Thể chế, chính sách về văn hóa phải kiến tạo cho việc chấn hưng và phát triển

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng, Nhà nước ta, đều hết sức coi trọng, nhấn mạnh đến vai trò, vị trí của văn hóa.  

Sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung và trách nhiệm cao, Hội thảo Văn hóa năm 2022 với Chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” đã thành công tốt đẹp. Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban tổ chức, đã có 800 đại biểu tham gia trực tiếp, trong đó có 5 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư; 27 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các Bộ trưởng, Trưởng ngành; Bí thư Tỉnh ủy; 110 chuyên gia, nhà khoa học; các tổ chức quốc tế và 2.000 đại biểu theo dõi trực tiếp và trực tuyến; 10 điểm cầu truyền hình. 

Hoàn thiện thể chế chính sách, khơi thông các nguồn lực để phát triển văn hóa là một trong những giải pháp quan trọng

Phát biểu bế mạc hội thảo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng, Nhà nước ta, đều hết sức coi trọng, nhấn mạnh đến vai trò, vị trí của văn hóa.  

Tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định, phát triển toàn diện, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Một trong những đột phá chiến lược trong giai đoạn tới là phải hoàn thiện thể chế chính sách, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam.

Việc hoàn thiện thể chế chính sách, khơi thông các nguồn lực để phát triển văn hóa là một trong những giải pháp quan trọng, đóng góp vào việc chấn hưng và phát triển văn hóa nhằm cụ thể hóa, hiện thực hóa mục tiêu chấn hưng, phát triển văn hóa theo đường lối, chủ trương của Đảng mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong Hội nghị toàn quốc triển khai nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, thời gian qua, thể chế về văn hóa theo quan điểm của Đảng đã được xác lập nhất quán trong hệ thống pháp luật, khẳng định sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa là của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo và thụ hưởng, đội ngũ trí thức văn nghệ sỹ giữ vai trò quan trọng. Các đạo luật được ban hành, chú trọng việc chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Hệ thống pháp luật đã từng bước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa và con người Việt Nam ngày càng tiếp cận với thông lệ và các chuẩn mực phổ biến trên thế giới; đã có quy định và điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực, khía cạnh của đời sống văn hóa. Song song cùng với đó là hệ thống thiết chế văn hóa, tổ chức bộ máy quản lý văn hóa, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cũng từng bước được kiện toàn, củng cố.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, nhiều chính sách văn hóa đã được ban hành tác động tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực văn hóa. Trong đó, tập trung vào các vấn đề lớn như, phát triển con người Việt Nam một cách toàn diện, xây dựng môi trường văn hóa, các lĩnh vực văn hóa, đời sống văn hóa về thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, kể cả lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo….

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển, một số lĩnh vực thiếu vắng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh; những vấn đề mới nảy sinh trên thực tế chậm cập nhật; việc sắp xếp các đơn vị hành chính công về lĩnh vực văn hóa còn chậm; chính sách văn hóa còn nhiều bất cập, hiệu quả còn thấp; chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa chưa bao quát được toàn bộ vốn di sản văn hóa dân tộc;

Chính sách cho phát triển công nghiệp văn hóa chậm được ban hành; thị trường, sản phẩm và dịch vụ văn hóa còn phát triển manh mún; cơ chế tài chính chưa khuyến khích sự sáng tạo; nguồn lực, nhân lực, tài lực thu hút phát triển văn hóa còn nhiều bất cập; đội ngũ trí thức thực hiện lĩnh vực văn hóa còn yếu; các chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần xã hội tham gia đầu tư phát triển văn hóa, thuế phí về tín dụng còn hạn chế, chưa thực sự tạo động lực cho các chủ thể tham gia.

Về nguồn lực, nhân lực, vật lực, tài lực trong lĩnh vực văn hóa có những điểm yếu; đội ngũ trí thức nghệ sĩ, cán bộ làm công tác vẫn còn nhiều hạn chế cả về số lượng chất lượng.

Với những điểm nghẽn được chỉ ra cụ thể như vậy, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, điểm cốt lõi để thực hiện việc nâng cao hơn nữa thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa đó là: "Thể chế và chính sách về văn hóa liên quan văn hóa, phải kiến tạo cho việc chấn hưng và phát triển văn hóa.

Tư duy của chúng ta phải như vậy. Nếu như thể chế phát triển chung của chúng ta, rồi thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa là phải kiến tạo, thúc đẩy hội nhập quốc tế. Thì thi thể chế, chính sách về văn hóa, phải kiến tạo cho các mục tiêu chấn hưng và phát triển văn hóa".

