Bộ trưởng nhận trách nhiệm vụ trồng vượt 100.000 ha cao su

VOV.VN -Tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Các đồng chí ở các chính quyền địa phương cũng phải liên đới.

Trong chất vấn chiều 19/11, đại biểu Trương Văn Vở (đoàn Đồng Nai), đặt câu hỏi về tình trạng sử dụng đất rừng vượt quy hoạch đã được duyệt, bao giờ chấm dứt tình trạng này, đồng thời “Đề nghị Bộ trưởng nói rõ giải pháp xử lý phần trên 100.000ha cao su hiện  nay vượt quy hoạch được duyệt thì trách nhiệm thuộc về ai? Ở đây là địa phương hay Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp hay các bộ, ngành liên quan khác?”.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Cao Đức Phát cho biết: Theo Quyết định số 750/2009 của Thủ tướng  Chính phủ về quy hoạch phát triển cao su ở Việt Nam, đến năm 2015 dự kiến nước ta sẽ có 800.000 ha nhưng đến ngày hôm nay nước ta đã có 910.000 ha.

“Đúng như đại biểu Trương Văn Vở đã nêu, đã có hơn 100.000 ha được trồng vượt so với quy hoạch. Con số 100.000 ha này không hoàn toàn là trồng trên đất rừng hay do kết quả của việc phá rừng mà có rất nhiều diện tích trồng trên đất lâm nghiệp không có rừng và các loại đất nông nghiệp khác” – Bộ trưởng thừa nhận và cho biết.

Từ năm 2011 trở lại đây để trồng cao su một cách hợp pháp, chỉ có 60.000 ha rừng bị khai thác. Chúng tôi đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ là sẽ dừng không cho khai thác thêm nữa trừ một số diện tích đã có dự án phê duyệt theo đúng quy hoạch và thực hiện nghiêm túc các quy định của luật pháp, con số đó cũng không nhiều.

“Vì thế nên có thể nói là sẽ dừng, không còn việc khai thác rừng tự nhiên để trồng cao su” – Bộ trưởng khẳng định.

Nhưng Bộ trưởng cũng đưa ra tình trạng ở một số nơi bà con tự khai phá rừng, vấn đề này chính quyền địa phương các cấp cần phải siết chặt quản lý để đảm bảo thực thi luật pháp.

Trả lời câu hỏi trách nhiệm vượt quy hoạch 100.000 ha thuộc về ai? Bộ trưởng nói: “Đương nhiên trách nhiệm về quản lý đối với toàn ngành thuộc về Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chúng tôi chịu trách nhiệm. Tuy nhiên các đồng chí ở các chính quyền địa phương cũng phải liên đới. Thực tế là quản lý ở các địa phương phải là các đồng chí, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thể lặn lội đến từng cánh đồng để biết được khu vực này có trong quy hoạch hay không trong quy hoạch mà chủ yếu là làm trên tổng thể và cơ chế chính sách. Kiểm tra đôn đốc của chúng tôi có thể cũng chưa đủ mức”.

Nhưng mặt khác và theo quy định của luật pháp, Bộ trưởng khẳng định, khi muốn chuyển đất nông nghiệp từ trồng cây hàng năm sang trồng cây cao su là cây lâu năm, hay chuyển đất lâm nghiệp sang trồng cao su thì phải xin phép và phải được chính quyền cho phép mới làm được. Vì thế, trong việc cho phép hoặc buông lỏng không cho phép mà để nhân dân tự trồng thì theo quy định của luật pháp hiện nay thẩm quyền cho phép đó cũng thuộc về chính quyền các cấp.

Trước đó, cũng trong trả lời chất vấn của đại biểu Trương Văn Vở, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Những năm trước chúng ta có chủ trương cho sử dụng một số diện tích là rừng nghèo kiệt, trên thực tế chỉ còn cây bụi hoặc cây ít giá trị nhưng có điều kiện phù hợp để trồng cao su tạo điều kiện, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nông dân, trong đó chủ yếu ở trên Tây Nguyên. Thực hiện chủ trương đó, các tỉnh Tây Nguyên cũng đã cho phép khảo sát, lập dự án và đã cho phép sử dụng 60.000ha để trồng cao su và có một phần diện tích kể cả ở Tây Bắc nhưng tổng diện tích là 60.000ha. Trong những năm đó đã trồng được 90.000ha trên đất lâm nghiệp nhưng 30.000ha thì không có rừng.

“Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã phát hiện tình trạng lạm dụng và có những sơ hở nên chúng tôi đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị đình chỉ việc khảo sát và khai phá đất rừng nghèo kiệt này” – Bộ trưởng nói.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị đó, chúng tôi đã cùng với các địa phương nghiêm túc kiểm tra và chúng tôi đã có báo cáo lại với Thủ tướng Chính phủ kiến nghị chỉ cho phép triển khai tiếp tục những dự án đã được phê duyệt theo đúng quy hoạch và tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về kỹ thuật, còn dừng tất cả việc khai thác tiếp theo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Thủ tướng phê bình chính quyền để xảy ra nạn phá rừng
Phó Thủ tướng phê bình chính quyền để xảy ra nạn phá rừng

(VOV) -Cử tri huyện Nam Giang bức xúc về tình trạng phá rừng, khai thác khoáng sản trái phép đang diễn biến phức tạp.

Phó Thủ tướng phê bình chính quyền để xảy ra nạn phá rừng

Phó Thủ tướng phê bình chính quyền để xảy ra nạn phá rừng

(VOV) -Cử tri huyện Nam Giang bức xúc về tình trạng phá rừng, khai thác khoáng sản trái phép đang diễn biến phức tạp.

Phải xác minh thông tin dân ồ ạt phá rừng vì thiếu việc làm
Phải xác minh thông tin dân ồ ạt phá rừng vì thiếu việc làm

(VOV) - UBND tỉnh Nghệ An kiểm tra, làm rõ sự việc báo nêu; có biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trật tự xã hội trên địa bàn...

Phải xác minh thông tin dân ồ ạt phá rừng vì thiếu việc làm

Phải xác minh thông tin dân ồ ạt phá rừng vì thiếu việc làm

(VOV) - UBND tỉnh Nghệ An kiểm tra, làm rõ sự việc báo nêu; có biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trật tự xã hội trên địa bàn...

Nạn phá rừng ở Phú Yên diễn biến phức tạp
Nạn phá rừng ở Phú Yên diễn biến phức tạp

VOV.VN -Sau một thời gian tạm lắng, tình trạng phá rừng ở huyện Sơn Hòa lại càng dữ dội hơn.

Nạn phá rừng ở Phú Yên diễn biến phức tạp

Nạn phá rừng ở Phú Yên diễn biến phức tạp

VOV.VN -Sau một thời gian tạm lắng, tình trạng phá rừng ở huyện Sơn Hòa lại càng dữ dội hơn.

Yêu cầu làm rõ thành tích giảm phá rừng 95% ở Đắc Lắc
Yêu cầu làm rõ thành tích giảm phá rừng 95% ở Đắc Lắc

(VOV) -Phó Chủ tịch tỉnh Đắc Lắc đặt câu hỏi vì sao làm được kết quả 4 năm trước là 3.500 ha mà nay chỉ có 182 ha

Yêu cầu làm rõ thành tích giảm phá rừng 95% ở Đắc Lắc

Yêu cầu làm rõ thành tích giảm phá rừng 95% ở Đắc Lắc

(VOV) -Phó Chủ tịch tỉnh Đắc Lắc đặt câu hỏi vì sao làm được kết quả 4 năm trước là 3.500 ha mà nay chỉ có 182 ha