Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 3 của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội

VOV.VN - Chiều 23/8, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 3 của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội. Tại phiên họp, lãnh đạo các bộ ngành, địa phương đã đưa ra nhiều ý tâm huyết, trách nhiệm, phân tích sâu sắc, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, góc nhìn để tiếp tục triển khai các công việc của Tiểu ban và hoàn thiện dự thảo Báo cáo trình Bộ Chính trị, Hội nghị T.Ư 10 sắp tới.

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ rõ bối cảnh, tình hình thế giới, khu vực và trong nước trong đó nêu rõ, nền kinh tế tiếp tục chịu “tác động kép” của những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài; trong khi đó, nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu, khả năng cạnh tranh hạn chế.

Về kết quả đạt được Thủ tướng lưu ý bổ sung các thông tin, số liệu để minh chứng rõ nét một số kết quả nổi bật như kiểm soát thành công dịch bệnh COVID-19; nhanh chóng chuyển trạng thái, đưa các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại bình thường; đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, đời sống của nhân dân.

Chúng ta cơ bản đạt được các mục tiêu đã đề ra, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm; Triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển KTXH với tổng nguồn lực gần 350 nghìn tỷ đồng.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Xuất siêu liên tiếp, thuộc nhóm 20 nước có quy mô thương mại hàng đầu thế giới; bội chi NSNN kiểm soát tốt trong giới hạn cho phép; tiết kiệm được 680 nghìn tỷ từ nguồn NSNN để thực hiện chính sách cải cách tiền lương; môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện; thu hút FDI tiếp tục là điểm sáng.

Lập và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch; 3 đột phá chiến lược được đẩy mạnh; Cải cách thủ tục hành chính được thúc đẩy mạnh mẽ, góp phần tiết giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân. Tập trung sắp xếp, kiện toàn, cắt giảm tổ chức, bộ máy của các bộ, cơ quan, địa phương. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới.

Chuyển đổi số, triển khai Đề án 06 được đẩy mạnh theo hướng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, hình thành hệ sinh thái công dân số.

Tập trung xử lý, tháo gỡ nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài. Hoàn thành và đưa vào vận hành nhiều dự án điện lớn, quan trọng…

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, lao động, môi trường đạt nhiều thành tựu. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng lên. Công tác dân tộc, tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc được chú trọng.

Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

Đối ngoại, hội nhập quốc tế được thúc đẩy mạnh mẽ, toàn diện, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, ổn định, bền vững trên tất cả các lĩnh vực; vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam được nâng cao.

Cùng với việc chỉ rõ những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế Thủ tướng đã nêu rõ quan điểm: Lấy phát triển, đột phá để ổn định nhất là đẩy mạnh đột phá về thể chế để huy động mọi nguồn lực mà đặc biệt là nguồn lực tư nhân, nguồn lực ngoài nhà nước, tăng cường hợp tác công tư để tạo ra nguồn lực, tạo ra sức mạnh tổng hợp về tài chính để phát triển hạ tầng liên quan đến giao thông, y tế, giáo dục, thể thao, văn hóa và các công trình dự án quan trọng khác của quốc gia.

Thủ tướng chỉ rõ, đột phá thể chế để đẩy mạnh được đổi mới sáng tạo, tận dụng được thành quả của cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4, rồi trí tuệ nhân tạo điện toán đám mây...; Đột phá thể chế để  xây dựng được cơ chế phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí. Đi đôi với đó là phải xây dựng được các tập đoàn kinh tế dân tộc và tập trung tháo gỡ cái khó khăn cho các doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn nữa về thể chế theo hướng thông thoáng, đột phá hạ tầng chiến lược thì phải thông suốt nhất là hạ tầng giao thông, đột phá về quản trị quốc gia thì phải thông minh, Thủ tướng đề nghị tiếp thu và chỉ rõ những đột phá này, không đưa ra một cách chung chung.

Phải xác định kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, mọi hoạt động phải tập trung cho kinh tế và gắn với 3 đột phá chiến lược, trong đó Thủ tướng chỉ rõ, đổi mới sáng tạo, lập nghiệp cũng là đột phá, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của dân tộc, phát triển văn hóa phải ngang tầm với kinh tế, ngang tầm với xã hội. Phải đảm bảo công bằng tiến bộ xã hội, không để ai bỏ lại phía sau.

Song song với đó là đảm bảo quốc phòng an ninh và thúc đẩy đối ngoại là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên. Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội, thực hiện các đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, nhưng đa dạng hóa, đa phương hóa, để tranh thủ các nguồn lực ở bên ngoài cho phát triển đất nước.

Bên cạnh đó là tập trung phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, thiết kế công cụ giám sát kiểm tra mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn. Kiên quyết cắt giảm các cái thủ tục hành chính rườm rà và đặc biệt là cơ chế xin cho, tạo ra môi trường tham nhũng tiêu cực.

Thủ tướng cũng chỉ rõ, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, công tác cán bộ là then chốt của then chốt, xây dựng hệ thống chính quyền, Chính phủ liêm chính, hành động, vì nhân dân phục vụ.

Thủ tướng cũng yêu cầu đề cập, cập nhật thêm nhiều nội dung quan trọng khác trong báo cáo như: làm mới ba động lực tăng trưởng truyền thống đó là xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng. Đẩy mạnh kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức... để tiếp tục xác định thực hiện trong nhiệm kỳ tới đây.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN lần thứ 3
Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN lần thứ 3

VOV.VN - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone, sáng ngày 23/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN lần thứ 3 với chủ đề "Thúc đẩy nền kinh tế chăm sóc và khả năng tự cường hướng tới Cộng đồng ASEAN sau năm 2025".

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN lần thứ 3

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN lần thứ 3

VOV.VN - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone, sáng ngày 23/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN lần thứ 3 với chủ đề "Thúc đẩy nền kinh tế chăm sóc và khả năng tự cường hướng tới Cộng đồng ASEAN sau năm 2025".

Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

VOV.VN - Sáng nay (23/8), Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ. Theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 21/8/2024, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Võ Tấn Đức. 

Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

VOV.VN - Sáng nay (23/8), Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ. Theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 21/8/2024, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Võ Tấn Đức. 

Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.