Tạo chỗ đứng vững chắc để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, đây là một giải pháp rất quan trọng nhằm tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 với chủ đề "Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII", đã bế mạc chiều 26/8 tại Hà Nội.

Tại Hội nghị lần này, các đại biểu đã tập trung thảo luận và quán triệt sâu sắc đường lối Đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Các đại biểu tham dự Hội nghị đã phân tích và thống nhất cao về đánh giá tình hình thế giới và khu vực hiện nay cũng như dự báo trong những năm tới, những cơ hội và thách thức đối với môi trường an ninh và phát triển của Việt Nam.

Kết thúc Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về những mục tiêu cụ thể mà Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 cần thực hiện trong thời gian tới.

Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

PV: Trong 5 ngày diễn ra Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ hai lĩnh vực mà ngành ngoại giao cần đổi mới quyết liệt để có thể đáp ứng nhiệm vụ của mình, đó là ngoại giao Kinh tế và góp phần bảo vệ chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Vậy sắp tới, ngành ngoại giao sẽ triển khai những công việc gì để thực hiện những chỉ đạo trên, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Như các bạn đã biết, Hội nghị ngoại giao lần này thu hút sự chú ý của dư luận xã hội nói chung, đặc biệt nhận được sự quan tâm cao nhất của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội.

Trong quá trình diễn ra Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp đến dự và chỉ đạo phiên khai mạc, nêu rõ những bài học kinh nghiệm của ngoại giao Việt Nam trong thời gian qua và đưa ra những nhóm nhiệm vụ mà ngành ngoại giao phải đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng tham dự và trực tiếp chỉ đạo trong phiên Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đưa ra những phương châm quán triệt triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, đồng thời cụ thể hoá trong lĩnh vực Ngoại giao phát triển kinh tế, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Trong thời gian hội nghị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng tiếp và có chỉ đạo đối vơi các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Ngoài ra. Hội nghị lần này có sự tham gia của trên 100 Đại sứ, trưởng các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cùng với hơn 400 cán bộ chủ chốt của Bộ Ngoại giao.

Một điểm khác so với các hội nghị trước đây là có sự tham gia đông đảo của lực lượng cán bộ tham gia công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Cùng với đó chúng tôi đã tổ chức hội nghị Ngoại vụ địa phương với sự tham gia của lãnh đạo các địa phương trong cả nước (12 đồng chí Chủ tịch, 43 Phó chủ tịch cùng Giám đốc, phụ trách các Sở Ngoại vụ địa phương), với mục đích trao đổi những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại tại địa phương nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình nhưng cũng là đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.     

Cách thức làm việc tại hội nghị lần này cũng có sự đổi mới, đã có sự tương tác cụ thể, trực tiếp giữa các đại biểu, các trưởng cơ quan đại diện ở nước ngoài với các bộ ngành, địa phương trong nước.

Với tinh thần đó, để thực hiện những chỉ đạo của Tổng Bí thư cũng như các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước ta, hội nghị đã đi sâu trao đổi một số cụm vấn đề rất cần thiết để thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư:

Thứ nhất chúng ta đã đi sâu trao đổi, nhìn lại chặng đường 5 năm qua, đặc biệt là từ Hội nghị Ngoại giao lần 28 (năm 2013) đến nay để xem với tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XII đề ra như vậy thì đánh giá xem tình hình đã có thay đổi gì, chuyển biến gì. Trên cơ sở đó đề ra những nhóm giải pháp để thực hiện những nhiệm vụ của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước giao cho ngành Ngoại giao.

Kết quả lớn nhất của Hội nghị lần này là chúng tôi sẽ đưa ra Chương trình hành động cụ thể trên tất cả các lĩnh vực ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, công tác người đối với Việt Nam ở nước ngoài, công tác bảo hộ công dân, công tác thông tin đối ngoại… nhằm bảo đảm tốt nhất phục vụ cho hai nhiệm vụ chiến lược của ngành Ngoại giao là góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Thứ hai là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế; đảm bảo tranh thủ được sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế cho 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tôi nghĩ rằng trên tinh thần trao đổi như vậy, phương hướng công tác của ngành Ngoại giao trong thời gian tới là tiếp bám sát những chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như Nghị quyết của Đại hội Đảng XII. Với chủ đề là “Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, và hội nhập quốc tế để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng” sẽ chia thành 2 nhóm nhiệm vụ chính;

Thứ nhất là trao đổi các nhiệm vụ giải pháp để đấu tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia của chúng ta trên trường quốc tế. Chúng tôi đã bàn những giải pháp từ công tác đấu tranh chính trị, tăng cường hợp tác, qua đó cũng kiểm soát khác biệt trong quá trình mở rộng hợp tác quốc tế.

