Quảng Nam kỷ niệm 50 năm ngày Chiến thắng Thượng Đức

VOV.VN - 20h tối 7/8, tại Khu di tích Địa điểm Chiến thắng Thượng Đức (xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Quảng Nam tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Chiến thắng Thượng Đức (7/8/1974 - 7/8/2024).

Tham dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí lãnh đạo Trung ương, các tỉnh, thành phố; đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu V; đại diện các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tướng lĩnh là người con quê hương Quảng Nam. Đặc biệt là sự có mặt của các cán bộ, chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu trong chiến dịch Thượng Đức năm 1974.

Đọc diễn văn tại Lễ Kỷ niệm, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam ôn lại truyền thống hào hùng của chiến dịch Thượng Đức.

Trước đây, Chi khu quân sự Thượng Đức được Mỹ xây dựng trở thành tiền đồn vững chắc để bảo vệ căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng và khống chế tuyến đường 14 của ta ở phía Tây Quảng Đà. Chi khu quân sự gồm một cụm cứ điểm kiên cố nằm ở thôn Hà Tân, xã Lộc Bình (nay là xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc), nơi ngã ba sông Cái và sông Côn, cạnh quốc lộ 14, cách đường đông Trường Sơn không xa, cách Đà Nẵng hơn 40km đường chim bay. 

Theo đánh giá của địch, Thượng Đức là “Mắt ngọc của đầu rồng”, là “Cánh cửa thép bất khả xâm phạm”. Thượng Đức nằm trong thế phòng thủ chung thuộc Vùng I chiến thuật của Mỹ - ngụy, “cánh cửa thép” bảo vệ vòng ngoài Đà Nẵng.

Về phía ta, do vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của Thượng Đức, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 xác định: “Chiến dịch này phải thắng cả về quân sự và chính trị. Quân sự là diệt gọn quân địch tại chỗ, thu hút, giam chân và tiêu diệt một bộ phận lực lượng cơ động của địch.

Chính trị là giải phóng, bảo đảm đời sống cho hơn 10 nghìn dân, đập tan chính quyền cơ sở và tề điệp ác ôn, giữ vững vùng giải phóng, đánh bại quân địch đến giải tỏa, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch tiến công tổng hợp của quân khu phát triển và giành thắng lợi”.

Chiến dịch Thượng Đức được đặt mật danh là K711.

Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 6/6/1974, tại Sở chỉ huy Sư đoàn 304 ở khu vực sông Bung (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam), Thượng tướng Chu Huy Mân, Tư lệnh Quân khu 5 đã giao nhiệm vụ cụ thể cho Sư đoàn 304. Thượng tướng nhấn mạnh “Chiến dịch này phải thắng cả về quân sự và chính trị. Quân sự là diệt gọn quân địch, chính trị là giải phóng và đảm bảo đời sống cho hơn một vạn dân”.

Trận chiến giữa ta và địch diễn ra ác liệt, kéo dài nhiều ngày. Với tinh thần anh dũng chiến đấu, sử dụng chiến thuật hiệu quả, đến 8 giờ 30 phút sáng ngày 7/8/1974, quân ta đã làm chủ hoàn toàn Chi khu quân sự Thượng Đức. Lá cờ Quyết chiến quyết thắng của Đảng bộ và Nhân dân Quảng Đà tặng cho Sư đoàn 304 tung bay trên Chi khu quân sự Thượng Đức, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch.

Chiến thắng Thượng Đức khẳng định sự chỉ đạo đúng đắn, nhạy bén của Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng thời phản ánh rõ sự trưởng thành vượt bậc của bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang trên chiến trường Khu 5 về trình độ và khả năng tác chiến hiệp đồng binh chủng; góp phần làm phá sản “kế hoạch bình định, lấn chiếm” và âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” của địch.

Chiến thắng Thượng Đức là một trong những chiến công vang dội, có ý nghĩa chính trị và quân sự to lớn, tạo nên những cơ sở thực tiễn vững chắc để Bộ Chính trị xây dựng quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước trong năm 1975.

Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, với truyền thống cách mạng kiên cường, ý chí và quyết tâm không chịu khuất phục trước khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Quảng Nam đã phát huy truyền thống cách mạng, không ngừng đổi mới, sáng tạo, đoàn kết một lòng, phấn đấu vươn lên viết tiếp trang sử hào hùng, vẻ vang của quê hương đất Quảng.

