Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Đối ngoại góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

VOV.VN - Đại hội XIII của Đảng đã xác định vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước.

Sau gần 40 năm đổi mới đất nước, công tác đối ngoại, ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh phát huy vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định. Trước những biến động phức tạp và những tác động từ bên ngoài, Việt Nam vẫn kiên định giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc, linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược để xử lý đúng đắn, hài hoà quan hệ với các đối tác cũng như các tình huống phức tạp, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, xung đột, từ sớm, từ xa.

Kỷ niệm 79 năm thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945 - 28/8/2024), phóng viên VOV phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao.

PV: Nói đến bảo vệ Tổ quốc, chúng ta thường hay nghĩ nhiều đến năng lực quốc phòng, sức mạnh chiến đấu của quân đội. Đó mới chỉ là một vế còn một vế rất quan trọng nữa mà không thể không nhắc đến là công tác đối ngoại và ngoại giao, thưa ông?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Đúng vậy, cũng như quốc phòng, đối ngoại đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; quốc phòng và đối ngoại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau. Nếu như quốc phòng là lực lượng trực tiếp, nòng cốt trong việc bảo vệ đất nước trước các nguy cơ từ bên ngoài; đối ngoại có vai trò quan trọng trong việc tạo lập quan hệ hữu nghị với các nước, dùng các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, qua đó ngăn ngừa nguy cơ xung đột.

Đường lối đối ngoại của chúng ta là đường lối đối ngoại rộng mở, độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Đại hội XIII của Đảng đã xác định vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Có thể thấy, đối ngoại góp phần rất quan trọng vào việc bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa theo cách riêng của mình.

PV: Thêm bạn bớt thù, gia tăng đối tác, giảm thiểu đối tượng là một trong những nhiệm vụ mang tính tiên phong của đối ngoại?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Có thể nói, các hoạt động đối ngoại trong đó có đối ngoại quốc phòng, an ninh đã góp phần tạo lập môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho bảo vệ Tổ quốc. Từ chỗ bị bao vây, cấm vận, đến nay, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao rộng mở hơn bao giờ hết với 193 quốc gia, trong đó đã thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó với hầu hết các nước trong nhóm G7 và G20.

Đặc biệt Việt Nam là nước duy nhất trong ASEAN có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và đối tác chiến lược với tất cả các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tất cả các nước trong ASEAN. Với cục diện đối ngoại rộng mở như vậy, chúng ta ngày càng có điều kiện để đưa quan hệ với các nước vào chiều sâu, gia tăng tin cậy chính trị và đan xen lợi ích. Bằng cách đó, ngoại giao đã góp phần thêm bạn, bớt thù, gia tăng đối tác, giảm thiểu đối tượng.

PV: Có nhận định cho rằng, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam còn đến từ chính sách đối ngoại rộng mở, đặt mình vào đúng dòng chảy của nhân loại. Ông có đồng tình với nhận định này?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Đây là một nhận định rất đúng. Tôi cho rằng, nhận định này bắt nguồn từ một trong những bài học rất quan trọng của Đảng ta, đó chính là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Việc phát huy sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đặc biệt là sức mạnh của nhân dân, của thế trận lòng dân, của lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc.

Bên cạnh đó chúng ta cũng tranh thủ sức mạnh của thời đại, dù tình hình thế giới biến chuyển phức tạp, song hòa bình, hợp tác vì phát triển vẫn là xu thế lớn và nguyện vọng thiết tha của các dân tộc. Đường lối và chính sách đối ngoại của ta đã luôn phù hợp với xu thế đó, qua đó tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế và các nguồn lực bên ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

PV: Điều này được thể hiện như thế nào trong thời kỳ chúng ta tiến hành cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Có thể thấy rõ nhận định này qua các thời kỳ cách mạng. Trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng ta đã nhận diện và tranh thủ được ba dòng thác cách mạng, đó là dòng thác xây dựng chủ nghĩa xã hội, dòng thác giải phóng dân tộc và dòng thác đòi dân chủ, dân sinh và bảo vệ hòa bình.

Ba dòng thác cách mạng này là nguồn cảm hứng, là ngọn cờ dẫn dắt và động lực đấu tranh của nhân loại tiến bộ trên thế giới. Việc tranh thủ ba dòng thác cách mạng đó đã góp phần vào thành công trong đấu tranh giải phóng dân tộc.

PV: Còn giai đoạn từ sau đổi mới đất nước đến nay thì sao thưa ông? 

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Đến giai đoạn đổi mới, Đảng ta đã kịp thời nhìn nhận, đánh giá đúng những chuyển biến quan trọng, đặc biệt là quy luật phát triển và các xu thế lớn trong sự vận động của thế giới có tác động đến công cuộc phát triển đất nước cũng như bảo vệ Tổ quốc như xu thế hòa bình, hợp tác phát triển, xu thế coi trọng luật pháp quốc tế, coi trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc. Đây là cơ sở quan trọng để xác định ưu tiên chiến lược của đất nước, cũng như những chủ trương, biện pháp để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta cũng đã kịp thời nhận diện những xu thế mới đang nổi lên như tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, xu thế dân chủ hóa quan hệ quốc tế cũng như sự phát triển vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ đang tạo ra những cơ hội và thách thức chưa từng có cho các nước, để từ đó kịp thời có những biện pháp tranh thủ những xu thế tích cực này phục vụ mục tiêu an ninh và phát triển của đất nước.

PV: Xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh nhìn từ góc độ đối ngoại, việc chúng ta mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòng có ý nghĩa như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Việc xây dựng một quân đội “tinh, gọn, mạnh” là chủ trương đúng đắn, kịp thời, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng ta, là sự phát triển của truyền thống dựng nước và giữ nước “Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh” của các thế hệ tiền nhân.

Việc xây dựng quân đội “tinh, gọn, mạnh” trước hết dựa trên sức mạnh trong nước, sức mạnh của thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận lòng dân. Nhưng đồng thời việc xây dựng quân đội “tinh, gọn, mạnh” sẽ càng có ý nghĩa hơn nữa với một mạng lưới bạn bè, đối tác tin cậy, hợp tác chân thành, cùng chia sẻ mục tiêu chung là bảo vệ hòa bình, an ninh. Thông qua mạng lưới đối tác như vậy chúng ta không chỉ tranh thủ được các nguồn lực, học hỏi kinh nghiệm để xây dựng quân đội “tinh, gọn, mạnh” mà còn cùng các đối tác đóng góp vào việc bảo vệ hòa bình, giải quyết các thách thức chung, nâng cao vị thế của quân đội Việt Nam trên thế giới.

PV: Theo ông, việc mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế về quốc phòng có đơn thuần chỉ là để chúng ta mua sắm thêm được nhiều loại vũ khí trang bị mới, để góp phần gia tăng tiềm lực quốc phòng của đất nước?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Tôi nghĩ rằng hoàn toàn không phải như vậy, mặc dù trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc tăng cường quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế về quốc phòng góp phần quan trọng vào việc hiện đại hóa quốc phòng, hiện đại hóa quân đội của chúng ta. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một khía cạnh của quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế về quốc phòng.

Trong giai đoạn hiện nay, hợp tác quốc phòng có ý nghĩa quan trọng hơn là tăng cường sự tin cậy chính trị với các đối tác trên thế giới. Một mặt quan hệ đối ngoại quốc phòng thể hiện mức độ sâu, rộng trong quan hệ vì quan hệ quốc phòng chỉ có thể diễn ra giữa các các đối tác có khuôn khổ quan hệ sâu và có sự tin cậy chính trị nhất định. Nhưng đồng thời việc mở rộng quan hệ quốc phòng với các đối tác sẽ góp phần làm gia tăng tin cậy chính trị. Do đó, trong việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với một số đối tác, một trụ cột không thể thiếu là việc mở rộng quan hệ đối ngoại quốc phòng và an ninh. 

PV: Khi đã có tin cậy về chính trị thì hợp tác về quốc phòng, một lĩnh vực luôn được coi là nhạy cảm cũng sẽ cởi mở hơn, thiết thực và hiệu quả hơn?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Đúng thế, thông qua hợp tác quốc phòng, chúng ta còn cùng với quân đội của các nước trao đổi kinh nghiệm và hợp tác để cùng tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho các thách thức an ninh của khu vực và toàn cầu như phòng, chống thiên tai, cướp biển, chống khủng bố, cứu hộ, cứu nạn trong những khu vực biển quốc tế. Đồng thời việc tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với các nước sẽ tạo điều kiện cho sự hội nhập quốc phòng, an ninh sâu rộng hơn của Việt Nam vào việc giải quyết những vấn đề an ninh chung của khu vực và toàn cầu, thể hiện vai trò có trách nhiệm của Việt Nam, nhất là trong những lĩnh vực như gìn giữ hòa bình, cứu hộ cứu nạn…

PV: Các nhà ngoại giao hay nói với nhau là khi nào các nhà quân sự cụng ly với nhau thì sẽ không có tiếng súng nổ. Và điều này chỉ có được khi mà thiết lập và tạo lập được lòng tin chiến lược hay là sự tin cậy về chính trị?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Một điểm rất quan trọng trong quan hệ quốc phòng, an ninh là tạo ra những cơ chế cho các nước liên quan có thể thu hẹp khác biệt. Thu hẹp khác biệt để giải quyết các vấn đề tồn tại trên tinh thần  thấu tình đạt lý, bằng những biện pháp hòa bình, bằng sự hiểu biết, thông qua trao đổi, thương lượng, qua đó giúp ngăn ngừa nguy cơ xung đột, nguy cơ chiến tranh từ sớm, từ xa. 

Chính vì thế, trước đổi mới chúng ta chỉ có quan hệ hợp tác quốc phòng với 30 nước, thì đến nay hợp tác quốc phòng của đã mở rộng đến hơn 100 nước. Chúng ta đã thiết lập các cơ quan tùy viên quốc phòng trực tiếp tại 33 nước cũng như kiêm nhiệm tại 41 nước và Liên Hợp Quốc. Tất cả các quan hệ hợp tác đó không đơn thuần liên quan đến mua sắm vũ khí mà phần nhiều là để tăng cường tin cậy chính trị, tăng cường hợp tác, tạo ra những cơ chế chung để giải quyết các vấn đề chung.   

PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng.                                    

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam tiếp tục đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa
Việt Nam tiếp tục đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa

VOV.VN - Như Đài TNVN đã đưa tin, chiều nay (20/8), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Sân bay Quốc tế Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong 3 ngày từ 18-20/8.

Việt Nam tiếp tục đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa

Việt Nam tiếp tục đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa

VOV.VN - Như Đài TNVN đã đưa tin, chiều nay (20/8), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Sân bay Quốc tế Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong 3 ngày từ 18-20/8.

Công tác thông tin đối ngoại góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam
Công tác thông tin đối ngoại góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam

VOV.VN - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn đề nghị Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố tiếp tục quán triệt Kết luận số 57 về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Qua đó, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại và những thành tựu về nhân quyền của Việt Nam.

Công tác thông tin đối ngoại góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam

Công tác thông tin đối ngoại góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam

VOV.VN - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn đề nghị Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố tiếp tục quán triệt Kết luận số 57 về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Qua đó, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại và những thành tựu về nhân quyền của Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

VOV.VN - Trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

VOV.VN - Trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam.