Nên thay đổi cơ quan quản lý đối tượng bị tạm giam, tạm giữ?

VOV.VN -Sau vụ ông Chấn bị oan sai, có ý kiến cho rằng nên thay đổi cơ quan quản lý các đối tượng bị tạm giam, tạm giữ. 

Trao đổi về vấn đề này, Đại biểu Đỗ Văn Đương (đoàn TP HCM), ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khẳng định “Không nên”.

Đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng: Công tác quản lý trại giam gắn liền với công tác phòng ngừa tội phạm và đấu tranh chống tội phạm. Nhiều trường hợp phải có cơ sở cần thiết để đi lại trong trại giam để nắm bắt tâm tư tình cảm của những đối tượng phạm tội rồi mới phát hiện ra những ổ nhóm phạm tội mới. Để làm được điều đó, thì phải là lực lượng vũ trang, phải là cơ quan công an, vì đây là lực lượng nòng cốt trong việc giữ gìn trật tự an ninh xã hội, người ta phải có trách nhiệm quản lý trước Đảng và Nhà nước về vấn đề đó. Người ta quản lý về trật tự an ninh xã hội trong đó trại giam là một bộ phận cấu thành chứ không phải là vấn đề dân sự hóa trại giam. Theo tôi ý kiến chuyển như vậy là không đúng.

“Trước sau tôi vẫn quan niệm trại giam phải để công an quản lý, còn bây giờ vấn đề quan trọng nhất là phải cải tạo chế độ lao tù, tức là vấn đề học tập, dạy nghề, chế độ ăn ở phải cải thiện. Mấy năm vừa qua cũng đã cải thiện tương đối nhiều rồi nhưng cần phải cải thiện hơn nữa. Thứ nữa là phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thi hành án hình sự với cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp để bảo đảm việc thi hành dân sự trong vụ án hình sự của các phạm nhân. Thực tế, nhiều trường hợp cứ đi tù là xong, không thi hành hình phạt tiền và bồi thường thiệt hại. Đây là vấn đề bất cập cần phải được giải quyết” – ông Đương nhấn mạnh.

PV: Theo ông, còn lý do nào khẳng định sự cần thiết để công an quản lý trại giam?

Đại biểu Đỗ Văn Đương: Trại giam quản lý một “đội quân” phạm tội, mà đội quân này thường tìm cách để chống phá trại giam, chống phá một cách quyết liệt. Những đối tượng bị đi tù 10 năm và chung thân thường có ý định chống phá trại giam để trốn ra ngoài với mức độ cao.

Thứ hai, để quản lý được “đội quân” như thế thì phải là lực lượng vũ trang, chỉ có lực lượng vũ trang mới đủ sức cưỡng chế và có các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để quản lý được nhứng đối tượng này, không để họ trốn ra ngoài gây tội ác mới, gây thiệt hại đối với xã hội.

Tôi nhắc lại, vấn đề quan trọng nhất là phải đổi mới chế độ lao tù như thế nào để bảo đảm quyền lợi, chứ không phải đặt vấn đề chuyển sang bộ này hay bộ kia. Quan điểm của tôi là phải để trại giam cho Bộ Công an quản lý.

PV: Có đề xuất chuyển việc quản lý đối tượng bị tạm giam, tạm giữ sang Bộ Tư pháp và thành lập cảnh sát tư pháp để tránh trường hợp bị ép cung, đánh đập trong quá trình điều tra. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Ông Đỗ Văn Đương: Trại giam là nơi dành cho các phạm nhân thi hành án tù khi đã có bản án, còn trại tạm giam thì vẫn là nơi bị can thì phải thuộc cơ quan công an làm để thuận lợi trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Bây giờ lại đưa sang Bộ Ta pháp thì rất phức tạp. Nếu xảy ra tình huống như thông cung, bỏ trốn thì ai chịu trách nhiệm trong khi lại không khám phá ra vụ án. Trong tình hình hiện nay phải giao trách nhiệm cụ thể, phải gắn trách nhiệm điều tra phá án thì phải có quyền gì thì mới làm được, chứ lại gỡ bỏ các điều kiện để bắt người ta điều tra vụ án thì không thể làm được.

PV: Trong công tác điều tra, để tránh bị ép cung thì trong bút lục bản khai của bị can, bị cáo đều phải có chữ ký của luật sư. Ông có cho rằng điều này là cần thiết?

Ông Đỗ Văn Đương: Nếu nói là các điều tra viên gây khó khăn thì không đúng. Thực tế là 80 đến 90% bị cáo, bị can không có luật sư bào chữa vì là người nghèo mà án phạm tội hình sự. Nhưng riêng án kinh tế thì có đến gần 100% vì là có tiền. Thậm chí luật sư còn vào sớm, mới khởi tố vụ án đã vào bào chữa. Cho nên, có lần tôi nói với luật sư là tôi đã quy tội ai đâu, buộc tội ai đâu mà bào chữa. Mới khởi tố hành vi thôi thì không cần gặp ai cả.

Còn bây giờ trong điều tra chống tội phạm thì không phải luật sư lúc nào cũng vào được. Ngay những nước tiên tiến như Hàn Quốc, thậm chí khi khởi tố bị can người ta mới cho luật sư vào. Còn trong Bộ luật tố tụng hình sự của mình đã rất tiến bộ là cho luật sư tham gia từ khi có quyết định tạm giữ. Ở ta, án kinh tế chưa có quyết định khởi tố luật sư cũng đã tham gia rồi. Nhưng quan trọng nhất là trong quá trình điều tra người ta phải đảm bảo yếu tố bí mật, ai quản được luật sư? Vấn đề quan trọng nhất là trách nhiệm của chính điều tra viên. Cùng với việc buộc tội phải tìm chứng cứ gỡ tội và phải tôn trọng đầy đủ quyền tự bào chữa của người phạm tội. Ví dụ, khi bắt người phải cho người ta nói vì sao tôi bị bắt, cho xuất trình chứng cứ, chỉ ra những dẫn cứ thể hiện tôi là người ngoại phạm…

Thứ nữa, điều tra viên luôn tiếp cận với những người bị bắt hoặc người bị tạm giữ. Khi hỏi cung, anh phải giải thích đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người ta và phải bảo đảm thực hiện trên thực tế. Và khi hỏi cung thì điều tra viên ghi xong phải đọc lại cho người ta nghe và bị can xác nhận rồi ký vào đó, không được ghi thêm, bớt lời cung. Không nhất thiết phải có luật sư. 80% vụ án không có luật sư tại sao vẫn đúng?

Phải thừa nhận khi có sự tham gia của luật sư thì có đối trọng. Nhưng luật sư vào khi nào và được làm gì để mà bảo đảm cái việc gỡ tội buộc tội được minh bạch để bảo đảm được công lý mới là vấn đề quan trọng. Có rất nhiều luật sư có trình độ nhưng hành xử lại không phù hợp với cái chung, ví dụ cứ chạy theo bị can, dẫn đến tình trạng gây khó khăn cho điều tra vụ án. Cho nên phần lớn các điều tra viên người ta không muốn để luật sư vào.

PV: Xin cảm ơn ông!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không để án oan sai, tồn đọng kéo dài
Không để án oan sai, tồn đọng kéo dài

Đại tướng Lê Hồng Anh cho rằng, việc xác định án điểm, xét xử công khai cũng là cách tạo phong trào quần chúng trong phòng chống tội phạm

Không để án oan sai, tồn đọng kéo dài

Không để án oan sai, tồn đọng kéo dài

Đại tướng Lê Hồng Anh cho rằng, việc xác định án điểm, xét xử công khai cũng là cách tạo phong trào quần chúng trong phòng chống tội phạm

Ngành Tòa án không được để oan sai, lọt tội phạm
Ngành Tòa án không được để oan sai, lọt tội phạm

Đó là yêu cầu của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đối với cán bộ và nhân viên ngành Toà án.  

Ngành Tòa án không được để oan sai, lọt tội phạm

Ngành Tòa án không được để oan sai, lọt tội phạm

Đó là yêu cầu của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đối với cán bộ và nhân viên ngành Toà án.  

Người bị án oan sai 10 năm được ưu ái trong tù
Người bị án oan sai 10 năm được ưu ái trong tù

Không chỉ có phạm nhân mà ngay cả những cán bộ quản giáo cũng vui mừng cho số phận của ông Nguyễn Thanh Chấn

Người bị án oan sai 10 năm được ưu ái trong tù

Người bị án oan sai 10 năm được ưu ái trong tù

Không chỉ có phạm nhân mà ngay cả những cán bộ quản giáo cũng vui mừng cho số phận của ông Nguyễn Thanh Chấn

Sau vụ ông Chấn bị oan sai: Sẽ giám sát hàng loạt vụ án
Sau vụ ông Chấn bị oan sai: Sẽ giám sát hàng loạt vụ án

VOV.VN -“Không chỉ vụ án oan 10 năm của ông Chấn mà còn các vụ án oan sai khác cũng cần phải rút hồ sơ để giám sát”.

Sau vụ ông Chấn bị oan sai: Sẽ giám sát hàng loạt vụ án

Sau vụ ông Chấn bị oan sai: Sẽ giám sát hàng loạt vụ án

VOV.VN -“Không chỉ vụ án oan 10 năm của ông Chấn mà còn các vụ án oan sai khác cũng cần phải rút hồ sơ để giám sát”.

Xin lỗi một công dân bị oan sai suốt 15 năm
Xin lỗi một công dân bị oan sai suốt 15 năm

Viện KSND huyện Hoà Bình, Bạc Liêu vừa tổ chức xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại tại nơi cư trú cho ông Lâm Quang Chiến (SN 1945, thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình) về việc đã bắt giam oan sai ông.  

Xin lỗi một công dân bị oan sai suốt 15 năm

Xin lỗi một công dân bị oan sai suốt 15 năm

Viện KSND huyện Hoà Bình, Bạc Liêu vừa tổ chức xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại tại nơi cư trú cho ông Lâm Quang Chiến (SN 1945, thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình) về việc đã bắt giam oan sai ông.  

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Không để oan sai, lọt tội
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Không để oan sai, lọt tội

(VOV) - Chấm dứt việc trả hồ sơ bổ sung, cho bị cáo hưởng án treo và áp dụng hình phạt cải tạo không đúng quy định của pháp luật...

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Không để oan sai, lọt tội

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Không để oan sai, lọt tội

(VOV) - Chấm dứt việc trả hồ sơ bổ sung, cho bị cáo hưởng án treo và áp dụng hình phạt cải tạo không đúng quy định của pháp luật...