Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội

VOV.VN- Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với nhiều nội dung trong báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế- xã hội.

Ngày 12/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 42, trọng tâm là cho ý kiến vào các báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách năm 2016.

Nhận định, kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi rõ nét, tuy nhiên, một số đại biểu đề nghị, báo cáo cần phân tích rõ những vấn đề nổi lên trong năm 2015 như khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, giá dầu thô giảm mạnh, nhập siêu quay trở lại, tình hình nợ công và áp lực trả nợ.

Ngày 12/10, phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc (Ảnh: VTV)

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với nhiều nội dung trong báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra. 

Năm 2015, mặc dù có những biến động kinh tế, chính trị trên thế giới, song với nỗ lực, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, kinh tế xã hội trong nước đã đạt được những kết quả nhất định. Nền kinh tế tiếp tục phục hồi rõ nét. 

Tốc độ tăng GDP 9 tháng qua đạt 6,5%, là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ 4 năm trước. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng. Nhập siêu 9 tháng đầu năm khoảng 3,9 tỷ USD, bằng 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong giới hạn Quốc hội cho phép dưới 5%). Chính phủ dự kiến đạt 13/14 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.

Tuy nhiên, qua thảo luận, nhiều đại biểu cho rằng, báo cáo của Chính phủ cần phân tích, làm rõ những khó khăn nổi lên trong năm 2015 như sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp trong nước thấp; giá dầu thô giảm mạnh; nhập siêu đã quay trở lại.

Về tình hình nợ công và áp lực trả nợ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Quốc hội yêu cầu phát hành trái phiếu dài hạn để giảm áp lực trả nợ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc phát hành trái phiếu dài hạn trên 5 năm rất khó khăn, chỉ đạt được được 60% kế hoạch.

Do vậy, Chính phủ đề nghị, cho phát hành trái phiếu dưới 5 năm. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, nguyên nhân của việc phát hành trái phiếu không đạt là do chúng ta chưa có nền kinh tế thị trường đảm bảo. Các thị trường tài chính, tiền tệ, lao động, khoa học công nghệ chưa phát triển như mong muốn. Việc phát hành trái phiếu dưới 5 năm thì không thể gọi là đầu tư mà làm như vậy sẽ tăng thêm chi phí vốn.

Chủ tịch Quốc hội nói: “Mình vừa lo nợ công, vừa tăng vay nợ, vừa tăng bội chi để vay, vừa tăng phát hành trái phiếu chính phủ để vay mà lại vay ngắn hạn thì gay go. Bài toán này các đồng chí phải cân nhắc rất thận trọng. Bây giờ mà vay ngắn hạn thì vay rồi lại lo trả thôi. Do đó, ngắn cũng phải 3 năm chứ không thể làm 1 năm được. Đồng thời với quá trình ấy, chiến lược là phải mở thị trường cho tốt. Hệ thống giải pháp này phải đi vào giải quyết những vấn đề trọng điểm đó”.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết, thời gian qua, do yêu cầu chi cho đầu tư phát triển và chi cho con người ngày một tăng nên bắt đầu từ năm 2009, thu ngân sách đã không đủ cho chi thường xuyên và toàn bộ phần chi cho đầu tư phát triển chúng ta phải đi vay trên tinh thần vay với thời hạn trả nợ dài nhất, lãi suất thấp nhất và tránh được rủi ro.

Theo ông Phùng Quốc Hiển - Luật quản lý nợ công lại không cho phép vay trái phiếu quốc tế để đảo nợ trong nước. Do đó, lần này, Chính phủ đề nghị phát hành 3 tỉ USD trái phiếu quốc tế để phục vụ nhiệm vụ đảo nợ trong nước nhưng không được làm tăng số nợ của Chính phủ. Tuy nhiên, cũng cần tính toán kĩ bởi nếu phát hành trái phiếu quốc tế sẽ gây sức ép lên thị trường tài chính trong nước.

Về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016, Thường trực Ủy ban kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá thêm các mặt thuận lợi, thời cơ và thách thức mới, nhất là sau các chuyến thăm và làm việc rất thành công tại một số nước của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta và sự kiện kết thúc đàm phán TPP.

Trong các chỉ tiêu Chính phủ đề xuất trong năm 2016, Ủy ban Kinh tế cho rằng, chỉ tiêu giảm nghèo 1,3%-1,5% là khó khả thi do hộ nghèo còn lại là những hộ khó khăn nhất, không thể giảm nhanh, cần đánh giá khách quan, chính xác, thực chất tỷ lệ hộ cận nghèo, tái nghèo hiện nay và mối liên hệ giữa hộ nghèo, hộ cận nghèo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về ngày bầu cử toàn quốc
Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về ngày bầu cử toàn quốc

VOV.VN -Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Hội đồng bầu cử quốc gia và Ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về ngày bầu cử toàn quốc

Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về ngày bầu cử toàn quốc

VOV.VN -Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Hội đồng bầu cử quốc gia và Ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Phiên họp Thường vụ Quốc hội: Xử lý dứt điểm ngân hàng yếu kém
Phiên họp Thường vụ Quốc hội: Xử lý dứt điểm ngân hàng yếu kém

VOV.VN -Chính phủ cho biết các ngân hàng yếu kém sẽ tiếp tục được xử lý dứt điểm qua các giải pháp như sáp nhập, giành quyền kiểm soát…

Phiên họp Thường vụ Quốc hội: Xử lý dứt điểm ngân hàng yếu kém

Phiên họp Thường vụ Quốc hội: Xử lý dứt điểm ngân hàng yếu kém

VOV.VN -Chính phủ cho biết các ngân hàng yếu kém sẽ tiếp tục được xử lý dứt điểm qua các giải pháp như sáp nhập, giành quyền kiểm soát…

Thường vụ Quốc hội lần đầu cho ý kiến vào dự thảo Luật Báo chí sửa đổi
Thường vụ Quốc hội lần đầu cho ý kiến vào dự thảo Luật Báo chí sửa đổi

VOV.VN - Tại phiên họp thứ 41 dự kiến diễn ra từ ngày 14-24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ lần đầu cho ý kiến về dự thảo Luật Báo chí sửa đổi.

Thường vụ Quốc hội lần đầu cho ý kiến vào dự thảo Luật Báo chí sửa đổi

Thường vụ Quốc hội lần đầu cho ý kiến vào dự thảo Luật Báo chí sửa đổi

VOV.VN - Tại phiên họp thứ 41 dự kiến diễn ra từ ngày 14-24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ lần đầu cho ý kiến về dự thảo Luật Báo chí sửa đổi.

Khai mạc phiên họp 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Khai mạc phiên họp 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VOV.VN - Phiên họp thứ 42 diễn ra với nhiều nội dung quan trọng để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 20/10 tới.

Khai mạc phiên họp 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc phiên họp 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VOV.VN - Phiên họp thứ 42 diễn ra với nhiều nội dung quan trọng để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 20/10 tới.