Bạo lực gia đình cần quan tâm những hành vi gây tổn thương tinh thần

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, không chỉ những hành động bạo hành về mặt thể chất, mà chính những tác động gây áp lực, tổn thương tinh thần cho các thành viên trong gia đình cũng có thể coi là bạo lực gia đình.

Trong cuộc thảo luận tổ tại Quốc hội chiều nay (31/5), các đại biểu đóng góp ý kiến về Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Thảo luận về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa (đoàn Hải Dương) đặc biệt nhấn mạnh đến việc phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong môi trường gia đình. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em trong tương lai.

Đại biểu cho rằng, trong luật, các hình thức bạo lực về thể chất, tinh thần, kinh tế cũng cần được quy định rõ hơn. Trong đó cần cụ thể hóa các hành vi bạo lực về tinh thần như hành vi chứng kiến bạo lực gia đình; hành vi ép con học cũng là một hành vi bạo lực tinh thần. 

“Cha mẹ ép con học quá nhiều hoặc lăng nhục, chửi mắng khi con không đạt thành tích như kỳ vọng có thể được liệt kê vào các trường hợp bạo lực về tinh thần. Bởi từ những thúc ép của cha mẹ, sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ, sẽ dẫn tới sự căng thẳng tâm lý, gây ra những áp lực đối với trẻ em, dần dần tích tụ. Đó có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh về tinh thần, tâm lý như tình trạng trầm cảm hoặc các hành vi quá khích, tự tử.

Ép con học cũng là một trong những biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục. Đây đang là một vấn nạn trong xã hội, làm xói mòn các nguyên tắc cơ bản của giáo dục và gây tác hại lâu dài cho xã hội", đại biểu thẳng thắn nhận định.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, để giải quyết căn bệnh thành tích trong giáo dục, không chỉ cần giải pháp từ nhà trường mà còn cần sự thay đổi nhận thức trong mỗi gia đình. 

Trong khi đó, đại biểu Lê Minh Nam (Hậu Giang) cũng cho rằng, bạo lực tinh thần là rất nguy hiểm, luôn âm ỉ, thậm chí gây tổn thương cả đời cho người bị bạo hành.

Đại biểu lấy ví dụ như việc bố mẹ thương con, muốn con cố gắng nhưng lại khen bạn của con, so sánh con với những đứa trẻ khác xung quanh cũng sẽ khiến trẻ bị tổn thương.

"Hay trong quan hệ vợ chồng, nếu suốt ngày kiểm tra tin nhắn, hay ngồi ăn cơm khen hàng xóm đẹp cũng gây ức chế. Về nhà mà vợ hay chồng không nói gì thì cũng có thể được xem là bạo lực gia đình”, đại biểu Nam cho biết.

Đại biểu đoàn Hậu Giang đề nghị trong quá trình soạn thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cần quan tâm đến những hành vi tác động gây tổn thương về mặt tinh thần./

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xúi giục, lôi kéo người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình cũng là phạm luật
Xúi giục, lôi kéo người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình cũng là phạm luật

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cần mở rộng phạm vi xử lý với hành vi lôi kéo, xúi giục, góp sức cho thành viên khác thực hiện bạo lực trong gia đình.

Xúi giục, lôi kéo người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình cũng là phạm luật

Xúi giục, lôi kéo người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình cũng là phạm luật

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cần mở rộng phạm vi xử lý với hành vi lôi kéo, xúi giục, góp sức cho thành viên khác thực hiện bạo lực trong gia đình.

Chồng bạo lực gia đình bị cấm tiếp xúc với vợ, giữ khoảng cách 50m
Chồng bạo lực gia đình bị cấm tiếp xúc với vợ, giữ khoảng cách 50m

VOV.VN - Người có hành vi bạo lực gia đình bị cấm đến gần người bị bạo lực gia đình, phải giữ khoảng cách trong suốt thời gian áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc từ 50m trở lên nếu không có vật ngăn cách bảo đảm an toàn.

Chồng bạo lực gia đình bị cấm tiếp xúc với vợ, giữ khoảng cách 50m

Chồng bạo lực gia đình bị cấm tiếp xúc với vợ, giữ khoảng cách 50m

VOV.VN - Người có hành vi bạo lực gia đình bị cấm đến gần người bị bạo lực gia đình, phải giữ khoảng cách trong suốt thời gian áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc từ 50m trở lên nếu không có vật ngăn cách bảo đảm an toàn.

Yêu cầu con học đến 2-3 giờ sáng, luôn phải điểm 10 là bạo lực gia đình?
Yêu cầu con học đến 2-3 giờ sáng, luôn phải điểm 10 là bạo lực gia đình?

VOV.VN - Cha mẹ kỳ vọng quá lớn vào con cái dẫn đến yêu cầu các cháu phải học đến 2-3 giờ sáng cũng như mong muốn con cái cứ phải được điểm 10, phải đi theo nghề nghiệp cha mẹ, trở thành hãnh diện của cha mẹ đã tạo ra áp lực, vượt quá năng lực, khả năng của trẻ em.

Yêu cầu con học đến 2-3 giờ sáng, luôn phải điểm 10 là bạo lực gia đình?

Yêu cầu con học đến 2-3 giờ sáng, luôn phải điểm 10 là bạo lực gia đình?

VOV.VN - Cha mẹ kỳ vọng quá lớn vào con cái dẫn đến yêu cầu các cháu phải học đến 2-3 giờ sáng cũng như mong muốn con cái cứ phải được điểm 10, phải đi theo nghề nghiệp cha mẹ, trở thành hãnh diện của cha mẹ đã tạo ra áp lực, vượt quá năng lực, khả năng của trẻ em.