Văn hóa phải là trụ cột phát triển bền vững của đất nước

Để làm được điều này, theo Chủ tịch Quốc hội, cần phải tạo hành lang pháp lý, tổ chức và triển khai thuận lợi mọi hoạt động văn hóa trong khuôn khổ pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng; phát huy tối đa năng lực sáng tạo sự đa dạng năng động của văn hóa, tạo điều kiện hội nhập thị trường văn hóa quốc tế; chú trọng đến tính đặc thù của văn hóa vừa bảo đảm phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm tự do sáng tạo trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn; văn hóa phải là trụ cột phát triển bền vững của đất nước; giải quyết hài hòa các mối quan hệ quan hệ giữa bảo tồn và phát triển văn hóa với tăng trưởng kinh tế thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Việc hoàn thiện thể chế chính sách văn hóa phải được tiến hành một cách đồng bộ kịp thời. Trước hết là rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật còn thiếu trong các lĩnh vực văn hóa; về quyền tác giả quyền liên quan đáp ứng nhu cầu bảo hộ và thực thi quyền trong nước, hội nhập quốc tế; kịp thời hoàn thiện các thể chế hóa Nghị quyết Đại hội Đảng 13 về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ, thông tin - truyền thông, tín ngưỡng, tôn giáo; các vấn đề mới cần được tiếp tục tập trung thể chế hóa để đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa trong giai đoạn hiện nay.

Thể chế quản lý nhà nước về văn hóa phải được đổi mới đồng bộ với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý văn hóa phù hợp với bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chú trọng vai trò của người dân trong phát triển sự nghiệp văn hóa, nhất là xác lập cơ chế tự quản của cộng đồng xã hội, tổ chức vận hành và trang bị cơ sở vật chất cho các thiết chế, đồng thời cũng phải tăng cường phân cấp phân quyền để tạo cơ chế khuyến khích sự năng động sáng tạo chủ động trong quản lý các hoạt động của ngành văn hóa, bảo đảm yêu cầu quản lý toàn diện đa ngành, nhất là các ngành công nghiệp văn hóa.

 9 nhóm chính sách lớn để tạo phát triển đột phá cho phát triển văn hóa

Về chính sách, Chủ tịch Quốc hội cho biết, hội thảo đã tập trung về 9 nhóm chính sách lớn để tạo phát triển đột phá cho phát triển văn hóa, đó là, chính sách phát triển con người Việt Nam toàn diện: phát triển cơ sở hạ tầng văn hóa hiện đại với lộ trình khoa học, có trọng tâm trọng điểm; chính sách nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền về giáo dục, văn hóa, có chính sách đầu tư để phát triển truyền hình, phát thanh trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, hình thành các cơ sở giáo dục đào tạo, cơ quan truyền thông mạnh có năng lực cạnh tranh và có ảnh hưởng tầm khu vực, quốc tế; chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc trong văn hóa toàn quốc.

Nhấn mạnh về vấn đề về tài nguyên văn hóa và tài sản văn hóa của đất nước, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chiều dài lịch sử là sức mạnh mềm của dân tộc Việt  Nam. Tài nguyên này là vô cùng, vô tận. Vì vậy, cần xây dựng, hoàn thiện chính sách về bảo quản, tu bổ, phục hồi di sản văn hóa, tăng cường đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch công nghiệp văn hóa và các lĩnh vực kinh tế khác.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện chính sách thúc đẩy sự phát triển của văn học nghệ thuật; bổ sung các chính sách mới về hỗ trợ quản lý hoạt động tuyên truyền, phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật trên không gian mạng, đào tạo, bồi dưỡng, phát huy tài năng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, nhất là những tài năng trẻ; bảo vệ quyền tác giả quyền liên quan; tạo môi trường tự do, dân chủ, lành mạnh, khoa học để khơi thông nguồn cảm hứng sáng tạo phát triển các sản phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị đỉnh cao về nghệ thuật và tư tưởng.

Để tạo đột phá trong phát triển bền vững ngành công nghiệp văn hóa, cần chuyển hóa tài nguyên văn hóa thành các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường văn hóa; chính sách hợp tác công tư để nâng cao năng lực khai thác kết cấu hạ tầng và phát huy tài chính trên thị trường văn hóa;  chính sách khuyến khích bảo hộ nội dung sáng tạo quyền tác giả và quyền liên quan.

Chính sách đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong lĩnh vực văn hóa; chính sách phát triển nguồn nhân lực văn hóa, coi đây là khâu đột phá trong công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra 7 kiến nghị, trong đó có việc, sớm xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, tập trung vào 9 nhóm chính sách thể chế; tiếp tục rà soát nội dung về văn hóa các chương trình mục tiêu quốc gia, ngay cả trong chương trình xây dựng nông thôn mới; triển khai có hiệu quả chiến lược, chương trình, đề án về xây dựng văn hóa công; có kế hoạch và chương trình cụ thể để đầu tư các công trình văn hóa mang tính biểu tượng quốc gia và thời đại Hồ Chí Minh, phát triển các sản phẩm văn hóa có giá trị cao về nghệ thuật và tư tưởng, phấn đấu có các tác phẩm văn học, nghệ thuật xứng tầm, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, và 100 năm thành lập nước…. ;

Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa để thu hút, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn; đẩy mạnh thu hút đầu tư cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch, sản phẩm thương mại mang bản sắc văn hóa Việt Nam; cuối cùng là chú trọng các cơ chế, chính sách tạo điều kiện khuyến khích năng lực sáng tạo của các chủ thể văn hóa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch nước: Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển mạnh mẽ
Chủ tịch nước: Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển mạnh mẽ

VOV.VN - "Lạc quan nhìn về tương lai với niềm tin mới, động lực mới của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển mạnh mẽ hòa trong dòng chuyển động của cách mạng công nghiệp 4.0 toàn cầu" - Chủ tịch nước bày tỏ.

Chủ tịch nước: Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển mạnh mẽ

Chủ tịch nước: Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển mạnh mẽ

VOV.VN - "Lạc quan nhìn về tương lai với niềm tin mới, động lực mới của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển mạnh mẽ hòa trong dòng chuyển động của cách mạng công nghiệp 4.0 toàn cầu" - Chủ tịch nước bày tỏ.

Chủ tịch Quốc hội tiếp Lãnh đạo Asia Society và các doanh nghiệp Australia
Chủ tịch Quốc hội tiếp Lãnh đạo Asia Society và các doanh nghiệp Australia

VOV.VN - Chiều 2/12 (theo giờ địa phương), tại TP. Melbourne, bang Victoria, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Lãnh đạo Asia Society và 3 doanh nhân được Chính phủ Australia bổ nhiệm trong “Sáng kiến Doanh nhân tiên phong”.

Chủ tịch Quốc hội tiếp Lãnh đạo Asia Society và các doanh nghiệp Australia

Chủ tịch Quốc hội tiếp Lãnh đạo Asia Society và các doanh nghiệp Australia

VOV.VN - Chiều 2/12 (theo giờ địa phương), tại TP. Melbourne, bang Victoria, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Lãnh đạo Asia Society và 3 doanh nhân được Chính phủ Australia bổ nhiệm trong “Sáng kiến Doanh nhân tiên phong”.

Chủ  tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam-Australia
Chủ  tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam-Australia

VOV.VN - Nhân chuyến thăm chính thức Australia của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược trong tương lai.

Chủ  tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam-Australia

Chủ  tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam-Australia

VOV.VN - Nhân chuyến thăm chính thức Australia của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược trong tương lai.

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội để lại nhiều dấu mốc quan trọng
Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội để lại nhiều dấu mốc quan trọng

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình  Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta kết thúc rất tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Philippines và dự Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA-43).

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội để lại nhiều dấu mốc quan trọng

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội để lại nhiều dấu mốc quan trọng

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình  Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta kết thúc rất tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Philippines và dự Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA-43).

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Campuchia, Philippines và dự AIPA 43
Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Campuchia, Philippines và dự AIPA 43

VOV.VN - Với gần 50 hoạt động, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại hai nước đã góp phần củng cố tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ với Campuchia và Philippines trên mọi mặt; tham gia tích cực, có trách nhiệm tại AIPA-43 do Campuchia đăng cai tổ chức.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Campuchia, Philippines và dự AIPA 43

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Campuchia, Philippines và dự AIPA 43

VOV.VN - Với gần 50 hoạt động, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại hai nước đã góp phần củng cố tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ với Campuchia và Philippines trên mọi mặt; tham gia tích cực, có trách nhiệm tại AIPA-43 do Campuchia đăng cai tổ chức.

Toàn cảnh chuyến thăm chính thức Philippines của Chủ tịch Quốc hội
Toàn cảnh chuyến thăm chính thức Philippines của Chủ tịch Quốc hội

VOV.VN - Nhận lời mời của Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Philippines Juan Miguel Zubiri, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thăm chính thức Philippines trong các ngày 23-25/11.

Toàn cảnh chuyến thăm chính thức Philippines của Chủ tịch Quốc hội

Toàn cảnh chuyến thăm chính thức Philippines của Chủ tịch Quốc hội

VOV.VN - Nhận lời mời của Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Philippines Juan Miguel Zubiri, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thăm chính thức Philippines trong các ngày 23-25/11.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu chuẩn bị thăm Trung Quốc 
Chủ tịch Hội đồng châu Âu chuẩn bị thăm Trung Quốc 

VOV.VN - Chủ tịch Hội đồng châu Âu ông Charles Michel sẽ có chuyến thăm Trung Quốc vào đầu tháng 12/2022 trong nỗ lực thuyết phục Trung Quốc gây ảnh hưởng với Nga để dừng cuộc xung đột tại Ukraina cũng như giảm mức thâm hụt thương mại của EU trong quan hệ với Trung Quốc.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu chuẩn bị thăm Trung Quốc 

Chủ tịch Hội đồng châu Âu chuẩn bị thăm Trung Quốc 

VOV.VN - Chủ tịch Hội đồng châu Âu ông Charles Michel sẽ có chuyến thăm Trung Quốc vào đầu tháng 12/2022 trong nỗ lực thuyết phục Trung Quốc gây ảnh hưởng với Nga để dừng cuộc xung đột tại Ukraina cũng như giảm mức thâm hụt thương mại của EU trong quan hệ với Trung Quốc.