Phát huy giá trị tư tưởng canh tân của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh

VOV.VN - Chấn hưng và hiện đại hóa nền văn hóa, giáo dục của dân tộc là một vấn đề lớn trong chủ thuyết phát triển đất nước của Phan Châu Trinh, chủ thuyết Tam dân.

Nhân kỷ niệm 150 năm Ngày sinh Phan Châu Trinh (9/9/1872 – 9/9/2022), sáng nay (9/9), UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Tư tưởng canh tân của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh". Nhà yêu nước Phan Châu Trinh, người con ưu tú quê hương Quảng Nam là người khởi xướng, vận động và lãnh đạo Phong trào Duy Tân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam vào đầu thế kỷ XX.

Nhà yêu nước Phan Châu Trinh hiệu Tây Hồ, sinh ngày 9/9/1872 tại làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, nay thuộc thôn Tây Lộc, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, một vùng quê giàu truyền thống yêu nước và hiếu học.

Phan Châu Trinh sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đầy biến động, thời điểm cuối thế kỷ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Phan Châu Trinh cùng với Phan Bội Châu là 2 chí sĩ tiêu biểu nhất của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Mục tiêu cuối cùng trong công cuộc cứu nước của Phan Châu Trinh là giành độc lập dân tộc, dân chủ và dân quyền về mọi mặt cho nhân dân Việt Nam. Phan Châu Trinh chủ trương trước hết phải tiến hành “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, đẩy mạnh cuộc canh tân về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Chấn hưng và hiện đại hóa nền văn hóa, giáo dục của dân tộc là một vấn đề lớn trong chủ thuyết phát triển đất nước của Phan Châu Trinh, chủ thuyết Tam dân.

Tư tưởng của Phan Châu Trinh và phong trào do ông phát động là một phong trào văn hóa rộng lớn hướng tới mục tiêu trực tiếp là canh tân văn hóa bằng phát huy các yếu tố văn hóa truyền thống của của dân tộc và tiếp thu các yếu tố hiện đại của nhân loại, chủ yếu là văn minh phương Tây. Tư tưởng và hoạt động của ông góp phần tạo ra sự chuyển biến văn hóa Việt Nam theo xu hướng hiện đại.  

Tại hội thảo, hơn 60 tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trên cả đất nước được trình bày với những nội dung chính như: Bối cảnh lịch sử tác động đến việc hình thành tư tưởng của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh; Tư tưởng canh tân của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh; Phát huy giá trị tư tưởng canh tân của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh trong giai đoạn hiện nay.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam mong muốn các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có thêm nhiều ý kiến đóng góp, đưa ra những nhận định, nguồn tài liệu, tư liệu mới và các góc nhìn, cách tiếp cận mới về tư tưởng của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh.

"Làm sáng tỏ thêm về tư tưởng canh tân của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh, nhất là việc vận dụng tư tưởng canh tân của bộ 3 "Tam kiệt Quảng Nam" (Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng), mà trong đó Nhà yêu nước Phan Châu Trinh đóng vai trò khởi xướng vào công cuộc đổi mới, xây dựng ý chí tự lực tự cường, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, tỉnh Quảng Nam giàu mạnh" - ông Lê Trí Thanh cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin thắng lợi của cách mạng"
"Phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin thắng lợi của cách mạng"

VOV.VN - Trong những tháng ngày hoạt động cách mạng gian khổ, phải hứng chịu những tra tấn cực hình của kẻ thù, người chiến sĩ cộng sản Lê Hồng Phong vẫn giữ vững tấm lòng kiên trung với Đảng.

"Phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin thắng lợi của cách mạng"

"Phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin thắng lợi của cách mạng"

VOV.VN - Trong những tháng ngày hoạt động cách mạng gian khổ, phải hứng chịu những tra tấn cực hình của kẻ thù, người chiến sĩ cộng sản Lê Hồng Phong vẫn giữ vững tấm lòng kiên trung với Đảng.

Cận cảnh nơi từng "đày biệt xứ" các nhà hoạt động cách mạng ở Buôn Ma Thuột
Cận cảnh nơi từng "đày biệt xứ" các nhà hoạt động cách mạng ở Buôn Ma Thuột

Trải qua gần một thế kỷ, Nhà đày Buôn Ma Thuột vẫn còn khá nguyên vẹn và thu khút khá đông khách tham quan. Đây là nơi nơi từng giam giữ các nhà hoạt động cách mạng như: Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu...

Cận cảnh nơi từng "đày biệt xứ" các nhà hoạt động cách mạng ở Buôn Ma Thuột

Cận cảnh nơi từng "đày biệt xứ" các nhà hoạt động cách mạng ở Buôn Ma Thuột

Trải qua gần một thế kỷ, Nhà đày Buôn Ma Thuột vẫn còn khá nguyên vẹn và thu khút khá đông khách tham quan. Đây là nơi nơi từng giam giữ các nhà hoạt động cách mạng như: Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu...

Cần Thơ kỷ niệm 77 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Cần Thơ kỷ niệm 77 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

VOV.VN - Sáng 31/8, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ long trọng tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm 77 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 -19/8/2022) và Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2022).

Cần Thơ kỷ niệm 77 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Cần Thơ kỷ niệm 77 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

VOV.VN - Sáng 31/8, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ long trọng tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm 77 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 -19/8/2022) và Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2022).