Một trong những xu thế hiện nay trên thế giới là vừa hợp tác vừa đấu tranh, nhưng khía cạnh hợp tác giữa các nước ngày càng tăng. Quan điểm của chúng ta cũng như chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo cấp cao là cần phải tận dụng tối đa và huy động, tranh thủ được sự tương đồng giữa Việt Nam với các nước và thông qua hợp tác để giảm đi những mặt khác biệt.

Công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, đây là nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước trực tiếp chỉ đạo, coi đây là một trọng tâm mà ngành Ngoại giao cũng như các Bộ, ngành, ban, các lực lượng tham gia đối ngoại phải chuyển mạnh trọng tâm sang ngoại giao phục vụ phát triển.

Hội nghị đã đi sâu trao đổi và đề ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế, đó là phát huy vai trò của mạng lưới các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, tăng cường công tác nghiên cứu nắm bắt thông tin và dự báo tình hình diễn biến kinh tế thế giới, kịp thời kiến nghị Chính phủ trong điều hành kinh tế.

Thứ hai là chúng ta cần tranh thủ nguồn lực bên ngoài, cụ thể là đầu tư ODA hoặc công nghệ, giáo dục - đào tạo, mở rộng thị trường để xuất khẩu. Cụ thể, trong lĩnh vực xúc tiến mở rộng thị trường và thu hút đầu tư, các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện phối hợp với các Bộ, ngành trong nước để phân loại, thu hút đầu tư nhằm đảm bảo chuyển giao công nghệ cao, phục vụ đúng nhu cầu của chúng ta. Việc thu hút đầu tư vừa phải đảm bảo trình độ công nghệ cao, vừa phải đảm bảo yếu tố về môi trường. Đây cũng là một yêu cầu rất lớn đặt ra mà ngành ngoại giao cùng với các bộ, ngành khác phải làm được.

Thứ ba là hợp tác về khoa học - công nghệ cũng như giáo dục đào tạo. Đây là một lĩnh vực mới mà trong hội nghị cũng có nhiều ý kiến nói rằng phải tăng cường ngoại giao về khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, ngoại giao giúp mở rộng thị trường lao động. Chúng tôi cũng đã bàn những biện pháp cụ thể với các đồng chí lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để có những kế hoạch riêng tập trung vào một số thị trường trọng điểm ngoài những thị trường truyền thống.

Một nhiệm vụ quan trọng nữa của Ngoại giao kinh tế đó là tích cực hội nhập vào các thiết chế kinh tế đa phương. Hiện chúng ta đã tham gia 12 Hiệp định thương mại tự do. Riêng 2015, chúng ta đã ký 4 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tới đây cũng tiếp tục đàm phán để mở rộng thị trường. Nếu chúng ta kết thúc được các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này (khoảng 16 hiệp định) thì chúng ta sẽ có khoảng 55 đối tác trên thế giới để chúng ta mở rộng thị trường. Ngoài ra, còn rất nhiều cơ chế, thể chế đa phương khác mà chúng ta có thể tranh thủ để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước như Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), quỹ của nhóm BRICS…

Cuối cùng tôi cũng muốn nói trong việc ngoại giao phục vụ phát triển thì tư duy rất quan trọng. Sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và các địa phương với Bộ Ngoại giao cũng như các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài cũng được các đại biểu thảo luận rất nhiều tại hội nghị. Trong việc hội nhập sâu rộng hiện nay, nếu muốn đạt được hiệu quả cao nhất trong triển khai ngoại giao phục vụ phát triển thì dứt khoát phải nâng cao hiệu quả của sự phối giữa các Bộ, ngành, địa phương.

 

PV: Thưa Thứ trưởng, ông vừa nhắc đến một chi tiết là chúng ta cần đổi mới tư duy ngoại giao. Quay lại thông điệp đáng chú ý mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đó là “ngoại giao kiến tạo phục vụ phát triển”, vậy ngoại giao kiến tạo theo quan điểm của ông là thế nào?

Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Tôi cho rằng, ngoại giao kiến tạo phục vụ phát triển thì ở các cơ quan nhà nước trong đó có Bộ Ngoại giao - là những nơi quản lý nhà nước về các lĩnh vực chung, do đó có đầy đủ thông tin, kiến thức để hỗ trợ nhiệm vụ chính.

Kiến tạo ở đây tức là tạo ra một khuôn khổ, môi trường tốt nhất để cho các địa phương, các doanh nghiệp, các chủ thể tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả, tốt nhất.

Riêng với ngành Ngoại giao, kiến tạo phát triển trước hết là tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm của các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và của ngành ngoại giao về kinh nghiệm phát triển của các nước hiện nay như thế nào. Đó là cái thứ nhất.