Tại khu vực Thượng Đức năm xưa, bức tranh kinh tế hôm nay đã có nhiều khởi sắc. Từ một địa bàn ác liệt trong chiến tranh 50 năm trước, đến nay các xã Đại Lãnh, Đại Hưng, Đại Hồng, Đại Sơn của huyện Đại Lộc đã có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, giao thông thuận lợi, trường, trạm y tế được đầu tư bài bản, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển, tiềm năng thế mạnh của vùng đồi núi được khai thác hợp lý thông qua các mô hình kinh tế trang trại, vườn đồi. Các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân.

Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam khẳng định chiến thắng Thượng Đức là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng; là tấm gương sáng ngời về ý chí quyết chiến, quyết thắng, về tinh thần tiến công liên tục, ý chí sắt đá, lòng quả cảm vô biên của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304, Sư đoàn 324 và các lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Đà, huyện Đại Lộc; khẳng định sức mạnh to lớn của tinh thần đoàn kết quân dân...

Niềm tự hào về Chiến thắng Thượng Đức chắc chắn sẽ là hành trang sức mạnh, là niềm tin, là tiền đề vững chắc, là động lực to lớn để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, viết tiếp trang sử hào hùng và quyết tâm thực hiện khát vọng phát triển, xây dựng Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030.

Điểm nhấn tại Lễ kỷ niệm là Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Thượng Đức - Bản hùng ca bất tử”, gồm 3 chương: Chương I - Bản hùng ca bất tử; Chương II - Quê hương cách mạng; Chương III Tiếp bước đi lên. Chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ, diễn viên trong cả nước.

Trước Lễ Kỷ niệm, các đại biểu tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài Chiến thắng Thượng Đức, Khu vực di tích Địa điểm Chiến thắng Thượng Đức (xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Bản hùng ca biển khơi" kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của bộ đội Hải quân
"Bản hùng ca biển khơi" kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của bộ đội Hải quân

VOV.VN - Ngày 2 và ngày 5/8/1964, mặc dù lực lượng còn non trẻ và vũ khí trang bị thiếu thốn nhưng Quân chủng Hải quân đã dũng cảm đánh đuổi tàu khu trục Maddox của đế quốc Mỹ xâm phạm vùng biển miền Bắc nước ta. Chiến thắng trận đầu không chỉ là biểu tượng của sức mạnh chính trị, tinh thần “Dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng,” mà còn có ý nghĩa, giá trị to lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

"Bản hùng ca biển khơi" kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của bộ đội Hải quân

"Bản hùng ca biển khơi" kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của bộ đội Hải quân

VOV.VN - Ngày 2 và ngày 5/8/1964, mặc dù lực lượng còn non trẻ và vũ khí trang bị thiếu thốn nhưng Quân chủng Hải quân đã dũng cảm đánh đuổi tàu khu trục Maddox của đế quốc Mỹ xâm phạm vùng biển miền Bắc nước ta. Chiến thắng trận đầu không chỉ là biểu tượng của sức mạnh chính trị, tinh thần “Dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng,” mà còn có ý nghĩa, giá trị to lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Lữ đoàn 172 Vùng 3 Hải quân - Viết tiếp bản hùng ca chiến thắng trận đầu
Lữ đoàn 172 Vùng 3 Hải quân - Viết tiếp bản hùng ca chiến thắng trận đầu

VOV.VN - Phát huy truyền thống đơn vị đánh thắng trận đầu, thế hệ cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 172 không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu, khẳng định là “Lữ đoàn thép” của Vùng 3, Quân chủng Hải quân.

Lữ đoàn 172 Vùng 3 Hải quân - Viết tiếp bản hùng ca chiến thắng trận đầu

Lữ đoàn 172 Vùng 3 Hải quân - Viết tiếp bản hùng ca chiến thắng trận đầu

VOV.VN - Phát huy truyền thống đơn vị đánh thắng trận đầu, thế hệ cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 172 không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu, khẳng định là “Lữ đoàn thép” của Vùng 3, Quân chủng Hải quân.

Chiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam: Lực lượng non trẻ lập nên kỳ tích
Chiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam: Lực lượng non trẻ lập nên kỳ tích

VOV.VN - Chiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam đã cổ vũ cho niềm tin và khí thế tiến công của quân và dân miền Bắc, đánh bại cuộc leo thang của đế quốc Mỹ.

Chiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam: Lực lượng non trẻ lập nên kỳ tích

Chiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam: Lực lượng non trẻ lập nên kỳ tích

VOV.VN - Chiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam đã cổ vũ cho niềm tin và khí thế tiến công của quân và dân miền Bắc, đánh bại cuộc leo thang của đế quốc Mỹ.