Vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà: An ninh nguồn nước chưa quản lý tốt

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc quản lý nguồn nước vẫn còn những bất cập trong thời gian qua.

Liên quan vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 21/10, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) cho rằng, vấn đề an ninh nguồn nước hiện nay chưa quản lý được, nhất là nguồn nước mặt được sử dụng sản xuất nước sạch.

Dầu thải đang được thu mua khắp nơi với giá khoảng 5.000 đồng/kg nhưng tài xế lại đem đi đổ trộm, để dầu thải tràn vào nguồn nước sông Đà. (ảnh: Vietnamnet)

Thực tế cho thấy, nguồn ô nhiễm từ hệ thống nước thải của các hộ gia đình, chất thải từ trâu bò, động vật có nhiều cơ hội xâm nhập vào hệ thống nước mặt nếu như không được kiểm soát tốt.

“Cần có nhiều giải pháp mang tính chất đồng bộ, đúng quy trình thì mới hạn chế được những sự cố đáng tiếc như vừa qua. Nguồn nước thuộc phạm vi cung cấp nước sạch cho người dân thì phải có hàng rào che chắn, có khu vực quản lý, bảo vệ chặt chẽ” – đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nói.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, đoàn Quảng Bình

Đại biểu đoàn Quảng Bình cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp phép cung cấp nước sạch cho người dân phải phát huy hết vai trò, trách nhiệm, đồng thời có giải pháp tích cực để đảm bảo tuyệt đối an toàn nguồn nước. Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh cung cấp nước sạch phải xây dựng được hệ thống lọc nước đảm bảo đúng quy trình chặt chẽ, nước thành phẩm đạt chuẩn chất lượng thì mới được cung cấp cho người dân.

Ngoài việc kiểm soát tốt chặt chẽ chất lượng nguồn nước đầu vào và đầu ra, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho rằng, cần phải thường xuyên tuyên truyền cho người dân xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Từng ngành, lĩnh vực, địa phương phải có cam kết giữa cá nhân với tổ chức trong việc thực hiện nước sạch và vệ sinh môi trường. Đồng thời người dân phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện thấy cá nhân, tổ chức nào xả thải vào nguồn nước cần báo ngay với cơ quan chức năng để xử lý.

“Từ vụ việc nguồn nước sông Đà bị ô nhiễm cho thấy trình độ nhận thức của các đối tượng có liên quan rất kém; việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đến từng người dân chưa được chu đáo, điều đó cũng cho thấy luật chưa thực sự đi vào cuộc sống. Sau khi vụ việc được phát hiện, cần phải xử lý các đối tượng này nghiêm khắc, đúng pháp luật. Qua vụ việc cũng cần phải xem xét, nếu luật pháp chưa nghiêm thì phải sửa đổi luật, làm sao xử lý nghiêm thì mới cảnh tỉnh, răn đe những đối tượng khác” – đại biểu Phương nói.

Cùng chung suy nghĩ, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, việc quản lý nguồn nước vẫn còn những bất cập trong thời gian qua. Từ vụ việc ô nhiễm nguồn nước ở Hòa Bình đặt ra câu hỏi đối với nguồn nước mặt trên cả nước, liệu rằng an ninh nguồn nước có được đảm bảo khi ô nhiễm nguồn nước đang đe dọa sức khỏe của hàng triệu người dân. Trong khi đó, việc xử lý vụ việc của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương còn chậm trễ, gây bức xúc trong dư luận, gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân.

Đại biểu Phạm Văn Hòa- Đồng Tháp 

Đại biểu đoàn Đồng Tháp mong rằng sự cố vừa qua là bài học kinh ghiệm chung cho những cá nhân, tổ chức. Ông mong “cơ quan các cấp, chính quyền địa phương từ Trung ương đến cơ sở phải quan tâm nhiều hơn đối với sức khỏe người dân trên tất cả các lĩnh vực. Như thế thì người dân mới yên tâm và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền”.

Đại biểu Y khút- Niê (đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk) cho biết, cần phải có biện pháp bảo vệ nguồn cấp nước như có hệ thống rào chắn, có hệ thống bảo vệ, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát nguồn nước để kịp thời phát hiện sự cố và có thông báo kịp thời tới người dân.

Ngày 16/10, công an huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình) khởi tố vụ án hình sự về tội Gây ô nhiễm môi trường theo Điều 235, Bộ luật hình sự 2015.

Sau đó công an tỉnh Hòa Bình đã tạm giữ 3 đối tượng đã có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường tại đầu nguồn nước cấp cho Nhà máy nước sông Đà. 

Các đối tượng bước đầu khai nhận đã lấy dầu thải từ Công ty Gốm sứ Thanh Hà (Phú Thọ) sau đó đem đổ tại Kỳ Sơn, Hòa Bình. Đặc biệt, đối tượng được cho là chủ mưu Lý Đình Vũ còn khai nhận nhóm của mình được một nữ giám đốc ở thị xã Phú Thọ thuê đi đổ hộ với giá 7 triệu đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kẻ chủ mưu đổ dầu thải xuống nguồn nước sông Đà khai gì?
Kẻ chủ mưu đổ dầu thải xuống nguồn nước sông Đà khai gì?

VOV.VN - Lý Đình Vũ khai nhận, sau khi biết Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám bị bắt, Vũ đã bỏ trốn tại nhiều tỉnh như Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh...

Kẻ chủ mưu đổ dầu thải xuống nguồn nước sông Đà khai gì?

Kẻ chủ mưu đổ dầu thải xuống nguồn nước sông Đà khai gì?

VOV.VN - Lý Đình Vũ khai nhận, sau khi biết Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám bị bắt, Vũ đã bỏ trốn tại nhiều tỉnh như Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh...

Kẻ 'chủ mưu' đổ dầu thải xuống nguồn nước sông Đà ra đầu thú
Kẻ 'chủ mưu' đổ dầu thải xuống nguồn nước sông Đà ra đầu thú

Chiều 20/10, lãnh đạo Công an tỉnh Hòa Bình xác nhận Lý Đình Vũ (ngụ xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đã ra cơ quan công an đầu thú.

Kẻ 'chủ mưu' đổ dầu thải xuống nguồn nước sông Đà ra đầu thú

Kẻ 'chủ mưu' đổ dầu thải xuống nguồn nước sông Đà ra đầu thú

Chiều 20/10, lãnh đạo Công an tỉnh Hòa Bình xác nhận Lý Đình Vũ (ngụ xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đã ra cơ quan công an đầu thú.

Kẻ chủ mưu đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà khai được một DN thuê
Kẻ chủ mưu đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà khai được một DN thuê

VOV.VN - Sau khi đầu thú, Lý Đình Vũ khai nhận được một chủ doanh nghiệp thuê đổ dầu thải, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước dùng cho Nhà máy nước sông Đà.

Kẻ chủ mưu đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà khai được một DN thuê

Kẻ chủ mưu đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà khai được một DN thuê

VOV.VN - Sau khi đầu thú, Lý Đình Vũ khai nhận được một chủ doanh nghiệp thuê đổ dầu thải, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước dùng cho Nhà máy nước sông Đà.