Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh

VOV.VN - Các đại biểu đặt ra nhiều câu hỏi liên quan thủ tục đầu tư kinh doanh còn phiền phức và những khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu hàng hóa...

Theo chương trình kỳ họp thứ 8, sáng nay 7/11, Quốc hội tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Phiên chất vấn được phát thanh và truyền hình trực tiếp.

Tọa đàm trực tuyến
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh

Đại biểu Mai Sỹ Diến, đoàn Thanh Hóa phản ánh thực trạng tăng trưởng đột biến của một số ngành hàng hiện nay và cho rằng, cử tri có quyền đặt câu hỏi trước Chính phủ và các Bộ, ngành ở Trung ương việc mua bán, tàng trữ hàng hóa, gian lận về xuất xứ, giả về chất lượng, giả về thương hiệu, buôn lậu, trốn thuế, lừa dối người tiêu dùng, chung chuyển hàng hóa ở Việt Nam hiện nay đang ở mức độ nào? Đã đến mức phải rung chuông cảnh báo cho người tiêu dùng và các cơ quan chức năng hay chưa?

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, đoàn Hòa Bình nêu câu hỏi: “Quy định hàng Việt Nam là thế nào? Chính sự thiếu minh bạch này đã làm cho nhiều doanh nghiệp như ASANZO không biết mình có vi phạm không. Như vậy đẩy người dân và doanh nghiệp vào thế rủi ro cao. ASANZO và Khải Silk có đơn thuần là gian lận thương mại hay không? Đề nghị Bộ trưởng nói rõ hơn kinh tế Việt Nam là kinh tế mở hay kinh tế hở”.

Đại biểu Mai Sỹ Diến, đoàn Thanh Hóa

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, hiện nay chúng ta đang thực thi hàng loạt các quy định của luật pháp rất quan trọng liên quan đến vấn đề tiêu thụ tại thị trường trong nước cũng như  thực thi trong hoạt động xuất, nhập khẩu.

Cụ thể là, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Hải quan và các Nghị định hướng dẫn phạm vi quản lý địa bàn hải quan cũng như các hàng hoá nhập khẩu liên quan đến Luật Hải quan này, Luật Quản lý thuế, Pháp lệnh Quản lý thị trường, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá và Nghị định 43 cũng trong khuôn khổ của luật này…Các văn bản trên đều liên quan đến việc điều chỉnh các hoạt động trong thương mại trong nước cũng như liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế.

Trước hết, đối với Luật Quản lý ngoại thương, Luật Cạnh tranh, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đang thực thi chức năng quản lý nhà nước; đã thực hiện việc báo cáo với Chính phủ ban hành Nghị định 71 quy định chi tiết của Luật Quản lý ngoại thương.

Theo Bộ trưởng đây là Nghị định rất quan trọng, hướng dẫn cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý về thương mại quốc tế và cấp cấp giấy chứng nhận xuất xứ có cơ sở cấp xuất xứ của Việt Nam cho các sản phẩm của chúng ta xuất khẩu đi các thị trường mà Việt Nam được hưởng ưu đãi thương mại về thuế quan trong Hiệp định đó. Bộ Công Thương cũng đã có những hướng dẫn và thông tư để cụ thể hóa những việc tổ chức triển khai thực hiện cũng như tăng cường kiểm soát việc cấp CO chứng nhận xuất xứ này.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn 

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tăng cường tuyên truyền, phổ biến tới cộng đồng doanh nghiệp để phòng tránh ngăn chặn về hành vi chuyển tải hàng hoá và gian lận thương mại. Đặc biệt để chủ động hơn nữa trong bối cảnh mới khi chúng ta đang phải đối mặt nhiều nguy cơ gian lận hàng hóa của các nước ngoài đối với xuất xứ của Việt Nam trong thương mại quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định số 824 ngày 4/7/2019 là Đề án để tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ.

Mục tiêu là tăng cường quản lý nhà nước đối với tất cả các khâu trong liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư của nước ngoài để ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại. Bộ Công Thương cũng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để quy định cụ thể về xuất xứ hàng hoá lưu thông trong nước.

Báo cáo rõ hơn với Quốc hội, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, ngoài các văn bản và Nghị định 31 hướng dẫn về Luật quản lý ngoại thương thì còn có Nghị định 43 để quy định những nội dung điều chỉnh trong việc chứng nhận nhãn mác, ghi nhãn mác cũng như các hàng hóa sản phẩm lưu thông trong nước.

Tuy nhiên, Nghị định 43 giao trách nhiệm cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất tự kê khai và ghi nhãn mác hàng hóa cũng như phần xuất xứ hàng hoá để phục vụ cho lưu thông trong nước, thị trường trong nước.

Chính vì vậy, trong một thời gian dài đã diễn ra bước đầu những hành vi có dấu hiệu gian lận thương mại và gian lận xuất xứ lừa dối người tiêu dùng.

"Chúng ta đã từng chứng kiến vụ Khaisilk trong một thời gian trước kia cũng như sau này có những câu chuyện chưa rõ ràng trong hướng dẫn về ghi xuất xứ với hàm lượng như thế nào trong phần giá trị gia tăng của sản xuất nội địa dẫn đến có vướng mắc cho một số doanh nghiệp mà trong đó đã chứng kiến câu chuyện như của ASANZO"- Bộ trưởng dẫn chứng. 

Chính vì vậy, ngay từ năm 2018, Bộ Công Thương đã chủ động báo cáo với Thủ tướng Chính phủ để đề xuất việc xây dựng một văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể hơn nữa việc ghi chứng nhận xuất xứ cho các sản phẩm hàng hoá sản xuất tại Việt Nam và lưu thông tại thị trường trong nước.