Thứ hai là với kinh nghiệm đó nếu vào Việt Nam thì cần có điều chỉnh gì. Thứ ba, Bộ Ngoại giao có thể kiến nghị với Quốc hội có những vấn đề sửa đổi về luật pháp, hành lang pháp lý để phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phải giúp để người dân, doanh nghiệp là chủ thể tham gia vào hoạt động này một cách hiệu quả nhất.

PV: Thưa Thứ trưởng, qua hội nghị này có những điểm gì cần lưu ý đối với công tác người Việt Nam ở nước ngoài?

Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Một trong những trụ cột của ngành Ngoại giao là công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân. Hội nghị lần này đã có phiên thảo luận riêng về vấn đề này.

Tôi xin nói ngắn gọn ba ý mà chúng tôi sẽ quán triệt mạnh mẽ để triển khai trong thời gian tới:

Một là, Bộ Ngoại giao cũng như các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải bám sát cộng đồng người Việt, có tư tưởng sâu sát với quần chúng trong nước cũng như ở nước ngoài, tức là các Cơ quan đại diện phải gắn chặt, gắn bó mật thiết với cộng đồng bà con ta ở nước ngoài (kể cả những người sống ở đó hoặc sang làm việc, học tập) để hiểu tâm tư nguyện vọng của họ.

Hai là, động viên khuyến khích bà con ta, thậm chí là có những hướng dẫn để bà con làm ăn phát triển. Chúng tôi cho rằng quan trọng của cộng đồng chúng ta là làm ăn, hội nhập thành công và phát triển.

Ba là, trên cơ sở quan hệ gắn bó thân thiết, các cơ quan đại diện phải hợp tác cùng với bà con tập hợp những nhóm cụ thể để hướng về quê hương đất nước. Ví dụ, Thủ tướng chỉ đạo hiện nay chúng ta có khoảng 600.000 trí thức kiều bào trong cộng đồng gần 5 triệu người ở nước ngoài. Vậy trong 600.000 trí thức này chúng ta tận dụng như thế nào? Chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho các Cơ quan đại diện ở các nước là phải tập hợp được số trí thức kiều bào này.

Lần này, chúng tôi giao nhiệm vụ cho các Cơ quan đại diện là tập hợp cộng đồng doanh nhân bà con kiều bào. Sắp tới, hội nghị doanh nhân kiều bào trên toàn châu Âu sẽ tổ chức trong tháng 9 tới. Chính sự tập hợp như vậy là cơ sở để bà con ta gặp gỡ, trao đổi nhằm hiểu thêm nguyện vọng, nhu cầu, góp phần giúp cho việc làm ăn hiệu quả hơn.

Công tác bảo hộ công dân và những lợi ích của cộng đồng bà con ở nước ngoài cần phải tăng cường hơn nữa, bởi tình hình cũng đang thay đổi nhiều. Ngoài số lượng bà con ta đã sinh sống lâu dài ở nước ngoài, số người đi lao động, học tập cũng ngày càng tăng do vậy công tác bảo hộ công dân cũng cần phải được tăng cường. Chỉ có sự sâu sát của cơ quan đại diện mới làm được việc này và chúng tôi sẽ đẩy mạnh trong thời gian tới.

PV: Trong 5 ngày vừa qua Hội nghị đã thảo luận như thế nào về vấn đề đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là trên Biển Đông?

Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như lợi ích của Việt Nam là việc chúng ta cần làm thường xuyên và lâu dài, bởi đây là một trong hai nhiệm vụ chiến lược.

Hiện nay, trong việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thì điều đầu tiên, quan trọng là chúng ta phải tạo được thế đứng vững chắc trong cộng đồng quốc tế. Đây là một giải pháp chúng tôi cho là rất quan trọng. Tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế về những vấn đề trùng hợp lợi ích.

Thứ hai là cùng với các nước ASEAN xây dựng được một cộng đồng cả trên ba trụ cột chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Mặc dù trụ cột kinh tế là rất quan trọng, là trọng tâm nhưng những trụ cột khác về chính trị, văn hóa - xã hội cũng mang tính nền tảng. Nếu như ASEAN đoàn kết, thống nhất, vai trò và tiếng nói của từng thành viên cũng tăng và của Việt Nam cũng tăng lên.

Thứ ba là chúng ta phải triệt để tôn trọng phương châm mà lâu nay chúng ta vẫn nói là kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đối với vấn đề Biển Đông thì thêm nữa là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982). Đây là một cơ sở pháp lý rất quan trọng để chúng ta đấu tranh lâu dài trong thời gian tới.

