"Tăng cường giáo dục liêm chính với cán bộ đang nắm giữ quyền lực"

VOV.VN - Theo ông Phan Đình Trạc, cần phải nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để có giải pháp tăng cường công tác giáo dục liêm chính, trước hết là đối với cán bộ, đảng viên, những người đang nắm giữ quyền lực để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ gốc, từ sớm, từ xa.

Chiều 20/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội thảo “Giáo dục liêm chính để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Thực trạng và giải pháp”. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chủ trì hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua được lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện với quyết tâm chính trị rất cao, tiến hành ráo riết, quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu.

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã có bước tiến mạnh, đột phá, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, đã “trở thành phong trào, thành xu thế”.

Theo Trưởng Ban Nội chính Trung ương, chúng ta đã xác định rõ, thực hiện nhất quán phương châm “bốn không” trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, gồm: “không thể", "không dám", "không muốn", "không cần” tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, nổi lên là các sai phạm lớn trong lĩnh vực đất đai, đấu thầu, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động ngân hàng, đăng kiểm, y tế, khoáng sản… gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Đặc biệt, có sự cấu kết, móc nối giữa cán bộ thoái hóa, biến chất với doanh nghiệp, tổ chức để trục lợi, gây thất thoát tài sản Nhà nước, hình thành các “nhóm lợi ích”, thậm chí còn chi phối công tác cán bộ và hoạt động của cơ quan nhà nước, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Theo ông Phan Đình Trạc, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình hình trên là do công tác phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực nhiều nơi còn hình thức, chưa thực sự hiệu quả. Trong đó, các giải pháp để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực chưa thực sự được các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt, nhất là công tác giáo dục đạo đức liêm chính, xây dựng văn hóa liêm chính chưa được tiến hành bài bản, sâu rộng, thường xuyên. Bên cạnh đó, nhận thức về nội hàm liêm chính, văn hóa liêm chính, giáo dục liêm chính, thực hành liêm chính…. vẫn chưa sâu sắc, đầy đủ, thống nhất.

“Thực tế trên đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để có giải pháp tăng cường công tác giáo dục liêm chính, trước hết là đối với cán bộ, đảng viên, những người đang nắm giữ quyền lực để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ gốc, từ sớm, từ xa, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, liêm khiết, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, Trưởng Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh.

Cũng theo ông Phan Đình Trạc, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong Văn kiện của Đảng, quy định của pháp luật, nội hàm liêm chính, ý nghĩa, tầm quan trọng của đạo đức liêm chính, văn hóa liêm chính đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được thể hiện khá rõ nét.

Trên thế giới, giáo dục, thực hành liêm chính cũng được nhiều nước quan tâm, Liên Hợp Quốc và một số tổ chức quốc tế cũng khuyến cáo các quốc gia thành viên thực hành liêm chính để phòng, chống tham nhũng và quản trị nhà nước tốt.

“Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải làm gì, làm như thế nào, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị đến đâu để đưa những chủ trương, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống, để xây dựng được một nhà nước liêm chính, một xã hội liêm chính, một quốc gia liêm chính, của dân, do dân, vì dân. Đây cũng chính là mục tiêu của Đề án Bộ Chính trị giao”, ông Phan Đình Trạc lưu ý.

Nhận thức đúng về liêm chính thì hành động sẽ liêm chính

Phát biểu ý kiến tại hội thảo, ông Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương cho rằng, cần giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về liêm chính, vì chỉ có nhận thức đúng về liêm chính thì hành động sẽ liêm chính. Đặc biệt, phải nâng cao nhận thức để thực hành tốt Quy định 144 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Theo ông Vũ Văn Phúc, cần cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh của cán bộ, trong đó nhấn mạnh tiêu chuẩn về đạo đức cách mạng, tố chất liêm chính. “Phải có khung khổ thể chế để kiểm soát quyền lực đủ mạnh, có các cơ chế, nguyên tắc chặt chẽ để làm sao thực thi liêm chính được hiệu quả trong thực tiễn”, ông Phúc nêu ý kiến.

Về tổ chức thực hiện, ông Vũ Văn Phúc cho rằng, cần làm tốt các khâu của công tác cán bộ, nhất là khâu đánh giá cán bộ, tạo nguồn cán bộ… làm thế nào chọn lọc được những cán bộ đủ phẩm chất, liêm chính vào tổ chức bộ máy.

“Nếu không tạo nguồn từ đầu thì cán bộ sẽ không có suy nghĩ và hành động liêm chính. Đặc biệt, chúng tôi rất quan tâm tới công tác giáo dục - đào tạo và giáo dục đào tạo liêm chính phải được đưa vào trường học để làm sao các học sinh, sinh viên ngay từ đầu đã có nhận thức đúng về liêm chính. Sau 5-7 năm, họ sẽ trở thành những cán bộ liêm chính”, ông Vũ Văn Phúc nói.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận và làm rõ về văn hoá liêm chính, những nhiệm vụ của công tác giáo dục liêm chính; phân tích những hạn chế yếu kém trong công tác giáo dục liêm chính và trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục đào tạo… Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nâng cao hiệu quả công tác giáo dục liêm chính.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không vì chống tham nhũng mạnh mẽ mà cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội
Không vì chống tham nhũng mạnh mẽ mà cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội

VOV.VN - Hãy nhìn vào những con số để thấy rằng, chúng ta đang tiến hành đồng thời, song hành 2 nhiệm vụ: phát triển kinh tế và xây dựng đảng. Không làm lệch và không vì đẩy mạnh cái này mà cản trở cái kia.

Không vì chống tham nhũng mạnh mẽ mà cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội

Không vì chống tham nhũng mạnh mẽ mà cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội

VOV.VN - Hãy nhìn vào những con số để thấy rằng, chúng ta đang tiến hành đồng thời, song hành 2 nhiệm vụ: phát triển kinh tế và xây dựng đảng. Không làm lệch và không vì đẩy mạnh cái này mà cản trở cái kia.

Quy định 178: "Kính chiếu yêu" vạch trần tham nhũng chính sách
Quy định 178: "Kính chiếu yêu" vạch trần tham nhũng chính sách

VOV.VN - Theo GS.TS khoa học Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, việc ban hành Quy định 178 về kiểm soát quyền lực trong hoạt động xây dựng pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng.

Quy định 178: "Kính chiếu yêu" vạch trần tham nhũng chính sách

Quy định 178: "Kính chiếu yêu" vạch trần tham nhũng chính sách

VOV.VN - Theo GS.TS khoa học Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, việc ban hành Quy định 178 về kiểm soát quyền lực trong hoạt động xây dựng pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo xử nghiêm án tham nhũng, chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo xử nghiêm án tham nhũng, chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV

VOV.VN - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, cần phải đẩy mạnh tiến độ công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực liên quan cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để chuẩn bị tốt công tác nhân sự Đại hội XIV.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo xử nghiêm án tham nhũng, chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo xử nghiêm án tham nhũng, chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV

VOV.VN - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, cần phải đẩy mạnh tiến độ công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực liên quan cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để chuẩn bị tốt công tác nhân sự Đại hội XIV.