Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Panama

(VOV) - Thủ tướng đề nghị Panama ủng hộ hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trên Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Chiều 25/10 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Tổng thống Panama Ricardo Martinelli Ricardo Martinelli đang ở thăm chính thức nước ta.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt hoan nghênh và đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ricardo Martinelli sẽ là dấu mốc quan trọng đưa quan hệ Việt Nam-Panama lên tầm cao mới.

Thủ tướng nhấn mạnh: quan hệ Việt Nam-Panama là quan hệ hữu nghị, truyền thống lâu đời. Kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác song phương thời gian qua đã mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của cả 2 nước. Tuy nhiên, kết quả hợp tác giữa 2 nước còn chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả 2 bên.

Thủ tướng đề nghị 2 bên cần tiếp tục triển khai khai hiệu quả các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa 2 nước, trước hết là thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch; đề nghị 2 bên sớm ký kết Hiệp định hợp tác thương mại-đầu tư Việt Nam-Panama; xúc tiến thành lập Ủy ban hợp tác giữa 2 Chính phủ; thúc đẩy hợp tác về khoa học-kỹ thuật, văn hóa…Thủ tướng cũng đề nghị Panama ủng hộ hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trên Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Bày tỏ cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của các nhà lãnh đạo Việt Nam, Tổng thống Ricardo Martinelli cho biết đây là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ Panama tới Việt Nam với mong muốn sẽ làm tất cả những gì có thể để tăng cường và thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.

Tổng thống Panama cũng cảm ơn và đánh giá cao thiện chí hợp tác của Việt Nam; khẳng định sẽ nỗ lực hết mình để cùng với phía Việt Nam triển khai hiệu quả các lĩnh vực hợp tác theo đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhất là  sớm ký kết Hiệp định hợp tác thương mại-đầu tư Việt Nam-Panama vào cuối năm 2012.

Tổng thống Ricardo Martinelli bày tỏ mong muốn Việt Nam ủng hộ Panama trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là ở Liên Hiệp Quốc; mong muốn Việt Nam hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực thế mạnh là sản xuất lúa gạo, cà phê.. Tổng thống Ricardo Martinelli khẳng định Panama luôn sẵn sàng trao đổi, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong lĩnh vực thế mạnh là xây dựng cơ sở hạ tầng cầu cảng, cảng biển. Đồng thời đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác giáo dục-đào tạo, trao đổi học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên sang học tập, giảng dạy ở mỗi nước, đây là hoạt động thiết thực nhằm tăng cường tình đoàn kết, sự hiểu biến lẫn nhau giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Panama./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Panama sẵn sàng là cầu nối Việt Nam với Mỹ Latin
Panama sẵn sàng là cầu nối Việt Nam với Mỹ Latin

(VOV) -Tổng thống Panama khẳng định, nước này sẵn sàng triển khai các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Panama sẵn sàng là cầu nối Việt Nam với Mỹ Latin

Panama sẵn sàng là cầu nối Việt Nam với Mỹ Latin

(VOV) -Tổng thống Panama khẳng định, nước này sẵn sàng triển khai các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Nga và Panama
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Nga và Panama
Tổng thống Panama lần đầu tiên sang thăm Việt Nam
Tổng thống Panama lần đầu tiên sang thăm Việt Nam

(VOV) - Năm 2002 Việt Nam chính thức mở Đại sứ quán tại Panama và năm 2006 Panama mở Đại sứ quán tại Việt Nam.

Tổng thống Panama lần đầu tiên sang thăm Việt Nam

Tổng thống Panama lần đầu tiên sang thăm Việt Nam

(VOV) - Năm 2002 Việt Nam chính thức mở Đại sứ quán tại Panama và năm 2006 Panama mở Đại sứ quán tại Việt Nam.

Việt Nam tham dự IPU 124 tại Panama
Việt Nam tham dự IPU 124 tại Panama

Việt Nam đề xuất IPU cần phát huy tối đa vai trò của Nghị viện giải quyết các thách thức toàn cầu về chính trị, kinh tế và xã hội

Việt Nam tham dự IPU 124 tại Panama

Việt Nam tham dự IPU 124 tại Panama

Việt Nam đề xuất IPU cần phát huy tối đa vai trò của Nghị viện giải quyết các thách thức toàn cầu về chính trị, kinh tế và xã hội