Thủ tướng: Các bộ ngành và địa phương phải “rờ gáy mình”

VOV.VN - Thủ tướng chỉ ra kỷ luật, kỷ cương hành chính ở một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa thực hiện tốt, cần phải đôn đốc, giải quyết.

Chiều 28/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị quyết của Quốc hội Khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2019.

Nhấn mạnh việc phát triển kinh tế phải gắn liền với xã hội chứ không phải kinh tế - (trừ) xã hội, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ, địa phương phải giải quyết các vấn đề bức xúc của dân, loại bỏ tình trạng quan liêu, xa dân, bệnh tham nhũng, đặc quyền đặc lợi, đặc biệt là tham nhũng vặt, mất lòng tin của nhân dân. 

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị quyết của Quốc hội Khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2019. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Đại diện hơn 10 địa phương phát biểu như Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Cao Bằng, Quảng Trị... từ các đầu cầu cho thấy bức tranh kinh tế xã hội tích cực của các địa phương và cả nước.

Hầu hết các địa phương đều đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội đề ra; đẩy mạnh cải cách hành chính, tin giản biên chế; xây dựng thành phố thông minh; thúc đẩy du lịch; phát triển cơ sở hạ tầng; nâng cao đời sống nhân dân; xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

Đánh giá về kết quả kinh tế xã hội đất nước cũng như công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ năm 2018, ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho rằng 2018 là một năm kinh tế chúng ta đạt được các mục tiêu rất ngoạn mục, trong đó nổi bật là tăng trưởng kinh tế 7,08%. Đạt được thành tựu đó là nhờ những nỗ lực rất to lớn của toàn Đảng, toàn dân, nhưng trong đó có vai trò rất quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

"Thủ tướng và Chính phủ đã có những hành động hết sức quyết liệt. Điều này cũng thể hiện ở các địa phương khi chúng tôi có những vấn đề đề xuất lên trên thì được giải quyết rất nhanh chóng. Và cách làm việc rất quyết liệt và cụ thể của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương…truyền cảm hứng cho chúng tôi, truyền cảm hứng cho cán bộ để cố gắng vươn lên, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội” - ông Nguyễn Đức Chính nói.

Nhiều địa phương như Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án theo hình thức xây dựng, chuyển giao BT.

Bên cạnh đề xuất này, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ sớm hoàn chỉnh và thông qua Luật Đầu tư Công (sửa đổi), vì trong quá trình triển khai đầu tư Luật Đầu tư Công năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành còn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc.

Các địa phương cũng bày tỏ sự đồng tình cao với phương châm của năm 2019 mà Chính phủ nêu ra, đó là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá”, đồng thời cam kết nỗ lực thực hiện tốt các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ.

Cùng chung nhận định với lãnh đạo các địa phương về việc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, kết quả kinh tế xã hội đạt khả quan là nhờ sự quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo điều hành. Ví dụ như lĩnh vực nông nghiệp, Thủ tướng đã liên tục làm việc với các bộ, địa phương và các đơn vị để chỉ đạo cụ thể và quyết liệt. Điều đó cùng với sự nỗ lực của các địa phương, doanh nghiệp, người nông dân, cũng góp phần quan trọng để nông nghiệp xuất khẩu đạt hơn 40 tỷ USD.

Tuy nhiên ông Nguyễn Xuân Cường nêu một số thách thức như tính bền vững của sản xuất nông nghiệp trước thiên tai; sản xuất nông nghiệp vẫn nhỏ lẻ mang tính hộ gia đình; hàng rào thuế quan đối với xuất khẩu nông sản...

“Tôi đồng tình rất cao cho mục tiêu đề ra năm 2019 của Nghị quyết. Chúng tôi cho rằng mục tiêu này đề ra là một mục tiêu tích cực và từ tiền đề này tất cả các khu vực đều phải phấn đấu cao hơn. Về giải pháp, chúng tôi sẽ tập trung cùng các địa phương, các Bộ, ban, ngành, các thành viên kinh tế và bà con nông dân làm sâu sắc hơn chương trình tái cơ cấu nông nghiệp. Thứ hai là đi vào tập trung chất  hơn để đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới. Thứ ba là tập trung nhóm giải pháp đồng bộ để nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại chủ động”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thì đề nghị tập trung chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ để nâng cao năng suất lao động hiện đang còn thấp. Bên cạnh đó, về diễn biến phức tạp của tình trạng tín dụng đen đang tấn công vào công nhân lao động, dẫn đến những tệ nạn xã hội.

