Quốc hội thảo luận Luật Nhà ở: “Cải tạo chung cư cũ không đơn giản chút nào”

VOV.VN - Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) bày tỏ đồng tình dự thảo luật đưa việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư từ 1 mục với 7 điều thành 1 chương với 13 điều. Tuy vậy, ông cho rằng, còn nhiều điểm phải bàn vì đây là vấn đề phức tạp, “hiện cải tạo chung cư cũ không đơn giản chút nào!”.

Sở hữu nhà chung cư cần theo tuổi thọ công trình?

Ông Hoàng Văn Cường cho rằng, nguyên nhân sâu xa xuất phát từ việc nhà chung cư được sở hữu vĩnh viễn, sở hữu không thời hạn nên người sở hữu có quyền, họ không đồng ý thì không phá dỡ được.

Vị đại biểu này phân tích, hiện chung cư cũ còn thấp tầng, nhà đầu tư có thể nâng cao tầng, có điều kiện để thỏa thuận, đền bù cho người dân. Tuy nhiên, tương lai khi nhà chung cư đều cao tầng thì không có nhà đầu tư nào muốn bỏ tiền ra mà người dân phải tự chi trả.

Mặt khác, khi nhà chung cư hết thời hạn sử dụng thì quyền của cư dân ở nhà đó không còn gì, có chăng chỉ còn quyền duy nhất ghi trên giấy chứng nhận sở hữu nhà.

Đề nghị không chỉ quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư cũ theo thời hạn công trình thiết kế mà phải quy định rất rõ thời hạn sở hữu nhà chung cư phải theo thời hạn của công trình thiết kế, ông Hoàng Văn Cường nói sẽ mang lại 2 cái lợi.

Thứ nhất, người dân sở hữu nhà chỉ trả tiền cho việc sở hữu nhà trong thời hạn thiết kế đó, không phải trả tiền cho việc sở hữu vô thời hạn mà thực chất đến thời hạn phá dỡ người ta vẫn phải tự bỏ tiền ra. Nếu bây giờ quy định nhà sở hữu theo tuổi thọ công trình thì chắc chắn giá nhà sẽ khác so với nhà được quy định sở hữu vô thời hạn.

Về mặt xã hội sẽ tránh được tình trạng không thể phá dỡ nhà khi chỉ một vài hộ không đồng tình, nhà xuống cấp nguy hiểm như tình trạng hiện nay.

Ông đề nghị nên quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư theo thời hạn thiết kế, nhưng đi kèm theo đó, nếu đến thời hạn bên thiết kế đánh giá lại, kiểm định chất lượng chung cư thấy vẫn tốt, vẫn tồn tại được thì quyền của người sở hữu tiếp tục được kéo dài, không bị mất đi.

Vị đại biểu này cũng cho rằng, đất dành cho xây dựng nhà chung cư không nên là đất giao vĩnh viễn mà nên là đất cho thuê theo thời hạn xây dựng và cho trả tiền một lần. Nếu hết thời hạn thì cho thuê lại giống như quy định về đất cho thuê với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh.

Quy định nguồn cải tạo để tránh “đẩy chủ sở hữu nhà ra ngoài”

Bày tỏ đồng tình với ý kiến trên, Đại biểu Vũ Tuấn Anh (đoàn Phú Thọ) nói, việc thu hút đầu tư chỉ thực hiện được với chung cư thấp tầng được phép nâng cao tầng khi cải tạo, xây dựng lại; còn nếu không được nâng chiều cao thì không ai đầu tư.

Hơn nữa, nếu yêu cầu người sở hữu nộp tiền khó khả thi và nếu thực hiện bồi thường thì phần lớn cư dân khó mua lại được chung cư. Như vậy, vô hình trung “đẩy hàng loạt chủ sở hữu ra ngoài và trách nhiệm lại thuộc xã hội và Nhà nước”.

Từ thực tế trên, ông đề nghị nghiên cứu quy định sở hữu và cải tạo nhà chung cư khả thi hơn. Ví dụ nghiên cứu cơ chế có nguồn cải tạo, như quỹ cải tạo nhà chung cư, trong đó bắt buộc chủ đầu tư đóng và chủ sở hữu nhà chung cư tham gia một phần.

Cũng liên quan nhà chung cư, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) nhấn mạnh, chung cư tuổi thọ càng cao thì hiệu quả kinh tế đối với xã hội càng lớn. Một nơi ở dài hạn, từ thế hệ này sang thế hệ khác, là nhu cầu tinh thần rất lớn, củng cố quan hệ gia đình. Ở nước ngoài có chung cư hàng trăm năm, tất nhiên họ có sửa chữa, củng cố, trở thành những khu di tích làm nên hồn cốt của đô thị đó.

Ông cho rằng, cần có phương án duy trì chung cư sở hữu lâu dài, đồng thời quy định sở hữu có thời hạn để người dân lựa chọn. Vấn đề đặt ra là xử lý vấn đề an toàn thế nào. Có thể sở hữu dài hạn nhưng phải tuân thủ sự an toàn vì đó là an ninh chung. Có nước, nhà ở thương mại có thể sở hữu lên đến hàng trăm năm, nhưng khi không còn bảo đảm an toàn thì các công ty phát triển bất động sản sẽ thương thảo với người dân để mua lại căn nhà cũ, duy tu, sửa chữa hoặc xây dựng mới.

“Tóm lại phải có sự lựa chọn, không nên chỉ chọn một thứ mà thôi vì trong tương lai chúng ta phải khuyến khích nhà ở càng lâu dài, tuổi thọ càng cao càng tốt, càng có lợi cho xã hội, đất nước” – ông Trương Trọng Nghĩa nêu quan điểm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội: Nhà xã hội cho thuê thì người giàu sẽ không tranh mua?
Đại biểu Quốc hội: Nhà xã hội cho thuê thì người giàu sẽ không tranh mua?

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng, nếu quy định nhà ở xã hội dành cho thuê như kinh nghiệm của các nước sẽ không xảy ra tình trạng người có thu nhập cao tranh mua, thuê với người có thu nhập thấp, không tạo ra sự bất bình đẳng xã hội.

Đại biểu Quốc hội: Nhà xã hội cho thuê thì người giàu sẽ không tranh mua?

Đại biểu Quốc hội: Nhà xã hội cho thuê thì người giàu sẽ không tranh mua?

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng, nếu quy định nhà ở xã hội dành cho thuê như kinh nghiệm của các nước sẽ không xảy ra tình trạng người có thu nhập cao tranh mua, thuê với người có thu nhập thấp, không tạo ra sự bất bình đẳng xã hội.

Quốc hội biểu quyết thông qua nhiều dự án luật trong đợt 2 Kỳ họp thứ 5
Quốc hội biểu quyết thông qua nhiều dự án luật trong đợt 2 Kỳ họp thứ 5

VOV.VN - Từ 19-24/6, Quốc hội tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5 với việc thảo luận và biểu quyết thông qua hàng loạt dự án luật, dự thảo nghị quyết quan trọng.

Quốc hội biểu quyết thông qua nhiều dự án luật trong đợt 2 Kỳ họp thứ 5

Quốc hội biểu quyết thông qua nhiều dự án luật trong đợt 2 Kỳ họp thứ 5

VOV.VN - Từ 19-24/6, Quốc hội tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5 với việc thảo luận và biểu quyết thông qua hàng loạt dự án luật, dự thảo nghị quyết quan trọng.