“Đây là một việc khó nên Bộ Công Thương cũng đã báo cáo và xin ý kiến các bộ, ngành để tổ chức xây dựng Thông tư dưới hình thức mở và có sự tham gia đóng góp ý kiến của các bộ, ngành, cơ sở pháp lý cũng như cả về nội dung điều chỉnh trong các chủ thể của hoạt động này”, Bộ trưởng cho biết.

Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Thông tư phải nghiên cứu kỹ hơn nữa để tránh tình trạng nó có thể ảnh hưởng đến các lợi ích của chúng ta trong các hoạt động thương mại quốc tế. Bởi vì cả Thông tư này và các Thông tư hướng dẫn Nghị định 31 sẽ đều có chung nền tảng là dựa trên bộ quy tắc xuất xứ và của tổ chức thương mại thế giới và hải quan đã hướng dẫn. Nếu như các tổ chức nước ngoài và chúng ta có thể căn cứ vào việc này để siết chặt hoặc gây khó khăn trong việc được chứng nhận ưu đãi các sản phẩm xuất khẩu đi nước ngoài có xuất xứ Việt Nam thì đây là vấn đề phải nghiên cứu.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng giải trình thêm, tùy trong từng lĩnh vực trong từng ngành sản xuất các sản phẩm hàng hóa lại có những đặc thù có tính chất khác nhau. Vì vậy, cơ sở như thế nào để tạo ra giá trị gia tăng thực sự hữu ích và cần thiết để đảm bảo quá trình hội nhập và phát triển trong giai đoạn tới đây sẽ bền vững và đạt được yêu cầu vẫn còn đang được đặt ra với dự thảo Thông tư này.

“Chúng tôi đang rất cầu thị để tiếp tục cùng với phối hợp với Ban soạn thảo và các bộ, ngành, các cơ quan chức năng để tiếp thu ý kiến đóng góp sơ bộ bước đầu, để tiếp tục hoàn thiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trước đó, trong phần trả lời chất vấn chiều qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã nhận trách nhiệm về 2 vấn đề: không lường hết được tình trạng vỡ quy hoạch của điện mặt trời, điện gió và tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn tràn lan; Đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục thời gian tới cũng như việc đảm bảo đủ điện trước nguy cơ cao về thiếu điện.

Tổng kết phiên chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, có 45 đại biểu đặt câu hỏi, 9 đại biểu tranh luận. Đây là lần thứ 2 Bộ trưởng Công Thương trả lời chất vấn với những vấn đề rất rộng. Song, Bộ trưởng đã trả lời rõ ràng, lưu loát, nắm chắc vấn đề, thẳng thắn nhận trách nhiệm về những hạn chế, tồn tại liên quan đến lĩnh vực mình quản lý.

Đề cập thực tế tàng trữ hàng hoá, gian lận về xuất xứ, giả về chất lượng, giả về thương hiệu buôn lậu trốn thuế, lừa dối người tiêu dùng đã đến mức phải “rung chuông cảnh báo” cho người tiêu dùng và các cơ quan chức năng, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, đoàn Kiên Giang chất vấn:“Sản phẩm hàng hóa Việt Nam mà nhất là hàng nông sản có nguy cơ thua trên sân nhà. Bộ có giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam mà đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ hỗ trợ kinh tế hợp tác trong điều kiện mở cửa thị trường, áp lực cạnh tranh lớn?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời: “Trong các đàm phán thương mại tự do, Bộ Công thương đã luôn luôn phối hợp với các bộ ngành có liên quan, nhất là các Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để đàm phán các nội dung liên quan đến TP, TPP, tức là các hàng rào kỹ thuật. Hiện nay trong ngành công thương đã có 3.930 tiêu chuẩn Việt Nam trong 12 lĩnh vực chủ yếu gồm cơ khí chế tạo, dệt, giầy da, hóa chất, khai thác mỏ, khoáng sản… và các ngành hàng phục vụ tiêu dùng trong nước. Bộ Công thương cũng ban hành lộ trình hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn 2025 và cũng liên tục rà soát danh mục kèm theo mã HS kiểm tra liên ngành”.

Tiếp sau Bộ trưởng Bộ Công Thương là Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát hình ảnh “đường lưỡi bò” trên hàng hóa
Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát hình ảnh “đường lưỡi bò” trên hàng hóa

VOV.VN - Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tăng cường kiểm tra hoạt động thương mại, nhằm loại bỏ hình ảnh, thông tin về "đường lưỡi bò" phi pháp.

Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát hình ảnh “đường lưỡi bò” trên hàng hóa

Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát hình ảnh “đường lưỡi bò” trên hàng hóa

VOV.VN - Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tăng cường kiểm tra hoạt động thương mại, nhằm loại bỏ hình ảnh, thông tin về "đường lưỡi bò" phi pháp.

Nhôm Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt: Bộ Công Thương nói gì?
Nhôm Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt: Bộ Công Thương nói gì?

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, sẽ tiến hành kiểm tra thêm phía doanh nghiệp bởi họ chưa xuất khẩu sang Mỹ.

Nhôm Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt: Bộ Công Thương nói gì?

Nhôm Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt: Bộ Công Thương nói gì?

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, sẽ tiến hành kiểm tra thêm phía doanh nghiệp bởi họ chưa xuất khẩu sang Mỹ.

Ngăn chặn hàng hóa nước ngoài đột lốt hàng Việt
Ngăn chặn hàng hóa nước ngoài đột lốt hàng Việt

VOV.VN -Đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Công Thương trong việc hàng hóa của nước ngoài gắn mác Việt Nam. 

Ngăn chặn hàng hóa nước ngoài đột lốt hàng Việt

Ngăn chặn hàng hóa nước ngoài đột lốt hàng Việt

VOV.VN -Đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Công Thương trong việc hàng hóa của nước ngoài gắn mác Việt Nam.