Thủ tướng chủ trì hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy ngành cơ khí

VOV.VN - Sáng 24/9 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Việt Nam. 

Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo một số bộ, ngành và địa phương, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia và doanh nghiệp trong và ngoài nước. 

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, ngành cơ khí là một ngành công nghiệp then chốt, là cơ sở nền tảng, động lực cho sự phát triển của các quốc gia, nhất là với nước ta, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ngành cơ khí cung cấp máy móc thiết bị cho mọi lĩnh vực từ sản xuất đến tiêu dùng. Công nghiệp cơ khí chế tạo là động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển, gián tiếp tạo ra các sản phẩm thứ cấp có chất lượng, giá trị gia tăng cao, góp phần tạo việc làm và tăng trưởng. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, những năm qua, Đảng, Nhà nước coi trọng và có nhiều chính sách khuyến khích ngành cơ khí phát triển và trong nước đã hình thành một số ngành cơ khí có thế mạnh như cơ khí ô tô, xe máy, phụ tùng. Một số doanh nghiệp cơ khí có quy mô lớn và có sức cạnh tranh. Tại các địa phương cũng đã hình thành một số cụm, ngành cơ khí. 

Tuy nhiên, ngành còn thiếu nhiều sản phẩm có thương hiệu, quy mô doanh nghiệp cơ khí nhìn chung còn nhỏ, chất lượng sản phẩm còn thấp và giá thành còn cao, thiếu doanh nghiệp cơ khí lớn mang tầm quốc tế. 

Nhấn mạnh, yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của nước ta là phải có công nghiệp cơ khí hiện đại, Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, đánh giá thực trạng ngành cơ khí hiện nay, nêu những cơ hội và thách thức của ngành, những định hướng và giải pháp giúp ngành cơ khí phát triển, nhất là đề xuất cơ chế chính sách để khuyến khích ngành cơ khí phát triển. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu dự hội nghị

Theo báo cáo tại hội nghị, những năm gần đây, các ngành chế biến, chế tạo của nước ta chiếm tỷ trọng gần 40% trong tổng doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó ngành cơ khí chiếm hơn 36% tổng số mã ngành cấp 5 của công nghiệp chế biến, chế tạo.

Song, ngành cơ khí vẫn còn nhiều hạn chế về thị trường, trình độ khoa học công nghệ, nguyên phụ liệu, nguồn nhân lực. Hiện ngành cơ khí nước ta mới chỉ đáp ứng được khoảng 32% theo giá trị nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu 35% sản lượng ngành cơ khí vào năm 2020
Xuất khẩu 35% sản lượng ngành cơ khí vào năm 2020

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Xuất khẩu 35% sản lượng ngành cơ khí vào năm 2020

Xuất khẩu 35% sản lượng ngành cơ khí vào năm 2020

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Công nghiệp cơ khí khó phát triển vì mất nhiều đơn hàng lớn
Công nghiệp cơ khí khó phát triển vì mất nhiều đơn hàng lớn

VOV.VN - Nhà nước cần tính toán và có chính sách sao cho doanh nghiệp cơ khí trong nước có nhiều đơn hàng và thị trường để tái đầu tư phát triển.

Công nghiệp cơ khí khó phát triển vì mất nhiều đơn hàng lớn

Công nghiệp cơ khí khó phát triển vì mất nhiều đơn hàng lớn

VOV.VN - Nhà nước cần tính toán và có chính sách sao cho doanh nghiệp cơ khí trong nước có nhiều đơn hàng và thị trường để tái đầu tư phát triển.

Cơ khí Việt Nam yếu vì thường làm “trọn gói”
Cơ khí Việt Nam yếu vì thường làm “trọn gói”

VOV.VN - Ngành cơ khí Việt Nam thường làm tất cả các công đoạn nên đầu tư bị dàn trải, sản phẩm rất khó có khả năng cạnh tranh.

Cơ khí Việt Nam yếu vì thường làm “trọn gói”

Cơ khí Việt Nam yếu vì thường làm “trọn gói”

VOV.VN - Ngành cơ khí Việt Nam thường làm tất cả các công đoạn nên đầu tư bị dàn trải, sản phẩm rất khó có khả năng cạnh tranh.