Về biên giới trên bộ, chúng tôi cũng tổng kết lại là năm 2015, chúng ta đã hoàn thành toàn bộ việc tăng dày, tôn tạo mốc giới với Lào; rà soát lại Hiệp định biên giới và ký những hiệp định quản lý biên giới với Trung Quốc sau khi phân định xong. Đáng chú ý, sau khi hoàn chỉnh phân giới cắm mốc với Trung Quốc, trao đổi thương mại, giao lưu qua biên giới trên bộ rất phát triển, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội vùng biên nói riêng, hai nước nói chung.

Đối với Campuchia chúng tôi cũng đang rà soát lại, chúng ta đã hoàn thành phân giới cắm mốc được 80%, còn 20% nữa cần tiếp tục giải quyết. Phương châm là chúng ta phối hợp tối đa cùng với các bạn Campuchia để cùng tiến hành hoàn tất công tác phân giới cắm mốc này. Mục tiêu chính là, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng nhau phát triển. Như vậy chúng ta cũng tạo được một vành đai an ninh xung quanh chúng ta.

PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 29
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 29

VOV.VN - Tổng Bí thư nhấn mạnh, ngành Ngoại giao cần phối hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh, chủ động triển khai hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu này. 

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 29

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 29

VOV.VN - Tổng Bí thư nhấn mạnh, ngành Ngoại giao cần phối hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh, chủ động triển khai hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu này. 

Cơ quan đại diện ngoại giao cần chủ động làm tốt vai trò cầu nối
Cơ quan đại diện ngoại giao cần chủ động làm tốt vai trò cầu nối

VOV.VN -Chủ tịch nước đề nghị các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tích cực góp phần củng cố, phát triển các mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước.

Cơ quan đại diện ngoại giao cần chủ động làm tốt vai trò cầu nối

Cơ quan đại diện ngoại giao cần chủ động làm tốt vai trò cầu nối

VOV.VN -Chủ tịch nước đề nghị các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tích cực góp phần củng cố, phát triển các mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước.

Thủ tướng: Ngoại giao cần xác định vấn đề bất biến, không thể xâm phạm
Thủ tướng: Ngoại giao cần xác định vấn đề bất biến, không thể xâm phạm

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần xác định đâu là vấn đề bất biến, không thể xâm phạm, đâu là lợi ích có thể dung hòa với các nước.

Thủ tướng: Ngoại giao cần xác định vấn đề bất biến, không thể xâm phạm

Thủ tướng: Ngoại giao cần xác định vấn đề bất biến, không thể xâm phạm

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần xác định đâu là vấn đề bất biến, không thể xâm phạm, đâu là lợi ích có thể dung hòa với các nước.

Bế mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29
Bế mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29

VOV.VN - Trong 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị đã thảo luận và xác định những nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngoại giao trong thời gian tới.

Bế mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29

Bế mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29

VOV.VN - Trong 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị đã thảo luận và xác định những nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngoại giao trong thời gian tới.

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29: Hội nghị của quyết tâm hành động
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29: Hội nghị của quyết tâm hành động

VOV.VN - Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 sẽ tập trung trao đổi nhằm tìm ra phương hướng, biện pháp nhằm thúc đẩy, nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của đất nước.

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29: Hội nghị của quyết tâm hành động

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29: Hội nghị của quyết tâm hành động

VOV.VN - Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 sẽ tập trung trao đổi nhằm tìm ra phương hướng, biện pháp nhằm thúc đẩy, nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của đất nước.

Tổng Bí thư: Ngành Ngoại giao cần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật
Tổng Bí thư: Ngành Ngoại giao cần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật

VOV.VN - Tổng Bí thư: Cần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật xem trong ngành Ngoại giao có những biểu hiện sai lệch về tư tưởng, đạo đức, lối sống không?

Tổng Bí thư: Ngành Ngoại giao cần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật

Tổng Bí thư: Ngành Ngoại giao cần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật

VOV.VN - Tổng Bí thư: Cần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật xem trong ngành Ngoại giao có những biểu hiện sai lệch về tư tưởng, đạo đức, lối sống không?

Các nhà ngoại giao phải thực hiện tốt sứ mệnh ở vị trí tiền đồn
Các nhà ngoại giao phải thực hiện tốt sứ mệnh ở vị trí tiền đồn

VOV.VN - Với sứ mệnh ở vị trí tuyến đầu, tiền đồn, các nhà ngoại giao cần phát huy hiệu quả vai trò của cơ quan đại diện ở nước ngoài.

Các nhà ngoại giao phải thực hiện tốt sứ mệnh ở vị trí tiền đồn

Các nhà ngoại giao phải thực hiện tốt sứ mệnh ở vị trí tiền đồn

VOV.VN - Với sứ mệnh ở vị trí tuyến đầu, tiền đồn, các nhà ngoại giao cần phát huy hiệu quả vai trò của cơ quan đại diện ở nước ngoài.