Cử tri An Giang kiến nghị xây dựng 1 khu công nghiệp quy mô lớn tại ĐBSCL

VOV.VN - Cử tri kiến nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục quan tâm, đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long một khu công nghiệp có quy mô lớn, ở tầm khu vực, vừa tạo việc làm cho người dân, vừa thúc đẩy kinh tế - xã hội của các tỉnh trong khu vực.

Ngày 24//4, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Sau khi nghe đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang thông tin về nội dung kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, với tinh thần cởi mở, thẳng thắn, cử tri của huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang nêu lên những băn khoăn, đồng thời phản ánh nhiều ý kiến, kiến nghị về các vấn đề như: tình trạng đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế thời gian qua để xảy ra nhiều sai phạm; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công rất chậm ở một số bộ, ngành, địa phương; vấn đề phòng, chống, tham nhũng; công tác quản lý, giám sát cán bộ; vấn đề ô nhiễm môi trường; quản lý việc kinh doanh, sử dụng thuốc lá điện tử; hạ tầng giao thông tuyến Quốc lộ 91 đi qua địa bàn tỉnh An Giang xuống cấp, thiếu đồng bộ; một số công trình trọng điểm trên địa bàn của tỉnh như tuyến đường tránh thành phố Long Xuyên chậm tiến độ,…

Cử tri kiến nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục quan tâm, đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long một khu công nghiệp có quy mô lớn, ở tầm khu vực, vừa tạo việc làm cho người dân, vừa thúc đẩy kinh tế - xã hội của các tỉnh trong khu vực. Bên cạnh đó, nhiều cử tri cũng bày tỏ tâm tư về việc triển khai thực hiện Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá; một số bất cập trong Luật đất đai, thu hút đầu tư,…

Ngoài ra, cử tri đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hiện nay, điệp khúc “được mùa mất giá” xảy ra thường xuyên; nhất là ảnh hưởng từ khi dịch Covid-19 bùng phát, làm giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao; đồng thời giá cả sản xuất đầu ra bấp bênh,…

Cử tri Trần Văn Đức, xã Vĩnh Chánh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang nêu ý kiến: “Ai cũng biết ĐBSCL là vựa lúa của cả nước, mà An Giang là trọng tâm của ĐBSCL, nhưng hiện nay điệp khúc được mùa, rớt giá xảy ra thường xuyên; vào mùa giá lúa rớt xuống, hết mùa giá lúa tăng lên. Ở xã cũng có vận động người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nhưng thực tế trồng rau màu nhiều nhưng không biết tiêu thụ ở đâu. Lúa thì không được giá; nông sản tiêu thụ không hết mà phân thì lại lên giá. Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành có hướng hỗ trợ cho người dân làm nông nghiệp của ĐBSCL, mà đặc biệt là An Giang”.

Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, nhất là diễn biến xung đột Nga - Ukraine và phản ứng của các nước; lạm phát tuy đã giảm, nhưng vẫn ở mức cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro; chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt; tiêu dùng và các hoạt động kinh tế tiếp tục suy giảm, nhiều nền kinh tế tăng trưởng thấp. Cạnh tranh chiến lược, bất ổn địa chính trị, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu… ngày càng khó lường nhưng với sự nỗ lực, cố gắng trong chỉ đạo, điều hành của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội nước ta cơ bản vẫn đạt được kết quả đáng kể; kinh tế vĩ mô trong quý I năm 2023 tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, cơ bản thực hiện tốt các mục tiêu trọng tâm đã được Đảng, Quốc hội thông qua. Lạm phát cơ bản được kiểm soát ở mức phù hợp; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng giảm dần, tính chung quý I tăng 4,18%.

Theo Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, những vấn đề cử tri nêu lên cũng là những điều trăn trở của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội và địa phương. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang ghi nhận những kiến nghị của cử tri và trên từng góc độ công việc sẽ tiếp tục có những kiến nghị ở từng diễn đàn phù hợp.

Ghi nhận và biểu dương những kết quả tỉnh An Giang, huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên đã đạt được trong thời gian qua, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân mong muốn, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thuận lợi khó khăn đan xen, lãnh đạo tỉnh An Giang tiếp tục suy nghĩ, tận dụng thế mạnh sẵn có để phát triển lĩnh vực nông nghiệp đảm bảo nhanh, hiệu quả và bền vững, tạo ra được giá trị gia tăng cao hơn, thu nhập của người nông dân được nâng lên.

Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: “An Giang cần nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc lại; có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để vượt qua giai đoạn hiện nay. An Giang phải thực hiện tốt các Nghị quyết Đảng bộ của các cấp. Tỉnh An Giang cũng đã xây dựng quy hoạch tỉnh rồi, đề nghị sớm trình Chính phủ để phê duyệt; đây là căn cứ rất quan trọng để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, để đầu tư và thu hút đầu tư đúng hướng. Đẩy nhanh tốc độ đầu tư công, vừa là để tăng tốc cho việc tăng trưởng, mà quan trọng hơn đó là tiền đề để phát triển kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư. Phải đảm bảo an sinh xã hội, đời sống, việc làm cho người dân, nhất là những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc hội họp 2 đợt tại Kỳ họp thứ 5, giám sát tối cao nguồn lực chống Covid-19
Quốc hội họp 2 đợt tại Kỳ họp thứ 5, giám sát tối cao nguồn lực chống Covid-19

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội nhưng tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 22/5 đến ngày 10/6 và đợt 2 từ ngày 19/6 đến ngày 23/6.

Quốc hội họp 2 đợt tại Kỳ họp thứ 5, giám sát tối cao nguồn lực chống Covid-19

Quốc hội họp 2 đợt tại Kỳ họp thứ 5, giám sát tối cao nguồn lực chống Covid-19

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội nhưng tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 22/5 đến ngày 10/6 và đợt 2 từ ngày 19/6 đến ngày 23/6.

Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội dự kiến diễn ra 22 ngày, đề xuất chia làm 2 đợt
Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội dự kiến diễn ra 22 ngày, đề xuất chia làm 2 đợt

VOV.VN - Quốc hội Quốc hội dự kiến họp phiên trù bị và khai mạc Kỳ họp thứ 5 vào ngày 22/5, bế mạc vào  ngày 20/6/2023. Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tổ chức kỳ họp thành 2 đợt đảm bảo chất lượng tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật, nghị quyết.

Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội dự kiến diễn ra 22 ngày, đề xuất chia làm 2 đợt

Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội dự kiến diễn ra 22 ngày, đề xuất chia làm 2 đợt

VOV.VN - Quốc hội Quốc hội dự kiến họp phiên trù bị và khai mạc Kỳ họp thứ 5 vào ngày 22/5, bế mạc vào  ngày 20/6/2023. Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tổ chức kỳ họp thành 2 đợt đảm bảo chất lượng tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật, nghị quyết.