Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Hiện nay không còn khái niệm bộ chủ quản"

VOV.VN - Chiều 9/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trả lời câu hỏi của ĐBQH về việc có nên bỏ "bộ chủ quản" để thực hiện thành công tự chủ đại học.

Trong ngày chất vấn thứ 2 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV, đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) đề cập câu chuyện của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, theo đó cho biết, có nhiều ý kiến cử tri cho rằng, nên bỏ bộ chủ quản thì việc tự chủ đại học của nước ta mới có thể tiến tới thành công như mong muốn. Đại biểu Minh Ánh đã đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nêu quan điểm về vấn đề này?

Trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Việt Nam đã thực hiện tự chủ đại học và bước đầu đã có những kết quả tốt, nhưng phía trước vẫn còn cả một quá trình. Theo Phó Thủ tướng, tự chủ đại học có 5 điểm có nguyên tắc toàn cầu, song với Việt Nam và một số nước có hoàn cảnh tương tự có thêm 1 điểm riêng là hiểu thông suốt, luật hoá và thực hiện trong chỉ đạo điều hành. 

Phó Thủ tướng cho rằng, đại học không chỉ là nơi làm ra tri thức mà còn là nơi làm việc và sinh hoạt của trí thức có tầm nhận thức cao hơn xã hội bình thường. Do đó, cả thế giới xây dựng đại học theo mô hình quản trị tiên tiến, để từ đó lan toả ra toàn xã hội bằng tính dân chủ, sáng tạo và khoa học.

“Thứ 2, tự chủ luôn gắn liền với trách nhiệm giải trình. Mọi hoạt động tự chủ đại học phải được thực hiện theo pháp luật và những quy chế công khai do toàn xã hội giám sát chi tiết. Tự chủ đại học không có nghĩa là không còn nguồn đầu tư của Nhà nước. Ở tất cả các nước, các trường đại học tự chủ Nhà nước vẫn phải tiếp tục đầu tư, không chỉ để đặt hàng đào tạo hay cấp học bổng mà còn để xây dựng cơ sở vật chất. Tự chủ đại học không có nghĩa là không có quản lý mà phải quản lý theo luật giáo dục và cả theo pháp luật nói chung”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại tất cả các nước, cả Chính phủ, xã hội và nhà trường thực hiện và giám sát tự chủ, đồng thời phải có cơ chế để đảm bảo các đối tượng như người nghèo, người khuyết tật hay các đối tượng đặc thù không bị giảm bớt cơ hội tiếp cận giáo dục đại học. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, điểm riêng trong tự chủ đại học tại Việt Nam và những nước có nền kinh tế chuyển đổi tương tự là khái niệm chủ sở hữu của đại học cũng thay đổi vì đóng góp vào trường đại học không chỉ là nguồn vốn, cơ sở vật chất, máy móc… mà còn là trí tuệ, học phí của người dân. Do vậy, về lâu dài, khái niệm chủ sở hữu không đơn thuần là của một cơ quan nào, một tổ chức nào… mà là của toàn xã hội.

Với câu hỏi của đại biểu Minh Ánh: “Có nên bỏ bộ chủ quản không?”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, thực tế, nước ta hiện nay đã không còn bộ chủ quản: “Ví dụ Trường Văn hoá nghệ thuật của đại biểu thuộc UBND TP Hà Nội hay nói miệng là UBND TP Hà Nội là cơ quan chủ quản. Nhưng luật pháp hiện nay không còn khái niệm chủ quản mà chỉ còn khái niệm cơ quan quản lý và cơ quan chủ sở hữu. Quản lý có quản lý Nhà nước và quản lý các điều kiện khác. Cơ quan quản lý trực tiếp sẽ tiến tới chỉ quản lý cơ bản về công tác cán bộ”. 

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trước mắt, có 2 vấn đề quan trọng để thực hiện tự chủ đại học đúng hướng và đúng quy định pháp luật. Theo đó, tất cả các trường đại học phải kiện toàn, thành lập mới Hội đồng trường theo đúng quy định, với tư cách là một cơ quan thực quyền chứ không phải Hội đồng chỉ mang tính hình thức. Tất cả các trường đều phải xây dựng quy chế điều hành, tổ chức, hoạt động nội bộ và tài chính nội bộ một cách chi tiết theo quy định của pháp luật và công khai toàn dân.

“Đây là một quá trình trong cả quá trình chuyển đổi, nên sẽ có nhiều điểm chưa được quy định rõ hay chưa có tiền lệ, nên khi xử lý, chúng ta hết sức bình tĩnh và ủng hộ xu hướng tự chủ”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhắc lại câu chuyện Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Bộ Tư pháp đã tham gia làm rõ câu chuyện này. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã thành lập một đoàn công tác, bao gồm cả Bộ Tư pháp, để xem xét, phân tích, báo cáo về vấn đề trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: “Sau báo cáo này, chúng tôi sẽ họp lại với Bộ Tư pháp và sẽ công khai minh bạch cho toàn dân. Chính phủ sẽ rất công minh, ủng hộ tự chủ và tạo điều kiện cho các trường đại học”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao câu chuyện ĐH Tôn Đức Thắng lại nóng ở phiên chất vấn của Quốc hội?
Vì sao câu chuyện ĐH Tôn Đức Thắng lại nóng ở phiên chất vấn của Quốc hội?

VOV.VN - Câu chuyện ĐH Tôn Đức Thắng đã làm nóng phiên chất vấn đầu tiên của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV.

Vì sao câu chuyện ĐH Tôn Đức Thắng lại nóng ở phiên chất vấn của Quốc hội?

Vì sao câu chuyện ĐH Tôn Đức Thắng lại nóng ở phiên chất vấn của Quốc hội?

VOV.VN - Câu chuyện ĐH Tôn Đức Thắng đã làm nóng phiên chất vấn đầu tiên của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV.

Tự chủ đại học: Hướng đi đúng trong khuôn khổ pháp luật
Tự chủ đại học: Hướng đi đúng trong khuôn khổ pháp luật

VOV.VN - Các ĐBQH cho rằng yếu tố tự chủ sẽ giúp các trường đại học tự vận động theo cơ chế thị trường, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tự chủ đại học: Hướng đi đúng trong khuôn khổ pháp luật

Tự chủ đại học: Hướng đi đúng trong khuôn khổ pháp luật

VOV.VN - Các ĐBQH cho rằng yếu tố tự chủ sẽ giúp các trường đại học tự vận động theo cơ chế thị trường, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về việc cách chức Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về việc cách chức Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng

VOV.VN - Trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xử lý Hiệu trưởng của ĐH Tôn Đức Thắng mà không căn cứ vào đề nghị của Hội đồng trường thì không đúng luật.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về việc cách chức Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về việc cách chức Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng

VOV.VN - Trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xử lý Hiệu trưởng của ĐH Tôn Đức Thắng mà không căn cứ vào đề nghị của Hội đồng trường thì không đúng luật.