“Vấn đề tín dụng đen đang diễn biến phức tạp trong dân cư, đang len lỏi đến từng ngõ xóm bản làng. Gần đây thì tấn công quyết liệt vào các khu công nhân. Do đó gây ra hệ lụy tệ nạn xã hội, số đề, cờ bạc. Chúng ta cần xử lý nghiêm tình trạng này, nhưng đồng thời chúng tôi cũng đề nghị quan tâm giải quyết nhu cầu có thật và chính đáng của người nghèo, người không có khả năng mà phải vay nóng lo cho cuộc sống, giải quyết các vấn đề cấp bách” - ông Đào Ngọc Dung đề nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, nhắc lại các chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải chú ý công tác xây dựng Đảng; quan tâm hơn nhiều hơn đến việc xây dựng và phát triển có hiệu quả văn hoá, xã hội.

Thủ tướng phát biểu kết luận Hội nghị Chính phủ với các địa phương. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Tiếp thu các ý kiến của các bộ, ngành và địa phương nêu ra tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh các dự thảo Nghị quyết 01 và 02 đã nêu rõ các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng sẽ xem xét và sớm ký để ban hành Nghị định, làm cơ sở cho các bộ, ngành và địa phương triển khai ngay từ đầu năm.

Trước khi nêu một số nhiệm vụ cụ thể năm 2019, Thủ tướng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của đất nước. Trong đó còn có sự lo lắng về sức chống chịu của nền kinh tế trước những biến động từ bên ngoài; nhiều địa phương và bộ, ngành thay đổi chậm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; các nguồn lực chưa được giải phóng, nhất là còn ít tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân, HTX có quy mô; sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Xã hội còn nhiều vấn đề cần giải quyết như bạo lực học đường, xã hội đen, tín dụng đen...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: “Tôi xin nói đây là kinh tế xã hội chứ không phải kinh tế - (trừ) xã hội. Vấn đề xã hội tồn tại còn thể hiện ở chỗ bệnh quan liêu, xa dân, bệnh tham nhũng, đặc quyền đặc lợi, đặc biệt là tham nhũng vặt, mất lòng tin của nhân dân. Trong bệnh viện, trong trường học, trong việc này việc khác, trong xin công việc ở bộ này, bộ kia, ở tỉnh này tỉnh kia còn nạn tham nhũng vặt không? Đến xã, huyện cần phong bì phong bao không? Những câu hỏi nhức nhối như vậy đối với người dân, theo điều tra xã hội học chúng ta phải khắc phục”. 

Thủ tướng cũng chỉ ra kỷ luật, kỷ cương hành chính ở một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa thực hiện tốt, giải quyết công việc chậm trễ, kéo dài khiến doanh nghiệp và người dân kêu ca. Do đó, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương phải “rờ gáy mình”, nhìn lại mình để đôn đốc, giải quyết.

Thủ tướng cũng nhắc nhở lãnh đạo các tỉnh, đó là Quốc hội giám sát và đã chỉ ra việc thực hiện Luật tiếp công dân và Luật Khiếu nại- Tố cáo chưa đầy đủ. Mới chỉ có 30% chủ tịch tỉnh thực hiện tiếp công dân theo Luật. Như vậy còn 70% chưa thực hiện đúng Luật, không đối thoại với dân. Đây là lý do việc Thủ tướng thành lập Tổ công tác đặc biệt mới đây có việc kiểm tra các thành ủy, tỉnh ủy và UBND các địa phương có thực hiện đúng Luật tiếp công dân hay không.

Về mục tiêu năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến khát vọng để đưa đất nước tiến lên, không chịu nghèo đói, lạc hậu, đặc biệt năm tới là thời điểm nhìn lại 50 năm thực thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tinh thần này phải được chuyển tải đến cán bộ, công chức ở từng bộ, ngành địa phương, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm của sự phát triển.

“Việc quản trị một quốc gia gần 100 triệu dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng không phải chuyện dễ dàng, nhưng đó cũng là yêu cầu của các thành viên Chính phủ, của các cấp chính quyền địa phương, phải làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, sát dân hơn, lắng nghe nhiều hơn, để Đảng và dân, dân và chính quyền cùng hành trình thúc đẩy công cuộc cách mạng nhanh hơn, tốt hơn; giảm thiểu các trục trặc trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đang lãnh đạo”, Thủ tướng nói.

