Người lao động nước ngoài có thể được tham gia công đoàn Việt Nam

VOV.VN - Sáng nay 24/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, về cơ bản, Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý, đã bảo đảm thể chế hóa kịp thời Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” và một số chủ trương, nghị quyết của Đảng về tổ chức công đoàn và giai cấp công nhân; phù hợp với Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện hành.

Dự thảo Luật cũng bảo đảm Công đoàn Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, thu hút đông đảo người lao động và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia Công đoàn Việt Nam; Kế thừa những nội dung đã khẳng định được tính hợp lý, ổn định, hiệu quả trong quá trình thi hành Luật Công đoàn hiện hành và sửa đổi một số nội dung để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở nước ta.

Về việc gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động là người nước ngoài (Điều 5), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho rằng, tại Tờ trình số 07/TTr-TLĐ ngày 19/4/2024, Cơ quan soạn thảo trình Quốc hội hai phương án và lựa chọn phương án 1 là bổ sung quyền gia nhập và hoạt động trong tổ chức Công đoàn Việt Nam của người lao động là người nước ngoài làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động trên lãnh thổ Việt Nam. Hồ sơ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 đã cung cấp thông tin tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới về nội dung này.

Việc quy định quyền gia nhập và hoạt động công đoàn của lao động là người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ Việt Nam sẽ góp phần thể chế hóa đường lối của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; đáp ứng các yêu cầu thực thi cam kết quốc tế về lao động, công đoàn của Việt Nam; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là Bộ luật Lao động.

Tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội và ý kiến của cấp có thẩm quyền, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định “người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên thì có quyền gia nhập công đoàn, hoạt động tại công đoàn cơ sở”; bổ sung cụm từ “và thôi tham gia”, thể hiện tại tên điều (thành “Quyền thành lập, gia nhập, hoạt động và thôi tham gia công đoàn”) và khoản 4 Điều 5. Ngoài ra, khoản 5 Điều 4 của dự thảo Luật đã quy định cán bộ công đoàn là công dân Việt Nam, do đó, người lao động là người nước ngoài không thể trở thành cán bộ công đoàn.

Về việc gia nhập công đoàn của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, trong khi Chính phủ chưa ban hành Nghị định hướng dẫn về trình tự, thủ tục thành lập hoặc giải thể tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động, để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực, Điều 6 của dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng quy định các điều kiện chặt chẽ như: bổ sung quy định về hồ sơ gia nhập, trình tự, thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam; quy định trách nhiệm, hệ quả pháp lý khi gia nhập Công đoàn Việt Nam và giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thực hiện việc gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Về bảo đảm tổ chức bộ máy, cán bộ công đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội và ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý theo hướng giữ như quy định tại Điều 23 của Luật Công đoàn hiện hành và thể hiện tại Điều 26 của dự thảo Luật. Đồng thời, thể chế hóa nhiệm vụ “Nghiên cứu, ban hành chính sách phù hợp để tuyển dụng cán bộ trưởng thành từ công đoàn cơ sở, trong phong trào công nhân; thu hút, tạo động lực cho cán bộ công đoàn.” được xác định tại Nghị quyết số 02 vào khoản 5 Điều 23 của dự thảo Luật về trách nhiệm của Nhà nước đối với Công đoàn.

Về bảo đảm điều kiện hoạt động, công đoàn, tiếp thu ý kiến đại biểu, thời giờ làm việc của cán bộ công đoàn không chuyên trách được giữ như quy định hiện hành, thể hiện tại khoản 2 Điều 27 của dự thảo Luật. Về việc miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 30 quy định về các trường hợp được miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn.

Dự thảo giữ nguyên mức đóng kinh phí công đoàn 2% trên tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thảo luận về dự thảo luật này, một số đại biểu đều đồng tình, trong bối cảnh nguồn lực Nhà nước còn hạn chế, để có nguồn lực chăm lo cho người lao động, bảo đảm kinh phí hoạt động công đoàn bền vững thì mức thu 2% là hợp lý. Việc giữ ổn định quy định về nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động được thực hiện từ năm 1957 đến nay nhằm bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động, góp phần làm cho tổ chức công đoàn thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo và bảo vệ đoàn viên, người lao động.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hưởng lương từ doanh nghiệp, cán bộ công đoàn liệu có dám lên tiếng?
Hưởng lương từ doanh nghiệp, cán bộ công đoàn liệu có dám lên tiếng?

VOV.VN - Vấn đề đặt ra là cán bộ công đoàn ở công ty, doanh nghiệp (hưởng lương từ chủ sử dụng lao động) đó có thực sự dám lên tiếng bảo vệ người lao động khi quyền lợi của người lao động bị xâm phạm hay không?

Hưởng lương từ doanh nghiệp, cán bộ công đoàn liệu có dám lên tiếng?

Hưởng lương từ doanh nghiệp, cán bộ công đoàn liệu có dám lên tiếng?

VOV.VN - Vấn đề đặt ra là cán bộ công đoàn ở công ty, doanh nghiệp (hưởng lương từ chủ sử dụng lao động) đó có thực sự dám lên tiếng bảo vệ người lao động khi quyền lợi của người lao động bị xâm phạm hay không?

Hơn 10 năm thi hành Luật Công Đoàn đã bộc lộ những hạn chế, bất cập
Hơn 10 năm thi hành Luật Công Đoàn đã bộc lộ những hạn chế, bất cập

VOV.VN - Sau hơn 10 năm thi hành Luật Công Đoàn đã bộc lộ hạn chế, bất cập, việc sửa đổi Luật tại thời điểm này là cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn.

Hơn 10 năm thi hành Luật Công Đoàn đã bộc lộ những hạn chế, bất cập

Hơn 10 năm thi hành Luật Công Đoàn đã bộc lộ những hạn chế, bất cập

VOV.VN - Sau hơn 10 năm thi hành Luật Công Đoàn đã bộc lộ hạn chế, bất cập, việc sửa đổi Luật tại thời điểm này là cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn.

Quốc hội đề nghị làm rõ việc sử dụng 2% kinh phí quỹ công đoàn
Quốc hội đề nghị làm rõ việc sử dụng 2% kinh phí quỹ công đoàn

VOV.VN - Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ hoàn thiện các quy định của pháp luật công đoàn, đảm bảo cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong bối cảnh mới. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn đề nghị duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2%.

Quốc hội đề nghị làm rõ việc sử dụng 2% kinh phí quỹ công đoàn

Quốc hội đề nghị làm rõ việc sử dụng 2% kinh phí quỹ công đoàn

VOV.VN - Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ hoàn thiện các quy định của pháp luật công đoàn, đảm bảo cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong bối cảnh mới. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn đề nghị duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2%.