Thủ tướng dự lễ khánh thành công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

VOV.VN - Chiều 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra và dự Lễ khánh thành Công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé. Đây một công trình vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa mang tính biểu tượng quan trọng đối với vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 là một trong những dự án quan trọng được thực hiện theo Nghị quyết số 120 của Chính phủ. Dự án có tính phức tạp cao, phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, xây dựng ở vùng có điều kiện tự nhiên phức tạp, chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, lún sụt đất, sự phát triển nội tại của vùng, đồng thời chịu tác động của hai chế độ thủy triều từ biển Đông và biển Tây với yêu cầu phải bảo đảm chặt chẽ, khoa học, hiệu quả.

Dự án có hiệu quả trực tiếp, điều tiết nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững cho vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên hơn 384 nghìn ha thuộc địa bàn 4 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu.

Công trình không chỉ kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông bộ, mà còn kết hợp với tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình phòng, chống thiên tai, nước biển dâng do bão, giảm ngập lụt, úng do lún, sụt đất; giảm thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Ngoài ra, công trình giúp tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng do không phải triển khai đắp các con đập tạm ven sông. Đây cũng là minh chứng cho thấy sự lớn mạnh, làm chủ công nghệ, khoa học kỹ thuật của đội ngũ thực hiện trong nước trước một dự án có cống kiểm soát triều lớn nhất trong cả nước cũng như Đông Nam Á.

Công trình Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách, đặc biệt khi triển khai trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Đến nay, Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 1 đã được hoàn thành, đủ điều kiện đưa vào khai thác sử dụng, đáp ứng lòng mong mỏi của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Việc dự án được đưa vào vận hành, khai thác theo đúng tiến độ đề ra, có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thay đổi diện mạo, bộ mặt nông thôn, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp phát triển bền vững tại ĐBSCL nói chung và các tỉnh vùng dự án nói riêng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của Nhân dân và tạo điểm nhấn kiến trúc ở miền Tây.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, ĐBSCL là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu. Phải thẳng thắn nhìn nhận ảnh hưởng đó đang ngày càng gia tăng, hiện hữu rõ nét hơn do sự nóng lên của Trái đất và việc khai thác tài nguyên nước quá mức trên thượng nguồn. Hiện tượng sụt lún với tốc độ nhanh, sạt lở bờ sông, bờ biển diễn ra ngày càng nghiêm trọng…

Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ được ban hành, đưa ra các giải pháp tổng thể, căn cơ cả trước mắt và lâu dài, định hình mô hình phát triển mới nhằm biến thách thức thành cơ hội để phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 rất quan tâm phát triển vùng ĐBSCL, xác định chính sách căn cơ, mang tính quyết định để phát triển ĐBSCL, tạo sinh kế, công ăn việc cho người dân là phải giải quyết nút thắt về hạ tầng, nhất là về giao thông, thủy lợi, hạ tầng chống biến đổi khí hậu, cũng như hạ tầng y tế, giáo dục…

Nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy liên kết phát triển KTXH các địa phương trong vùng, Chính phủ đã thành lập Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL. Mới đây nhất, Chính phủ cũng đã ban hành Quy hoạch Vùng ĐBSCL. Đây là Quy hoạch vùng đầu tiên trên cả nước được lập, thẩm định và phê duyệt, là cơ sở đặc biệt quan trọng để phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, Chính phủ xác định việc phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, phải gắn liền với phát triển thủy lợi, phải xem thủy lợi là trọng tâm để giải quyết các vấn đề còn tồn tại về nguồn nước. Muốn vậy, phải xây dựng được chiến lược đầu tư thủy lợi hợp lý với các giải pháp công trình và phi công trình một cách đồng bộ, hiệu quả. Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé là một trong những giải pháp như vậy.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương Bộ NNPT&NT, các Bộ, ban, ngành liên quan, Ban Quản lý Dự án, Tư vấn giám sát, các chuyên gia, nhà khoa học, các cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động đã phối hợp chặt chẽ, khắc phục rất nhiều khó khăn, thử thách, nỗ lực lớn, quyết tâm cao, làm việc ngày đêm để hoàn thành và đưa vào sử dụng Hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé vượt tiến độ yêu cầu, bảo đảm chất lượng công trình, an toàn trong suốt quá trình thi công. Thủ tướng cũng khen ngợi và cảm ơn chính quyền và nhân dân các tỉnh trong vùng đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Dự án hoàn thành.

Để đảm bảo công trình được đưa vào vận hành, khai thác an toàn, bền vững, đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của Dự án, Thủ tướng yêu cầu: Bộ NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức bàn giao, tiếp nhận, vận hành, khai thác theo đúng quy định.

Chính quyền và nhân dân các tỉnh vùng dự án hỗ trợ và phối kết hợp với Bộ NN&PTNT trong việc khai thác, sử dụng công trình, bảo vệ tuyệt đối an toàn công trình thủy lợi, giữ gìn môi trường cảnh quan sạch đẹp, xứng đáng với một công trình thủy lợi trọng điểm tại vùng ĐBSCL.

Đây là công trình lớn, có kiến trúc và cảnh quan đẹp, ấn tượng, vì vậy bên cạnh, phát huy hiệu quả công trình cho phát triển nông nghiệp, cần khai thác những giá trị khác của công trình, tạo điểm nhấn để phát triển du lịch.

Thủ tướng tin tưởng rằng, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bước vào thời kỳ phát triển mới với những bước đi đột phá và nhất định sẽ trở thành một vùng đất phát triển nhanh, bền vững; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu xây dựng lộ trình bình thường hóa với COVID-19
Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu xây dựng lộ trình bình thường hóa với COVID-19

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu xây dựng lộ trình bình thường hóa với COVID-19, coi COVID-19 như một bệnh bình thường (trong đó có lộ trình dỡ bỏ dần các hạn chế đối với người nhập cảnh, người mắc ở thể nhẹ, người tiếp xúc gần).

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu xây dựng lộ trình bình thường hóa với COVID-19

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu xây dựng lộ trình bình thường hóa với COVID-19

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu xây dựng lộ trình bình thường hóa với COVID-19, coi COVID-19 như một bệnh bình thường (trong đó có lộ trình dỡ bỏ dần các hạn chế đối với người nhập cảnh, người mắc ở thể nhẹ, người tiếp xúc gần).

Thủ tướng: Xây dựng thể chế phải lấy thực tiễn làm thước đo
Thủ tướng: Xây dựng thể chế phải lấy thực tiễn làm thước đo

VOV.VN - Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật diễn ra vào sáng 4/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung hơn nữa cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc.

Thủ tướng: Xây dựng thể chế phải lấy thực tiễn làm thước đo

Thủ tướng: Xây dựng thể chế phải lấy thực tiễn làm thước đo

VOV.VN - Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật diễn ra vào sáng 4/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung hơn nữa cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc.

Thủ tướng điện đàm với Giám đốc điều hành Chương trình COVAX
Thủ tướng điện đàm với Giám đốc điều hành Chương trình COVAX

VOV.VN - Chiều 3/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với bà Aurelia Nguyen, Giám đốc điều hành Chương trình COVAX.

Thủ tướng điện đàm với Giám đốc điều hành Chương trình COVAX

Thủ tướng điện đàm với Giám đốc điều hành Chương trình COVAX

VOV.VN - Chiều 3/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với bà Aurelia Nguyen, Giám đốc điều hành Chương trình COVAX.