Để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội, trong đó có nhiều mục tiêu cao hơn năm 2018, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành triển khai các nhiệm vụ đã được nêu tại Nghị quyết 01 và Nghị quyết 02 của Chính phủ quyết liệt và sáng tạo.

Trước mắt Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ tổng hợp các kiến nghị của các địa phương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết định sau khi nghe ý kiến của các bộ. Thủ tướng nêu ra một số liệu đáng mừng là trong tổng số 236 kiến nghị của các địa phương tại cuộc họp Chính phủ tháng 7/2018, thì đến nay đã có 231 kiến nghị đã được các bộ, ngành nghiên cứu giải quyết, đạt 99,2%.

Còn các kiến nghị của địa phương tại cuộc họp này, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ tập hợp, nghiên cứu, trình Thủ tướng và các Phó Thủ tướng xem xét giải quyết sau khi nghe ý kiến của các bộ. Trong đó, có vấn đề thực hiện các dự án theo hình thức BT mà nhiều địa phương kiến nghị tại hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong ngày mai (29/12) sẽ có phương án giải quyết. 

Thủ tướng cũng đồng tình với các địa phương về việc đẩy mạnh phân cấp phân quyền và chỉ đạo các bộ, ngành quán triệt việc phân cấp, phân quyền: “Tôi giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân chủ trì cùng các bộ có liên quan trình Chính phủ tiếp tục phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có liên quan. Trung ương thì làm chính sách pháp luật, hướng dẫn cụ thể các vấn đề liên ngành, liên vùng, tăng cường kiểm tra giám sát, vi phạm quy định, lợi ích nhóm. Trung ương không ôm vào, không để các địa phương ôm tài liệu ra bộ này bộ khác, xin việc này việc khác, xếp hàng chờ đợi; đến phòng khách của cơ quan này cơ quan kia để xin giấy tờ chờ đợi chuyện nọ chuyện kia. Phương thức quản lý đó lạc hậu rồi”.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành quyết liệt trong công tác phòng chống tham nhũng, chấn chỉnh tình trạng trì trệ trong giải quyết các công việc./.  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Chính phủ không bao giờ cho phép ngủ quên trên vòng nguyệt quế“
“Chính phủ không bao giờ cho phép ngủ quên trên vòng nguyệt quế“

VOV.VN -Thủ tướng: "Chính phủ không bao giờ cho phép ngủ quên trên vòng nguyệt quế, không chỉ 2017-2018 mà cả những năm tới, để thực hiện mục tiêu không để một người dân nào bị bỏ lại phía sau".

“Chính phủ không bao giờ cho phép ngủ quên trên vòng nguyệt quế“

“Chính phủ không bao giờ cho phép ngủ quên trên vòng nguyệt quế“

VOV.VN -Thủ tướng: "Chính phủ không bao giờ cho phép ngủ quên trên vòng nguyệt quế, không chỉ 2017-2018 mà cả những năm tới, để thực hiện mục tiêu không để một người dân nào bị bỏ lại phía sau".

Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

VOV.VN - Quốc hội dành cả ngày 26/10 thảo luận về kế hoạch phát triển KT-XH. Thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu nêu.

Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

VOV.VN - Quốc hội dành cả ngày 26/10 thảo luận về kế hoạch phát triển KT-XH. Thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu nêu.

Thủ tướng chủ trì họp phiên đầu tiên Tiểu ban Kinh tế-Xã hội
Thủ tướng chủ trì họp phiên đầu tiên Tiểu ban Kinh tế-Xã hội

VOV.VN - Phiên họp nhằm thống nhất kế hoạch công tác của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội từ nay đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Thủ tướng chủ trì họp phiên đầu tiên Tiểu ban Kinh tế-Xã hội

Thủ tướng chủ trì họp phiên đầu tiên Tiểu ban Kinh tế-Xã hội

VOV.VN - Phiên họp nhằm thống nhất kế hoạch công tác của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội từ nay đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Tuyệt nhiên không được chủ quan, thỏa mãn“
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Tuyệt nhiên không được chủ quan, thỏa mãn“

VOV.VN -Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lưu ý, đất nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nên không được chủ quan, thỏa mãn. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Tuyệt nhiên không được chủ quan, thỏa mãn“

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Tuyệt nhiên không được chủ quan, thỏa mãn“

VOV.VN -Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lưu ý, đất nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nên không được chủ quan, thỏa mãn. 

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Chính phủ với địa phương
Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Chính phủ với địa phương

VOV.VN - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương.

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Chính phủ với địa phương

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Chính phủ với địa phương

VOV.VN - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương.