ĐBQH đề xuất ưu tiên xây đường cao tốc trong Gói phục hồi kinh tế

VOV.VN - Sáng 7/1, tại buổi thảo luận về Gói chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu đề xuất Chính phủ ưu tiên xây dựng đường cao tốc.

Gói chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội dự kiến sẽ có giá trị khoảng 350.000 tỷ đồng, trong đó dự kiến chi khoảng 114.000 tỷ đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng.

Thời điểm "vàng" đầu tư vào cơ sở hạ tầng

ĐBQH Trần Đình Văn (Lâm Đồng) cho rằng, đây là thời điểm "vàng" cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng thiết yếu như GTVT, tận dụng lưu lượng đi lại của khách du lịch và người dân còn ít nên tạo đột phá trong kết cấu hạ tầng. Với định hướng đó, cần xác định tăng đầu tư công, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, từ đó tạo ra công ăn việc làm, tạo ra dịch vụ, đáp ứng yêu cầu kích cầu kinh tế.

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, việc bổ sung nguồn vốn tập trung cho dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 trong chính sách tài khóa, tiền tệ là cần thiết và hợp lý. Đại biểu Hùng đề nghị Quốc hội xem xét dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bằng hình thức đầu tư công, thay vì đầu tư theo đối tác công - tư (PPP) như được phê duyệt chủ trương ban đầu.

Theo đại biểu đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu, dự án cáo tốc này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư PPP với tổng mức đầu tư 19.616 tỷ đồng. Ông Hùng cho rằng, nếu đầu tư PPP thì khó khăn trong việc thu xếp tài chính của các nhà đầu tư trong điều kiện ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm kéo dài, chậm trễ trong triển khai dự án. Trong khi đó, dự án này có vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bảo đảm tiêu chí đầu tư công trong gói kích thích hỗ trợ tuyến đường huyết mạch trong việc kết nối, liên kết vùng, phát huy vai trò của cụm cảng Cái Mép, kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nâng cao khả năng kết nối giao thông đa phương thức, rút ngắn thời gian chi phí vận tải để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo đại biểu, dự án này được chuyển sang đầu tư công sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Cũng liên quan đến cao tốc, các đại biểu đến Điện Biên, Nam Định và Thái Bình đồng loạt xin ưu tiên xây dựng cao tốc.

Đại biểu Lò Thị Luyến (Điện Biên) đề nghị Chính phủ Quốc hội, Chính phủ quan tâm cân đối kinh phí để sửa chữa những đoạn đường đã xuống cấp, tạo điều kiện để một số dự án đường cao tốc vùng núi phía Bắc được triển khai sớm hơn so với thời gian được ghi trong quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn 2050 (như đoạn đường cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng, Tuyên Quang - Hà Giang, Sơn La - Điện Biên).

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) cũng đề xuất đẩy nhanh tuyến đường này để giải quyết điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng cho các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng. Dự án này dài 79 km, nằm trong quy hoạch đường bộ cao tốc Việt Nam, được phê duyệt năm 2016.

Theo đại biểu Nguyễn Hải Dũng, hiện khu vực Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình chỉ có các tuyến theo hướng đông - tây nhưng chưa có tuyến tây bắc - đông nam, chưa có tuyến ven biển nào. Cao tốc sẽ giúp đẩy nhanh liên kết vùng, khai thác kinh tế biển, hỗ trợ tuần tra an ninh, quốc phòng.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) cũng cho rằng trong gói cơ sở hạ tầng cần ưu tiên những tuyến cao tốc mang tính quan trọng. Theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung, cử tri trong vùng Duyên hải Bắc Bộ nói chung và cử tri Thái Bình nói riêng mong mỏi Chính phủ bố trí nguồn vốn để đầu tư đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng.

Đây là tuyến cao tốc đi qua các tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ, thuận lợi cho việc di chuyển cũng như kết nối các tỉnh trong vùng trở nên nhanh chóng thuận tiện, rút ngắn thời gian hơn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội như các tỉnh trong vùng, giúp việc giao thương, vận chuyển hàng hóa, hành khách thuận lợi, nhanh chóng, đồng thời sẽ tạo ra kết nối hoàn chỉnh đồng bộ giữa các tuyến cao tốc phía Bắc, cao tốc Bắc - Nam.

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) cũng đề xuất đẩy nhanh tuyến đường này để giải quyết điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng cho các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng. Dự án này dài 79 km, nằm trong quy hoạch đường bộ cao tốc Việt Nam, được phê duyệt năm 2016.

Theo đại biểu Nguyễn Hải Dũng, hiện khu vực Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình chỉ có các tuyến theo hướng đông - tây nhưng chưa có tuyến tây bắc - đông nam, chưa có tuyến ven biển nào. Cao tốc sẽ giúp đẩy nhanh liên kết vùng, khai thác kinh tế biển, hỗ trợ tuần tra an ninh, quốc phòng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ: Kiểm soát để dòng tiền không “lệch hướng”
Gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ: Kiểm soát để dòng tiền không “lệch hướng”

VOV.VN - Theo đại biểu, nếu không có biện pháp kiểm soát tốt thì các gói hỗ trợ sẽ lệch hướng, hiệu quả hạn chế, thậm chí có thể gây ra đảo lộn kinh tế vĩ mô.

Gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ: Kiểm soát để dòng tiền không “lệch hướng”

Gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ: Kiểm soát để dòng tiền không “lệch hướng”

VOV.VN - Theo đại biểu, nếu không có biện pháp kiểm soát tốt thì các gói hỗ trợ sẽ lệch hướng, hiệu quả hạn chế, thậm chí có thể gây ra đảo lộn kinh tế vĩ mô.

Quốc hội xem xét gói 350.000 tỷ đồng để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KTXH
Quốc hội xem xét gói 350.000 tỷ đồng để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KTXH

VOV.VN - Chương trình phục hồi kinh tế gồm: tổng quy mô giải pháp tài khóa khoảng 291.000 tỷ đồng, giải pháp tiền tệ khoảng 46.000 tỷ đồng, khoảng 10.000 tỷ đồng qua từ các quỹ khác nhau và một số khoản khác.

Quốc hội xem xét gói 350.000 tỷ đồng để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KTXH

Quốc hội xem xét gói 350.000 tỷ đồng để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KTXH

VOV.VN - Chương trình phục hồi kinh tế gồm: tổng quy mô giải pháp tài khóa khoảng 291.000 tỷ đồng, giải pháp tiền tệ khoảng 46.000 tỷ đồng, khoảng 10.000 tỷ đồng qua từ các quỹ khác nhau và một số khoản khác.

Quốc hội bắt đầu kỳ họp bất thường, quyết định 4 nội dung cấp bách
Quốc hội bắt đầu kỳ họp bất thường, quyết định 4 nội dung cấp bách

VOV.VN - Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV khai mạc vào 9h sáng nay (4/1) và dự kiến bế mạc vào ngày 11/1/2022.

Quốc hội bắt đầu kỳ họp bất thường, quyết định 4 nội dung cấp bách

Quốc hội bắt đầu kỳ họp bất thường, quyết định 4 nội dung cấp bách

VOV.VN - Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV khai mạc vào 9h sáng nay (4/1) và dự kiến bế mạc vào ngày 11/1/2022.