Quảng Nam cần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ gắn với thực tiễn

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam còn thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, có khả năng dự báo, xử lý tốt những vấn đề phát sinh từ thực tiễn.

Tỉnh Quảng Nam còn thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, có khả năng dự báo, xử lý tốt những vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Trình độ, khả năng làm việc trong môi trường quốc tế và xử lý thông tin trên không gian mạng của đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý ở địa phương này có mặt còn hạn chế.

Đây là những nội dung quan trọng được nêu ra tại buổi làm việc của Đoàn công tác Trung ương do ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Trưởng đoàn với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chiều nay (6/8) về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh, công tác triển khai thực hiện Quy định số 11 của Ban Bí thư về trường Chính trị chuẩn.

Đến cuối tháng 6 vừa qua, toàn Đảng bộ tỉnh Quảng Nam có 22 đảng bộ trực thuộc gồm 18 đảng bộ huyện, thị xã, thành phố và 4 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy với hơn 70.800 đảng viên. Số cán bộ, công chức có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ khá cao. Cụ thể, cấp xã đạt tỷ lệ 87,3%; cấp huyện là 95,9% và cấp tỉnh là 98,3%. Đến nay, cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam quản lý có 231 đồng chí, 100% có trình độ đại học chuyên môn trở lên. Cán bộ quy hoạch thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý có hơn 700 đồng chí, toàn bộ có trình độ đại học chuyên môn trở lên, trong đó, có 36% thạc sĩ, 2,67% tiến sĩ.

Theo báo cáo của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam, hiện nay trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng lên, nhưng vẫn còn một bộ phận chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ so với đòi hỏi của thực tiễn. Đội ngũ cán bộ ở đây còn thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, có khả năng dự báo, xử lý tốt những vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Trình độ, khả năng làm việc trong môi trường quốc tế và xử lý thông tin trên không gian mạng của đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý có mặt còn hạn chế.

Một số cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, kỹ năng lãnh đạo, quản lý; chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử nên khi thực hiện nhiệm vụ còn lúng túng. Nhiều cán bộ được đào tạo chuyên môn đại học và sau đại học chưa gắn với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh, chưa phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm.

Việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ người dân tộc thiểu số giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị- xã hội tỉnh còn ít. Chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số ở cấp huyện, cấp xã còn hạn chế, nhất là lĩnh vực quản lý nhà nước, sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó, chế độ chính sách, tuyển dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số còn bất cập, chưa thu hút, tạo điều kiện cán bộ người dân tộc thiểu số an tâm công tác.

Thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam triển khai thực hiện thí điểm chủ trương sáp nhập Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện vào Ban Tuyên giáo Huyện uỷ. Qua hơn 3 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng khi thực hiện sáp nhập, không đủ cán bộ để vừa thực hiện việc đào tạo, vừa thực hiện nhiệm vụ Tuyên giáo.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, việc sáp nhập để làm chuyên môn tốt hơn và chỉ là nhất thể hóa chức danh lãnh đạo.

“Trong hướng dẫn là chỉ thống nhất chức danh của Trưởng Ban Tuyên giáo với Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện, chứ không phải sáp nhập trung tâm này, xóa trung tâm này đưa nó trở vào trong Ban Tuyên giáo huyện. Như vậy chúng ta đã mất đi 1 thiết chế để tổ chức đào tạo bồi dưỡng tại cơ sở. Đề nghị các đồng chí phân tích làm rõ thêm, nếu chúng ta làm không đúng thì phải trở lại", ông Nguyễn Xuân Thắng chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

45 cán bộ diện Trung ương quản lý được điều động từ đầu nhiệm kỳ XII đến nay
45 cán bộ diện Trung ương quản lý được điều động từ đầu nhiệm kỳ XII đến nay

VOV.VN - Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã điều động 45 cán bộ diện Trung ương quản lý (trong đó có 34 Ủy viên Trung ương Đảng, cả chính thức và dự khuyết) giữ chức bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối...

45 cán bộ diện Trung ương quản lý được điều động từ đầu nhiệm kỳ XII đến nay

45 cán bộ diện Trung ương quản lý được điều động từ đầu nhiệm kỳ XII đến nay

VOV.VN - Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã điều động 45 cán bộ diện Trung ương quản lý (trong đó có 34 Ủy viên Trung ương Đảng, cả chính thức và dự khuyết) giữ chức bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối...

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa

VOV.VN - Ngày 5/8, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa

VOV.VN - Ngày 5/8, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Tinh giản biên chế chưa gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ
Tinh giản biên chế chưa gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ

VOV.VN - Một số địa phương chưa thực hiện đúng quy định về sắp xếp tổ chức bộ máy; việc rà soát, tinh giản biên chế chưa thực sự gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Tinh giản biên chế chưa gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ

Tinh giản biên chế chưa gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ

VOV.VN - Một số địa phương chưa thực hiện đúng quy định về sắp xếp tổ chức bộ máy; việc rà soát, tinh giản biên chế chưa thực sự gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.