Triệt để thu hồi tài sản bất minh sẽ ngăn chặn được tham nhũng.

Triệt để thu hồi tài sản bất minh sẽ ngăn chặn được tham nhũng

Triệt để thu hồi tài sản bất minh sẽ ngăn chặn được tham nhũng

VOV.VN - Ông Phạm Trọng Đạt, nguyên Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng: Triệt để thu hồi tài sản bất minh sẽ ngăn chặn được tham nhũng.

Hôm nay diễn ra Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng
Hôm nay diễn ra Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng

VOV.VN - Việc xem xét đánh giá toàn diện cuộc chiến chống tham nhũng trước thềm Đại hội XIII, có một ý nghĩa hết sức quan trọng.

Hôm nay diễn ra Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng

Hôm nay diễn ra Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng

VOV.VN - Việc xem xét đánh giá toàn diện cuộc chiến chống tham nhũng trước thềm Đại hội XIII, có một ý nghĩa hết sức quan trọng.