Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tỉnh Lâm Đồng về các dự án cao tốc

VOV.VN - Chiều 4/9, tại Thành phố Đà Lạt, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu đã có buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Khánh Hòa về giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các dự án đường bộ cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương và Nha Trang - Đà Lạt.

Dự án đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc dài 66km, quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư 17.200 tỷ đồng theo phương thức đối tác công tư. Theo chủ trương đầu tư được duyệt, phần vốn Nhà nước tham gia dự án là 6.500 tỷ đồng (chiếm gần 38%), còn lại là vốn của các nhà đầu tư và vốn huy động khác. Nối tiếp dự án này là dự án đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, dài 73,6km, tổng mức đầu tư 19.521 tỷ đồng. Trong đó, vốn nhà nước 7.761 tỷ đồng (chiếm gần 39,8%), còn lại là vốn của các nhà đầu tư và nguồn vốn huy động khác.

Ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, do nguồn vốn Nhà nước tham gia các dự án thấp, không áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu nên tính khả thi của dự án không cao, giảm sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng cho vay vốn. Bên cạnh đó, cả 2 dự án đều vướng Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản theo Quyết định 866, ngày 18/07/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Trần Hồng Thái nói: "Cả 2 dự án đều có những vướng mắc tương tự nhau, hạng mục công việc của 2 dự án được tỉnh Lâm Đồng tích cực thực hiện và đều trong trạng thái có thể triển khai sớm nếu thuận chủ trương và có thể triển khai trong năm 2024 để sang năm 2025 là năm bứt tốc. Thứ hai, độ dài tuyến cao tốc không thay đổi nhưng có sự điều chỉnh vì lý do khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên, do đây không phải là hạng mục bắt buộc phải thay đổi chủ trương đầu tư, chỉ là thay đổi mang tính cục bộ nên rất mong giữ nguyên chủ trương đầu tư".

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc này, tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vốn ngân sách Nhà nước cho các dự án số tiền 3.332 tỷ đồng, trong đó 2.410 tỷ đồng cho đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và 922 tỷ đồng cho đoạn Bảo Lộc - Liên Khương. Đồng thời, cho phép dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc được áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu giảm, theo quy định tại Điều 82 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khẳng định không thể tăng phần vốn ngân sách Nhà nước tại 2 dự án này. Tuy nhiên, để giải quyết bài toán tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan có văn bản tham mưu với Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ vướng mắc trong việc huy động vốn vay từ ngân hàng. Bởi theo quy định hiện hành, mức vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không đảm bảo 20% tổng vốn đầu tư của dự án thì không đủ điều kiện vay.  

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị: "Về phía Chính phủ, Bộ Tài chính phải có nghiên cứu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét ra nghị quyết của Chính phủ hay sửa Nghị định 78, thời gian triển khai việc này càng sớm càng tốt. Do các chính sách Nhà nước thay đổi nhiều, thiếu tính nhất quán và rủi ro trong đầu tư, kể cả các nhà đầu tư cũng như các ngân hàng đồng hành nên cần có văn bản tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ để có chỉ đạo để ta làm việc này nhất quán, để giữ cho được các cam kết từ phía Nhà nước".

Về vấn đề các dự án cao tốc bị chồng chéo quy hoạch khoáng sản, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị tỉnh Lâm Đồng và các nhà đầu tư báo cáo với các cơ quan quản lý nhà nước để có hướng dẫn thực hiện các giải pháp phù hợp.

Trước đó, tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa đã báo cáo tình hình nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang - Đà Lạt. Theo đó, dự án có chiều dài hơn 80km, quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80 đến 100km/h. Tổng mức đầu tư dự án là 25.000 tỷ đồng, theo phương thức đối tác công tư PPP, hợp đồng BOT có sự hỗ trợ của Nhà nước, với tỷ lệ vốn đề xuất là 70% ngân sách Nhà nước, phần còn lại của nhà đầu tư; thời gian hoàn vốn là 26 năm 9 tháng. Dự án chiếm dụng tổng diện tích 627ha, trong đó có 409ha rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất. Sau khi áp dụng các giải pháp kỹ thuật như cầu cạn, tường chắn,… sẽ giảm được 125ha diện tích rừng bị ảnh hưởng.

Đối với dự án cao tốc này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị 2 tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng, Nhà đầu tư Tập đoàn Sơn Hải và các bộ ngành liên quan cần đồng hành, tập trung nghiên cứu, xây dựng hoàn chỉnh các phương án kỹ thuật, tính pháp lý, nhất là phải tính toán kỹ lưỡng phương án về tài chính.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát tuyến cao tốc kết nối Lâm Đồng với TP.HCM
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát tuyến cao tốc kết nối Lâm Đồng với TP.HCM

VOV.VN - Sáng  4/9, tại nút giao Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã khảo sát thực tế tuyến cao tốc Tân Phú – Liên Khương (thuộc các dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát tuyến cao tốc kết nối Lâm Đồng với TP.HCM

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát tuyến cao tốc kết nối Lâm Đồng với TP.HCM

VOV.VN - Sáng  4/9, tại nút giao Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã khảo sát thực tế tuyến cao tốc Tân Phú – Liên Khương (thuộc các dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương).

Khánh Hòa và Lâm Đồng đồng lòng mở tuyến cao tốc Nha Trang- Đà Lạt
Khánh Hòa và Lâm Đồng đồng lòng mở tuyến cao tốc Nha Trang- Đà Lạt

VOV.VN - 2 tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng vừa thống nhất, phối hợp trình các cấp có thẩm quyền về Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang - Đà Lạt. Đây là dự án giao thông có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong liên kết vùng giữa Nam Trung bộ và Tây nguyên, tạo điều kiện phát triển vùng miền núi của 2 tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng.

Khánh Hòa và Lâm Đồng đồng lòng mở tuyến cao tốc Nha Trang- Đà Lạt

Khánh Hòa và Lâm Đồng đồng lòng mở tuyến cao tốc Nha Trang- Đà Lạt

VOV.VN - 2 tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng vừa thống nhất, phối hợp trình các cấp có thẩm quyền về Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang - Đà Lạt. Đây là dự án giao thông có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong liên kết vùng giữa Nam Trung bộ và Tây nguyên, tạo điều kiện phát triển vùng miền núi của 2 tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng.

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo uốn lượn qua cánh đồng điện gió, điện mặt trời
Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo uốn lượn qua cánh đồng điện gió, điện mặt trời

VOV.VN - Tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo tổng mức đầu tư gần 9.000 tỷ đồng đã cơ bản hoàn thiện, sớm hơn một tháng so với kế hoạch, sẵn sàng thông xe vào dịp 30/4. Đặc biệt, tuyến đường có những đoạn chạy băng qua những cánh đồng điện gió, điện mặt trời ở Ninh Thuận, Bình Thuận đẹp mê đắm lòng người...

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo uốn lượn qua cánh đồng điện gió, điện mặt trời

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo uốn lượn qua cánh đồng điện gió, điện mặt trời

VOV.VN - Tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo tổng mức đầu tư gần 9.000 tỷ đồng đã cơ bản hoàn thiện, sớm hơn một tháng so với kế hoạch, sẵn sàng thông xe vào dịp 30/4. Đặc biệt, tuyến đường có những đoạn chạy băng qua những cánh đồng điện gió, điện mặt trời ở Ninh Thuận, Bình Thuận đẹp mê đắm lòng người...